Toán 10 vécto

H

hocsinhchankinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho ngũ giác đều ABCDE. O là tâm ngũ giác đều. CMR:
$\overrightarrow{OA}$+$\overrightarrow{OB}$+ $\overrightarrow{OC}$ +$\overrightarrow{OD}$ + $\overrightarrow{OE}$ = $\overrightarrow{0}$
_______________________________________________________________________
PLEASE HELP ME. I DON;T KNOW HƠ TO FINISH THIS.
 
Last edited by a moderator:
H

huynhbachkhoa23

Giả sử $R_{x}\left(\vec{a}\right)$ là một vector thỏa mãn $\left(\vec{a},R_{x}\left(\vec{a}\right)\right) = x$ và $\left|R_{x}\left(\vec{a}\right)\right|=\left|\vec{a}\right|$
Khi đó nếu $R_{x}\left(\vec{a}\right)=0$ thì $\left|R_{x}\left(\vec{a}\right)\right|=0$ nên $\vec{a}=0$, ngược lại đúng.
Theo hệ thức Salor thì $\left(\vec{a}, \vec{b}\right)=\left(a,R_{x}\left(\vec{a}\right) \right)+\left(R_{x}\left(\vec{b}\right), \vec{b}\right)+\left(R_{x}\left(\vec{a}\right), R_{x}\left(\vec{b}\right)\right)=\left(R_{x}\left(\vec{a}\right), R_{x}\left(\vec{b}\right)\right)$
Từ đây ta có ngay $\vec{a}\vec{b}=R_{x}\left( \vec{a}\right)R_{x}\left( \vec{b} \right)$. Khi đó ta có $R_{x}\left(\vec{u}\right)\left(R_{x}\left(\vec{a}+\vec{b}\right)-R_{x}\left(\vec{a}\right)-R_{x}\left(\vec{b}\right)\right)=\vec{u}\left(\vec{a}+\vec{b}\right)-\vec{u}\vec{a}-\vec{u}\vec{b}=0$ với $\vec{u}\ne 0$ nên $R_{x}\left(\vec{a}+\vec{b}\right)=R_{x}\left(\vec{a}\right)+R_{x}\left(\vec{b}\right)$
Giả sử $k=\dfrac{\left|\vec{OA}+\vec{OB}\right|}{AB}$, dễ thấy $\vec{OA}+\vec{OB}$ vuông góc với $\vec{AB}$
Khi đó $2VT=kR_{\pi/2}\left(\vec{AB}\right)+kR_{\pi/2}\left(\vec{BC} \right)+...+kR_{\pi/2}\left(\vec{AE}\right)=kR_{\pi/2}\left(\vec{AB}+\vec{BC}+...+\vec{EA}\right)=0$
Với cách làm trên, ta không chỉ giải quyết với ngũ giác đều mà ta có thể giải quyết cho $n$ giác đều.
Trong trường hợp cụ thể như ngũ giác đều, ta có cách làm ngắn gọn hơn:
Xét $O'$ và $O''$ là điểm đối xứng của $O$ qua $AB$ và $CD$,$E'$ là điểm đối xứng của $E$ qua $O$
Dễ thấy $O', B, E'$ thẳng hàng, từ đó suy ra $\widehat{O'E'O}=180^o-\widehat{BAE}=72^{o}=\widehat{BOC}=\widehat{O'OE'}$ nên $O'E'=O'O$
Vậy là $\vec{OA}+\vec{OB}+\vec{OC}+\vec{OD}+\vec{OE}=\vec{OO'}+\vec{OO''}+\vec{OE}=\vec{OE}+\vec{OE'}=0$
Và cũng có thể có cách nhanh hơn cách dưới nữa, tạm thời chưa nghĩ ra.
 
Last edited by a moderator:
H

huynhbachkhoa23

$R_{x}\left(\vec{a}\right)$ được gọi là ảnh của $\vec{a}$ qua phép quay góc $x$
Nó là mấu chốt để giải quyết định lý con nhím. Đẳng thức $R_{\alpha}\left(\vec{x}+\vec{y}\right)=R_{\alpha}\left(\vec{x}\right)+R_{\alpha}\left(\vec{y}\right)$ làm một đẳng thức quan trọng, đáng nhớ nhất.
Dùng phương pháp này ta có thể chứng minh các bài toán sau một cách đơn giản hơn:
Bài toán 1. Cho tam giác đều $ABC$ có $O$ là trọng tâm và điểm $M$ tùy ý nằm trong tam giác. Chứng minh: $\vec{MM_A}+\vec{MM_B}+\vec{MM_C}=\dfrac{3}{2}\vec{MO}$ trong đó $M_A, M_B,M_C$ lần lược là hình chiếu của $M$ trên $BC,CA,AB$
Bài toán 2. Cho tam gáic $ABC$. Dựng về phía ngoài tam giác các tam giác đều $BCD, CAE, ABF$. Chứng minh trọng tâm ba tam giác đều trên là đỉnh của một tam giác đều.
Bài toán 3. Cho tam giác vuông tại $A$, phia ngoài tam giác dựng các tam giác vuông cân đỉnh $A$ là $ABD$ và $ACE$. Gọi $M$ là trung điểm $BC$. Chứng minh $AM\perp DE$
Bài toán 4. Cho tam giác $ABC$.Gọi $O,I$ lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác $ABC$.Trên các tia $BA,CA$ lấy các điểm $E,F$ sao cho $EB=BC=CF$.Chứng minh rằng $OI$ vuông góc $EF$
 
Top Bottom