Câu chuyện nhỏ về một bất đẳng thức
Năm 1996. Hồi đó tôi mới về nước chưa được 1 năm. Kỳ thi Olympic 30/4 tổ chức tại trường LHP. Thầy Thái Minh Đường nói tôi gửi 1 số đề cho BTC kỳ thi. Và trong số các bài toán thi cho lớp 10 có bài toán do tôi đề xuất được chọn. Đó là bài toán:
Cho
Chứng minh rằng
Bài toán này được chọn có lẽ nhờ cách phát biểu gọn gàng, số đẹp và đặc biệt là lời giải rất ngắn gọn. Cụ thể như sau:
Ta có
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi
và
tức là
Tuy lời giải đơn giản như vậy, nhưng đây là một bài toán không dễ, nhất là đối với học sinh lớp 10. Kết quả diễn ra đúng như vậy, chỉ duy nhất có bạn Vũ Đức Phú giải được bài này bằng cách dùng Cauchy-Schwarz có trọng số. Mấy đệ tử ruột của tôi, trong đó có Lê Quang Nẫm, đã bó tay, dù Nẫm nói: Em thử dùng đạo hàm cũng không được, hình như dấu bằng không xảy ra.
Thực ra thì chắc là Nẫm tính nhầm, chứ nếu dùng đạo hàm thì bài toán này cũng khá tầm thường, chỉ giải phương trình đạo hàm bằng 0 và xét dấu 1 chút là ra.
Ở đây tôi muốn kể 1 chút về các hằng số 9, 13, 16 trong bài toán này. Theo một nghĩa nào đó, đó là các hằng số đẹp nhất có thể. Câu chuyện thế này
Để đặt ra bài toán, tôi muốn tìm GTLN của biểu thức dạng
bằng cách sử dụng bất đẳng thức Cô-si có trọng số.
Cụ thể, tôi viết
Tôi muốn chọn s, t sao cho vế trái không phụ thuộc vào x, đồng thời tồn tại x để dấu bằng xảy ra đồng thời ở hai bất đẳng thức AM-GM.
Từ đây tôi được hệ
và
Chú ý là từ đầu đến giờ tôi vẫn chưa chọn a, b, do đó tôi chọn s, t trước (nghiệm chọn trước tham số!). Vì
nên đơn giản nhất là chọn
Thay vào phương trình đầu tôi được
Từ đấy tôi chọn a= 9 và b = 13 Và đó chính là những hằng số xuất hiện trong đề toán nói trên.
Như vậy, để chọn được những hằng số đẹp (dẫn đến những lời giải đẹp), đôi khi các tác giả phải làm một bước đi ngược như vậy, chứ không phải là các số 9, 13 có trường rồi tìm ra s, t.
Bài toán Olympic 30/4 sau này còn được sử dụng một lần nữa trong một cuộc thi của báo THTT. Xét về một mặt nào đó, nó là một bài toán khá tầm thường vì đó là một bất đẳng thức một biến, có thể chứng minh khá dễ dàng bằng đạo hàm. Tuy nhiên, đối với tôi, đây vẫn luôn là một bài toán đáng nhớ. Và tôi vẫn thường dùng nó để minh họa cho phương pháp hệ số bất định khi áp dụng bất đẳng thức AM-GM.