[Toán 11] Bài mới ....hay.....:D

E

eternal_fire

Chứng minh a>0 , n thuộc N* thì [TEX]\sqrt{a +\sqrt{a+.......\sqrt{a}}}[/TEX] < [TEX]\frac{1+ \sqrt{4a+1}}{2}[/TEX]
Trong đó có n dấu căn.

Đặt [TEX]x_k=\sqrt{a +\sqrt{a+.......\sqrt{a}}}[/TEX] (k dấu căn)

Dễ thấy k=1 thì bpt đã cho đúng
giả sử bpt đã cho đúng với k=n-1
Ta cần chứng minh [TEX]x_n<\frac{1+ \sqrt{4a+1}}{2}[/TEX]
Ta thấy [TEX]x_n^2=a+x_{n-1}[/TEX]
đpcm tương đương [TEX]x_n^2<\frac{1+2\sqrt{4a+1}+4a+1}{4}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow a+x_{n-1}<\frac{1+\sqrt{4a+1}}{2}+a[/TEX]
Từ giả sử suy ra điều trên đúng
Vậy theo nguyên lí quy nạp ta có đpcm
 
Q

quynhdihoc

Bài tiếp nhé các bạn:
Cho 0<= k <= n
CM:
[TEX] C_ {2n+k}^{n}[/TEX] . [TEX]C_{2n-k}^{n}[/TEX] <= [TEX]( C_ {2n}^{n}) ^2[/TEX]
 
E

eternal_fire

Bài tiếp nhé các bạn:
Cho 0<= k <= n
CM:
[TEX] C_ {2n+k}^{n}[/TEX] . [TEX]C_{2n-k}^{n}[/TEX] <= [TEX]( C_ {2n}^{n}) ^2[/TEX]

Đặt [TEX]a_k=C_ {2n+k}^{n} . C_{2n-k}^{n}[/TEX] với [TEX]0\leq k \leq n[/TEX]
Ta có [TEX]\frac{a_k}{a_{k+1}}=\frac{n+k+1}{2n+k+1}.\frac{2n-k}{n-k}=\frac{2n^2+n(k+2)-k(k+1)}{2n^2-(k-1)n-(k+1)k}>1[/TEX]

Suy ra [TEX]a_k \geq a_{k+1}[/TEX] với [TEX]0 \leq k\leq n[/TEX]
Suy ra [TEX]a_k \leq a_0[/TEX]
đpcm
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhdihoc

Hj, anh eternal_fire giỏi thiệt đó. Cám ơn anh nhiều nghen.
Giờ em sẽ post thêm bài nữa nè. ^^!

tìm hệ số lớn nhất trong khai triển (1/2 + 2x/3 )^10

Mời các bạn tiếp tục suy nghĩ nha.
 
E

eternal_fire


tìm hệ số lớn nhất trong khai triển (1/2 + 2x/3 )^10

Mời các bạn tiếp tục suy nghĩ nha.

Hệ số trong khai triển biểu thức trên có dạng [TEX]x_k=C_{10}^k.(\frac{1}{2})^k.(\frac{2}{3})^{10-k}[/TEX] với [TEX]0 \leq k \leq 10[/TEX]
Ta có [TEX]\frac{x_k}{x_{k+1}}=\frac{C_{10}^k.\frac{4}{3}}{C_{10}^{k+1}}=\frac{4.(k+1)}{3.(10-k)}[/TEX]
[TEX]\frac{x_k}{x_{k+1}}>1 [/TEX] với [TEX]k \geq 4[/TEX]
Suy ra [TEX]x_4>x_5>...x_{10}[/TEX]
[TEX]\frac{x_k}{x_{k+1}}>1 [/TEX] với [TEX]k \leq 3 [/TEX]
Suy ra [TEX]x_4>x_3>x_2>x_1>x_0 [/tex]
Vậy hệ số lớn nhất là [TEX]x_4[/TEX]
 
X

xilaxilo

trời ơi. anh này làm nhanh thế. chưa kịp gõ xong để post bài. thui thì đưa ra cách làm vậy.
vs dạng này thì cứ lập hệ so sánh
[TEX]a_k > a_{k+1}[/TEX]
và [TEX]a_k>a_{k-1}[/TEX]
từ đó giải ra k (k là số nguyên)
nhưng k của tớ =5
 
