[Toán 10]Tích vô hướng

L

lop10c1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (174)::khi (161)::khi (129)::khi (64)::khi (10):một bài toán hình hoàn toàn khó khi bạn ko có hướng vậy bạn có thể júp tôi chỉ hướng cách làm với nhất là hình chương 3, 4







Tình Yêu Là Bát Bún Riu
Nói Iu Thì Ít Tán Điu Thì Nhìu
 
B

bupbexulanxang

Bạn kô hiểu về khía cạnh nào cơ/
Bạn đọc SGK đi/
àh phần Hình chương III thì tụi tôi mới học hết bài I: để tôi giúp U hiểu kĩ hơn về bài 1 ná:
Bai` 1: Phương trình tổng quát của đường thẳng.
1) vec-tơ n là vec-tơ pháp tuyến của đường thẳng đen-ta <=> vec-tơ n # vec-tơ 0 & có giá vuông góc với đường thẳng đen-ta.
Chú y' :
+ Một đường thẳng có vô số vec-tơ pháp tuyến.
+ nếu n là vec-tơ pt thì k.n cũng là vec-tơ pt.
+ Một đường thẳng hoàn toàn XĐ đc nếu biết 1 điểm & 1 vec-tơ pt.
2) Các dạng đặc biệt của PTTQ: ax+by+c=0 (d)
+ Khi a=0<=> by+c=0 => y= - [TEX]\frac{c}{b}[/TEX] => (d) // hoặc trùng với Ox
+ Khi b=0 <=> ax+c=0=> x=- [TEX]\frac{c}{a}[/TEX] => (d) // " " " Oy.
+ Khi c=0 <=> ax+by=0 => y=- [TEX]\frac{ax}{b}[/TEX] đi qua gốc O
3) PT đường thẳng theo đoạn chắn .
c/m :Cho A(a;0) B(0;b)
=> vec-tơ AB( -a;b)
Gọi vec-tơ n là vec-tơ pháp tuyến của AB.
=> n.AB=0
PT: b(x-a)+a(y-0)=0
<=> bx+ay=ab
<=> [TEX]\frac{bx}{ab}[/TEX] + [TEX]\frac{ay}{ab}[/TEX] =1 <
<=> x/a + y/b =1 (ĐPCM)
4) Hệ số góc=tan an-pha ( góc an-pha hợp bới đường thẳng xét & trục Ox)
5) Vị trí tương đối của đường thẳng/ cái nè kô khó/ giải theo hệ PT là ra
có 3 TH: tui hem viết lên nữa náh:D
 
Last edited by a moderator:
H

hg201td

:khi (174)::khi (161)::khi (129)::khi (64)::khi (10):một bài toán hình hoàn toàn khó khi bạn ko có hướng vậy bạn có thể júp tôi chỉ hướng cách làm với nhất là hình chương 3,4

