-Giai thích mình tu "kháp"
-Sáng to ve đep khát vong cua nguoi trang si thoi Trân
-So sánh " hoành sóc " vs " múa giáo"
Vẻ đẹp khát vọng: +thể hiện qua chí làm trai, món nợ công danh ở câu 3: Nam nhi vị liễu công danh trái. Công danh là món nợ của những trang nam nhi thời xưa: lập công, để lại tiếng thơm cho muôn đời.Trong bài thơ, công danh còn là trách nhiệm, nghĩa vụ "công danh trái" -> khích lệ, cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ra trận giết giặc lập công + thể hiện qua tâm thẹn (câu cuối) : Phạm Ngũ Lão là 1 vị tướng tài ba, có nhiều công lớn với đất nước, được vua tin tưởng, dân kính trọng nhưng vẫn cảm thấy "thẹn" khi nghe chuyện Vũ Hầu. Thẹn vì chưa có tài mưu lược, công lao chưa nhiều. Như vậy, nỗi thẹn của PNL thể hiện sự khiêm tốn, nhân cách cao đẹp, khát vọng cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước. Đó là cái thẹn nâng mình, sửa mình. - So sánh: Hoành sóc- cầm ngang ngọn giáo: tư thế tĩnh, chứa đầy nội lực, thể hiện sự hiên ngang, chủ động, sẵn sàng chờ giặc tới Múa giáo- tư thế động, thiên về biểu diễn, bản dịch thơ làm mất đi nội lực của người tráng sĩ