Last edited by a moderator:
M

mcdat

Mọi người làm típ mấy bài hay này:
1: [TEX]\text {Cho} n \in \ N*. \text {CMR} C^n_{2n} \equiv 0 \pmod{n+1}[/TEX]

2: [TEX]\text {Tim} k \in \ N* \text {min sao cho:} \frac{kC^{n+m}_{2n}}{n+m+1} \in \ N \forall n, m \in \ N \text{;} m \leq n , m \geq 1 [/TEX]

3: Cho [TEX]n \in N*[/TEX]. CMR:

[TEX]C^1_nx(1-x)^{n-1}+2C^2_nx^2(1-x)^{n-2}+....+ kC^k_nx^k(1-x)^{n-k} + .... + nC^n_nx^n = nx[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
E

eternal_fire

Mọi người làm típ mấy bài hay này:
1: [TEX]\text {Cho} \\\ n \in \ N*. \text {CMR} \\\ C^2_{2n} \equiv 0 \pmod{n+1}[/TEX]


3: Cho [TEX]n \in N*[/TEX]. CMR:

[TEX]C^1_nx(1-x)^{n-1}+2C^2_nx^2(1-x)^{n-2}+....+ kC^k_nx^k(1-x)^{n-k} + .... + nC^n_nx^n = nx[/TEX]

Bài 1: Cho n=4 [TEX]C_8^2=28 [/TEX] không chia hết cho 5 như vậy đề bài sai,nếu là tìm n thì dùng định nghĩa là ra
Bai3: Ta có [TEX]kC_n^k=k.\frac{n!}{k!(n-k)!}=n.\frac{(n-1)!}{(k-1)!(n-k)!}=nC_{n-1}^{k-1}[/TEX]
Suy ra [TEX]C^1_nx(1-x)^{n-1}+2C^2_nx^2(1-x)^{n-2}+....+ kC^k_nx^k(1-x)^{n-k} + .... + nC^n_nx^n =nx.(C_{n-1}^0 (1-x)^{n-1}+C_{n-1}^1 x(1-x}^{n-2}+...+C_{n-1}^{n-1} x^{n-1})=nx(1-x+x)^{n-1}=nx[/TEX]
đpcm
 
M

mcdat

Mọi người làm típ mấy bài hay này:
1: [TEX]\text {Cho} n \in \ N*. \text {CMR} C^n_{2n} \equiv 0 \pmod{n+1}[/TEX]

2: [TEX]\text {Tim} k \in \ N* \text {min sao cho:} \frac{kC^{n+m}_{2n}}{n+m+1} \in \ N \forall n, m \in \ N \text{;} m \leq n , m \geq 1 [/TEX]

3: Cho [TEX]n \in N*[/TEX]. CMR:

[TEX]C^1_nx(1-x)^{n-1}+2C^2_nx^2(1-x)^{n-2}+....+ kC^k_nx^k(1-x)^{n-k} + .... + nC^n_nx^n = nx[/TEX]
Đề đúng mình đã sửa rồi, mới chỉ một bài được giải quyết, mọi người tiếp tục giúp mình giải 2 bài còn lại đi . Thank:)&gt;-
 
E

eternal_fire

Bài 1: [TEX]\frac{C_{2n}^n}{n+1}=\frac{(2n)!}{n!(n+1)!}=\frac{(2n)! (n+1-n)}{n!(n+1)!}=\frac{(2n)!(n+1)}{n!(n+1)!}-\frac{(2n)!n}{n!(n+1)!}=C_{2n}^n-C_{2n}^{n-1}[/TEX]
đpcm
 
Q

quynhdihoc

Mình có bài mới mong các bạn hết sức ủng hộ.
Thanks nhiều :)


cho tam giác ABC : [TEX]tan\frac{A}{2}[/TEX];[TEX]tan\frac{B}{2}[/TEX];[TEX]tan\frac{C}{2}[/TEX] theo thứ tự lập thành CSC.

a, CM: cos A, cos B, cos C theo thứ tự lập thành CSC. Tìm giá trị Min của góc B.