Mình ngĩ là ko chỉ với bài toán hình đâu mà đối với học Toán.Tất nhiên là bạn ko thể đj đúng hướng ngay từ đầu đc.
Mình nghĩ bn nên nhớ hết các công thức,cách viết PT
Mh sẽ thống kê lại cho bn kiến thức của 2 chương này
1/PT TQ của đt có dạng: [TEX]ax+by+c=0 [/TEX](a^2+b^2#0)
trong đó [TEX]\vec n=(a,b)[/TEX] là vecto pháp tuyến thì [TEX]\vec n=(b,-a)[/TEX] là vecto chỉ phương
PT tổng quát của đường thẳng đi qua M(x_0,y_0) với veto pháp tuyến [TEX]\vec n=(a,b)[/TEX] là [TEX]a(x-x_0)+b(y-y_0)=0[/TEX]
2.PT tham số của đt đi qua điểm [TEX]M(x_0;y_0)[/TEX] với vecto chỉ phương [TEX]\vec u =(a;b)[/TEX] là
[TEX]\left{\begin{x=x_0+at}\\{y=y_0+bt} [/tex] [TEX]t \in R[/TEX]
3/ PT chính tắc của đt đi qua [TEX]M(x_0;y_0)[/TEX] có vecto chỉ phương [TEX]\vec u=(a;b)[/TEX] (a#0;b#00 là
[TEX]\frac{x-x_0}{a}=\frac{y-y_0}{b}[/TEX]
4/ PT đt đi qua [TEX]M(x_0;y_0)[/TEX] có hệ số góc k là
[TEX]y-y_0=k(x-x_0)[/TEX]
5/ PT đt đi qua 2 điểm pb [TEX]A(x_1;y_1);B(x_2;y_2)[/TEX] (x_1#x_2;y_1#y_2) là
[TEX]\frac{x-x_1}{x_2-x_1}=\frac{y-y_1}{y_2-y_1}[/TEX]
6.PT theo đoạn chắn A(a;0);B(0;b) (a#0;b#0) là [TEX]\frac{x}{a}+\frac{y}{b}=1[/TEX]
7/Khoảng cách từ [TEX]M_0(x_0;y_0)[/TEX] đến đt [TEX]\Delta: ax+by+c=0[/TEX] là
[TEX]d(M_0;\delta)=\frac{\mid ax_0+by_0+c \mid}{\sqrt{a^2+b^2}}[/TEX]
9/ Góc [TEX]\alpha[/TEX] tạo giữa 2 đt [TEX]d_1: a_1x+b_1y+c_1=0[/TEX]
[TEX]d_2: a_2x+b_2y+c_2=0[/TEX] được tính:
[TEX]cos(\alpha)=\frac{\mid {a_1a_2+b_1b_2}\mid}{\sqrt{a_1^2+b^1^2}.\sqrt {a_2^2+b_2^2}}[/TEX]
10/ Vị trí tương đối đều này khá đơn giản thui
Hướng làm các bài Toán hình dạng này theo mình nếu muốn tìm toạ độ điểm nào đó trong tam giác thì ta tìm PT các cạnh rùi tìm nghiệm nghiệm của hệ chính là toạ độ của điểm
có lẽ nói hơi phức tạp
* với bài tìm điểm đối xứng wa đt thì bn tìm chấn đường vuông góc từ điểm đã biết đến đt đó.Và điểm đó chính là trung điểm đoạn thẳng nối điểm đã cho đến điểm đối xứng
*Tìm PT đt đj wa điểm và tạo với đt 1 góc [TEX]\alpha[/TEX] thì dựa vào Ct 9.
*Viết PT đường p/g:Có công thức trog SGk
*Chủ yếu là bn đừng nhầm lẫn giữa chỉ phương và pháp tuyến
Còn hướng làm bài này khá khó để diễn đạt phải cho bài cụ thể
Bn thử định hướng làm bài này coi:
Cho [TEX]\triangle ABC[/TEX] có [TEX]S=\frac{3}{2}[/TEX] toạ độ đỉnh A=(2;-3);B(3;-2)
và trọng tâm thuộc d:3x-y-8=0.TÌm toạ độ điểm C.
Còn mình nghĩ về PT đtròn cũng khá nhiều dang
Bn hãy post lên những bài cụ thể
Chúc bn học tốt
 
H

huyendan93

Mình bổ sung lý thuyết về đường tròn

M(x,y) ; M thuộc C(I,R) ( C là đường tròn tâm I , bán Kính R )
\Leftrightarrow IM = R
\Leftrightarrow (x-a)2 + (y-b)2 = R2 (PTTQ)
\Leftrightarrow x2 + y2 - 2ax - 2by - c = R2 (PTKT)
ĐK : a2 + b2 - c > 0
I ( -a ; -b )
R = \sqr{a2 + b2 - c }

PT tiếp tuyến của đường tròn

(d) tiếp xúc với (C) tại Mo
\Rightarrow (d) vuông góc IMo
(d) tiếp xúc với C(I;R) ( C là đường tròn tâm I , bán kính R )
\Rightarrow d(I;d) =R ( khoảng cách từ tâm I đến (d) bằng R )

3 dạng toán của pt tiếp tuyến

1. Tiếp tuyến tại điểm của đtròn C(I;R)
Mo(Xo;Yo) thuộc (C) ; (d) là tiếp tuyến của (C) tại Mo
\Rightarrow(d) đi qua điểm Mo và có VTPT = vecto Mo

2. Viết pt tiếp tuyến của (C) mà
. biết hệ số góc k ( tiếp tuyến : y = kx +m )
. song song với (d): ax + by + c = 0 ( k = k' ) \Rightarrow pt tiếp tuyến có dạng : ax + by + m =0
. vuông góc với (d): ax + by + c = 0 ( k.k' = -1 ) \Rightarrow pt tiếp tuyến có dạng : bx - ay + m = 0

3. Tiếp tuyến của (C ) qua điểm M. ( x. ; y. )
tiếp tuyến có dạng : a( x - x. ) + b( y - y. ) = 0 ( a2 + b2 khác 0 )

áp dụng ĐK tiếp xúc \Rightarrow pt tiếp tuyến
 
N

ngocle_chat

:khi (174)::khi (161)::khi (129)::khi (64)::khi (10):một bài toán hình hoàn toàn khó khi bạn ko có hướng vậy bạn có thể júp tôi chỉ hướng cách làm với nhất là hình chương 3, 4







Tình Yêu Là Bát Bún Riu
Nói Iu Thì Ít Tán Điu Thì Nhìu
nói như bạn thì mình có thể hiểu là bạn mất hoàn toàn kiến thức chương II và III . thầy giảng trực tiếp bạn còn chưa hiểu thì thay vì hỏi ai đó hoặc đọc sách thì hay hơn đó. giờ mình có trả lời thì cũng lấy từ SGK ra mà thôi.
Cố lên nha !!! :D
 
L

lovegameisme

các bạn nên chú ý của 1 số phép toán như mũ hay con số
các bạn đọc cũng hơi khó
 
Top Bottom