[Toán 10] Tổng hợp<img src="http://diendan.hocmai.vn/images/eyeeasy/buttons/ChuaXN.png" border="0">

H

huynhbachkhoa23

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1. Cho tập $\mathbb{S}$ là tất cả các số nguyên trong đoạn $[1,2002]$. Gọi $\mathbb{T}$ là tập hợp tất cả các tập con khác rỗng của $\mathbb{S}$. Với mỗi $\mathbb{X}\in \mathbb{T}$, ký hiệu $m\left(\mathbb{X}\right)$ là trung bình cộng tất cả các phần tử của $\mathbb{X}$. Tính:
$$m=\dfrac{\sum m\left(\mathbb{X}\right)}{\left|\mathbb{T}\right|}$$
Bài 2. Tính số cách phân tích số tự nhiên $n$ thành tổng các số nguyên dương (Kể cả phân tích là chính nó)
Bài 3. Chứng minh rằng:
$$\sum\limits_{i=0}^{n}2^{i}\binom{n}{i}\binom{n-i}{\left\lfloor \frac{n-i}{2}\right\rfloor}=\binom{2n+1}{n}$$
Bài 4. Chứng minh rằng:
$$\sum\limits_{k=0}^{m}\binom{n+k}{k}2^{m-k}+\sum\limits_{k=0}^{n}\binom{m+k}{k}2^{n-k}=2^{m+n+1}$$
Bài 5. Cho các số thực dương $x,y,z$ thỏa mãn $x^2+y^2+z^2+2xyz=1$. Chứng minh bất đẳng thức:
$$\sqrt{\dfrac{1-x}{1+x}}+\sqrt{\dfrac{1-y}{1+y}}+\sqrt{\dfrac{1-z}{1+z}}\ge \sqrt{3}$$
Bài 6. Cho các số thực không âm $a,b,c$ thỏa mãn $a+b+c=3$. Chứng minh bất đẳng thức:
$$\dfrac{a^2b}{4-bc}+\dfrac{b^2c}{4-ca}+\dfrac{c^2a}{4-ab}\le 1$$
Bài 7. Giải hệ phương trình: $\begin{cases}4(x^3+y^3)=3x^2y+2\sqrt{3}xy+2x \\ x^2=y^2+1 \end{cases}$
Bài 8. Giải hệ phương trình: $\begin{cases}\sqrt{1+\sqrt{1-x^2}}=x\left(1+2\sqrt{1-y^2}\right) \\ \dfrac{1}{\sqrt{1+x}}+\dfrac{1}{\sqrt{1+y}}=\dfrac{2}{\sqrt{1+\sqrt{xy}}}\end{cases}$
 
Last edited by a moderator:
H

huynhbachkhoa23

Bài 9. Tìm $k$, biết rằng với các số nguyên dương $a,b$ thỏa mãn $ab-1\mid a^2+b^2$ thì $k=\dfrac{a^2+b^2}{ab-1}$
Bài 10. Có tồn tại hay không số nguyên $n\ge 2$ sao cho $n\mid 2^{n-1}+1$
Bài 11. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương $k$, tồn tại số $n_{k}$ sao cho $n_{k}\mid 2^{n_{k}}+1$ và $n_{k}$ có đúng $k$ ước nguyên tố phân biệt.
Bài 12. Giải phương trình nghiệm nguyên không âm: $(x+1)^{y+1}+1=(x+2)^{z+1}$
Bài 13. Tính $k$ biết với các số nguyên dương $a,b,c$ thỏa mãn $abc+1\mid a^3+b^3+c^3+3$ thì $k=\dfrac{a^3+b^3+c^3+3}{abc+1}$
Bài 14. Cho tứ giác nội tiếp $ABCD$ đường tròn $\Omega$ tâm $O$. Điểm $I$ nằm trên đường trung trực của $AB$. Đường tròn $\Gamma$ tâm $I$ cắt cạnh $CD$ của tứ giác $ABCD$ tại $E,F$ sao cho $C,E,F,D$ theo thứ tự đó. $\Gamma$ cắt $\Omega$ tại $G,H$ sao cho $A,B,G,C,D,H$ theo thứ tự đó. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $CEG$ cắt $BC$ tại $X$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $CFH$ cắt $AD$ tại $Y$. $GX$ cắt $HY$ tại $Z$. Chứng minh $I,O,Z$ thẳng hàng.
Bài 15. Tam giác $ABC$ có $H$ và $M$ lần lược là trực tâm và trung điểm đoạn thẳng $BC$. Điểm $P$ thuộc đoạn $MH$. Đường tròn đường kinh $AP$ cắt các cạnh $AC, AB$ lần lược tại $E$ và $F$. Chứng minh rằng giao điểm hai tiếp tuyến tại $E$ và $F$ của $(AEPF)$ luôn nằm trên một đường thẳng cố định.
 
Top Bottom