b, cot A, cot B, cot C thứ tự lập thành cấp số cộng. Cm: [TEX]sin^2A[/TEX];[TEX]sin^2B[/TEX];[TEX]sin^2C[/TEX] lập CSC.

c, Tìm m để 4 nghiệm của [TEX]x^4 - 2.(m-1) x^2 + 2m+1 =0[/TEX] lập CSC.

d, Tìm m, n để [TEX]x^3 +3x^2 - (24+m) .x - 26 - n=0[/TEX] có 3 nghiệm lập thành CSC
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminh44

Mình có bài mới mong các bạn hết sức ủng hộ.
Thanks nhiều :)


cho tam giác ABC : [TEX]tan\frac{A}{2}[/TEX];[TEX]tan\frac{B}{2}[/TEX];[TEX]tan\frac{C}{2}[/TEX] theo thứ tự lập thành CSC.

a, CM: cos A, cos B, cos C theo thứ tự lập thành CSC. Tìm giá trị Min của góc B.

b, cot A, cot B, cot C thứ tự lập thành cấp số cộng. Cm: [TEX]sin^2A[/TEX];[TEX]sin^2B[/TEX];[TEX]sin^2C[/TEX] lập CSC.

c, Tìm m để 4 nghiệm của [TEX]x^4 - 2.(m-1) x^2 + 2m+1 =0[/TEX] lập CSC.

d, Tìm m, n để [TEX]x^3 +3x^2 - (24+m) .x - 26 - n=0[/TEX] có 3 nghiệm lập thành CSC

Gỉa sử phương trình [TEX]x^4 - 2.(m-1) x^2 + 2m+1 =0[/TEX] có 4 nghiệm lập thành cấp số cộng.

Có thể gọi 3 nghiệm là [TEX]x_1=a-3t; x_2=a-t; x_3=a+t; x_4=a+3t [/TEX] (công bội 2t)

Áp dụng định lí Viét cho phương trình bậc 4 ta có

1.[TEX]x_1 +x_2+x_3+x_4=4a=0 \Leftrightarrow a=0[/TEX]

2.[TEX]x_1x_2+x_1x_3+x_1x_4+x_2x_3+x_2x_4+x_3x_4=2(1-m)[/TEX]

3.[TEX]x_1x_2x_3+x_1x_2x_4+x_1x_3x_4+x_2x_3x_4=0[/TEX]

4.[TEX]x_1x_2x_3x_4=2m+1[/TEX]

Với a=0 các bạn giải hệ này vô cùng đơn giản. Làm tiếp nhé :) Nhớ là sau khi tìm m, nên thử lại.

Với phương trình bậc 3 thì có thể đặt các nghiệm là a-t ; a ; a+t rồi làm tương tự .

Bài dạng này không nên giải phương trình tìm nghiệm theo m rồi mới tìm điều kiện cấp số.:)
 
N

nguyenminh44

Mình có bài mới mong các bạn hết sức ủng hộ.
Thanks nhiều :)


cho tam giác ABC

b, cot A, cot B, cot C thứ tự lập thành cấp số cộng. Cm: [TEX]sin^2A[/TEX];[TEX]sin^2B[/TEX];[TEX]sin^2C[/TEX] lập CSC.


Theo giả thiết ta có [TEX]cotA+ cotC=2cotB \Leftrightarrow \frac{cosA}{sinA}+\frac{cosC}{sinC}=2\frac{cosB}{sinB}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \frac{sinA.cosC+sinC.cosA}{sinA. sinC}=2\frac{cosB}{sinB}[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow sin^2B=2sinAsinCcosB[/TEX]

Mặt khác [TEX]sin^2A+sin^2C=\frac{1-cos2A+1-cos2C}{2}=1-cos(A+c)cos(A-C)[/TEX]

[TEX]=sin^2B+cos^2B+cosB.cos(A-C)=sin^2B+cosB(cos(A-C)-cos(A+C))[/TEX]

[TEX] = sin^2B+2cosBsinAsinC=2sin^2B[/TEX]

Vậy [TEX]sin^2A+sin^2C=2sin^2B[/TEX] đpcm
 
K

kimthienbang

ai đó giải dùm minh bài này nha
Cho 3 số a,b,c có tổng bằng 114. 3 số này là các số hạng u1,u2,u3 của 1 cấp số nhân và cũng là các số hạng u1,u2,u25 của 1 cấp số cộng. tìm 3 số đó
 
K

kimthienbang

bài này nữa nè
chứng minh rằng nếu 3 số m,n,p đồng thời là các số hạng u5,u17,u37 của 1 cấp số nhân và của 1 cấp số cộng thì tích:
[m^(n-p)] [n^(p-m)][p^(m-n)]=1
 
T

trung0123

Chứng minh a>0 , n thuộc N* thì [TEX]\sqrt{a +\sqrt{a+.......\sqrt{a}}}[/TEX] < [TEX]\frac{1+ \sqrt{4a+1}}{2}[/TEX]
Trong đó có n dấu căn.

Đặt [TEX]x_1=\sqrt{a}[/TEX]
[TEX]... x_n=\sqrt{a+\sqrt{a}+...+a+\sqrt{a}} (!)[/TEX]
[TEX]x_n \geq x_{n-1}[/TEX]
[TEX]a=0[/TEX] BĐT đúng
a khác 0
[TEX](!) \Rightarrow x^{2}_{n}=a+x_{n-1} [/TEX]
Xét [TEX]f(t)=t^2-t-a <0[/TEX]
Định lí đảo tam thức bậc [TEX]2 [/TEX]\Rightarrow [TEX]dpcm[/TEX]
 
T

thancuc_bg

Đặt [TEX]x_1=\sqrt{a}[/TEX]
[TEX]... x_n=\sqrt{a+\sqrt{a}+...+a+\sqrt{a}} (!)[/TEX]
[TEX]x_n \geq x_{n-1}[/TEX]
[TEX]a=0[/TEX] BĐT đúng
a khác 0
[TEX](!) \Rightarrow x^{2}_{n}=a+x_{n-1} [/TEX]
Xét [TEX]f(t)=t^2-t-a <0[/TEX]
Định lí đảo tam thức bậc 2\Rightarrow [TEX]dpcm[/TEX]
cái này giờ ko đc dùng nữa.:),,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Gỉa sử phương trình [TEX]x^4 - 2.(m-1) x^2 + 2m+1 =0[/TEX] có 4 nghiệm lập thành cấp số cộng.

Có thể gọi 3 nghiệm là [TEX]x_1=a-3t; x_2=a-t; x_3=a+t; x_4=a+3t [/TEX] (công bội 2t)

Áp dụng định lí Viét cho phương trình bậc 4 ta có

1.[TEX]x_1 +x_2+x_3+x_4=4a=0 \Leftrightarrow a=0[/TEX]

2.[TEX]x_1x_2+x_1x_3+x_1x_4+x_2x_3+x_2x_4+x_3x_4=2(1-m)[/TEX]

3.[TEX]x_1x_2x_3+x_1x_2x_4+x_1x_3x_4+x_2x_3x_4=0[/TEX]

4.[TEX]x_1x_2x_3x_4=2m+1[/TEX]

Với a=0 các bạn giải hệ này vô cùng đơn giản. Làm tiếp nhé :) Nhớ là sau khi tìm m, nên thử lại.

Với phương trình bậc 3 thì có thể đặt các nghiệm là a-t ; a ; a+t rồi làm tương tự .

Bài dạng này không nên giải phương trình tìm nghiệm theo m rồi mới tìm điều kiện cấp số.:)


:eek:
Mình có bài mới mong các bạn hết sức ủng hộ.
Thanks nhiều :)


cho tam giác ABC : [TEX]tan\frac{A}{2}[/TEX];[TEX]tan\frac{B}{2}[/TEX];[TEX]tan\frac{C}{2}[/TEX] theo thứ tự lập thành CSC.

a, CM: cos A, cos B, cos C theo thứ tự lập thành CSC. Tìm giá trị Min của góc B.

b, cot A, cot B, cot C thứ tự lập thành cấp số cộng. Cm: [TEX]sin^2A[/TEX];[TEX]sin^2B[/TEX];[TEX]sin^2C[/TEX] lập CSC.

c, Tìm m để 4 nghiệm của [TEX]x^4 - 2.(m-1) x^2 + 2m+1 =0[/TEX] lập CSC.

d, Tìm m, n để [TEX]x^3 +3x^2 - (24+m) .x - 26 - n=0[/TEX] có 3 nghiệm lập thành CSC
giờ mới thyấ cái này,làm như anh mèo chắc dài chít mất.:D.Ôn cái này để đi thi :))
a/[TEX]\tan\frac{A}{2}+\tan\frac{C}{2}=2\tan\frac{B}{2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow\sin\frac{A}{2}.\cos\frac{B}{2}.cos\frac{C}{2}+\sin\frac{C}{2}.\cos\frac{A}{2}.\cos\frac{B}{2}=2\sin\frac{B}{2}.\cos\frac{A}{2}.\frac{C}{2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow\cos\frac{B}{2}.\cos\frac{B}{2}=\sin\frac{B}{2}(\cos\frac{B}{2}+\cos\frac{A-C}{2})[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow\frac{1+cosB}{2}=\frac{1-cosB}{2}+\frac{cosA+cosC}{2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow2cosB=cosA+cosB (dpcm)[/TEX]
c/
đặt[TEX]x^2=t[/TEX]
\Leftrightarrow[TEX]x^2-2(m-1)x+2m+1=0(2)[/TEX]
pt (1) có 4 nghiệm pb\Leftrightarrow(2) có 2 nghiệm pb thỏa mãn.
0<t1<t2
\Leftrightarrow[TEX]\left{\Delta>0\\S>0\\P>0[/TEX]
4 nghiệm pt(1) là:[TEX]x_1=-\sqrt{t_2};x_2=-\sqrt{T_1};x_3=\sqrt{t_1};x_4=\sqrt{t_2}[/TEX]
4 nghiệm x1;x2;x3;x4 lập thành CSC
[TEX]\Leftrightarrow\left{x_2-x_1=x_3-x_2\\x_3-x_2=x_4-x_3[/TEX]
\Leftrightarrowt_2=9t_1*
theo viet[TEX]\left{t_1+t_2=2(m-1)\\t1.t2=2m+1[/TEX]
d/gọi pt có 3 nghiệm lập thành cấp số cộng:[TEX]x_o-d;x_0;x_o+d[/TEX]
[TEX]x^3+3x^2-(24+m)x-26-n=[x-(x_0-d)](x_0-d)[x-(x_o+d)]=x^3-2x^2x_0+(3x_0^2-d^2)x-x_O^2+d^2x_0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow\left{-(24+m)=3x_0^2-d^2\\-26-n=-x_0^3+d^2x_0[/TEX]
cái kia n hay m vậy..
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminh44

:eek:
giờ mới thyấ cái này,làm như anh mèo chắc dài chít mất.:D.Ôn cái này để đi thi :))
Dài là dài thế nào? :D
Gỉa sử phương trình [TEX]x^4 - 2.(m-1) x^2 + 2m+1 =0[/TEX] có 4 nghiệm lập thành cấp số cộng.

Có thể gọi 3 nghiệm là [TEX]x_1=a-3t; x_2=a-t; x_3=a+t; x_4=a+3t [/TEX] (công bội 2t)

Áp dụng định lí Viét cho phương trình bậc 4 ta có

[TEX]\left { x_1 +x_2+x_3+x_4=0 \\ x_1x_2+x_1x_3+x_1x_4+x_2x_3+x_2x_4+x_3x_4=2(1-m) \\ x_1x_2x_3+x_1x_2x_4+x_1x_3x_4+x_2x_3x_4=0 \\ x_1x_2x_3x_4=2m+1[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow \left {a=0 \\ -10t^2=2(1-m) \\ 9t^4=2m+1[/TEX]

Gọn hơn của bé nhiều :D
 
N

ngomaithuy93

Thêm mấy bài nữa nhờ mọi người giải giúp:
1. Số 103! có bao nhiêu chữ số 0 tận cùng?
2. Phương trình x+y+z=7 có bao nhiêu bộ nghiệm (x,y,z) nguyên và ko âm?
3. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 6 chữ số đôi một khác nhau trong đó có mặt chữ số 0 nhưng ko có chữ số 1?
4. Tính tổng tất cả các hoán vị của số 123456.
 
Top Bottom