TM về danh lam thắng cảnh Thah Hóa

T

thuha193

Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16km. Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã được người Pháp khai thác từ năm 1906.
Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từ năm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn. Sầm Sơn có nhiều cảnh đẹp: hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên...
Bờ biển Sầm Sơn dài 10km bằng phẳng và nhiều hải sản quý như tôm he, cá thu, mực... Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách. Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển rộng và đẹp ở phía bắc.
Theo Tổng cục Du Lịch
Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người.
Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Đó là dãy núi Trường Lệ chạy dài theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, là đền Độc Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài- nơi du khách có thề ngắm cả một vùng trời nước mênh mông. Các truyền thuyết còn kể lại rằng: Núi Trường lệ là một thiếu nữ hóa thân để che chắn phong ba bão táp cho dân làng, hòn Trống Mái được sinh ra từ một mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ còn Đền Độc Cước là nơi thờ vị thần một chân, một anh hùng thần thoại đã tự xẻ thân làm hai nửa, một trên bờ bảo vệ dân làng, một xuống nước diệt trừ Thuỷ quái.
Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc được xây dựng từ cuối đời Nhà Lê ( thế kỷ 17 ) ( đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước và Mẫu Liễu Hạnh) theo lối kiến trúc cổ. Đó là những nơi mà du khách thường tới viếng thăm mỗi khi đến Sám Sơn.
Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trong tương lai.
 
T

thuha193

Đền Sòng được xây dựng vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông ( 1740- 1786) là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương- Bà Chúa Liễu Hạnh hay Thánh mẫu Liễu Hạnh.
Đền Sòng Sơn xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống,Thanh Hoá, nay thuộc Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá.
Khách du lịch theo đường Quốc lộ từ Hà Nội vào Thanh Hoá qua Dốc Xây hết địa phận Ninh Bình đi tiếp 3 km là đến Đền Sòng Sơn- một ngôi đền nổi tiêng” thiêng nhất Xứ Thanh” gắn liền với văn hoá tâm linh Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Đền Sòng Sơn ở ngay phụ cận đường quốc lộ, thuận tiện cho khách thập phương vãn cảnh, dâng hương .

Đèn Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong đó là Hồ cá Thần, tương truyền rằng hàng năm cứ đến cự Tháng giêng, Hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội Đền Sòng ( từ ngày 1 đến ngày 26 tháng 2 AL) thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Tiên chúa Thánh Mâu Liễu Hạnh…
Từ hồ cá Thần có hai con suối nhỏ chảy lượn quanh khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ bồng bềnh giữa mây trời non nước,
Phía trước đền có chiếc cầu bằng đá do Bà Hoàng Thái hậu nhà Lê phát tâm công quả xây dựng từ năm thứ 33 triều Cảnh Hưng ( 1772 ). Cầu được bắc qua con suối trong veo chảy quanh đền làm tăng thêm vẻ ngoạn mục của ngôi đền. Hai suối nước lượn quanh co uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành chín giếng nước tự nhiên không bao giờ vơi cạn. Nhân dân dựng nên ngôi đền cạnh chín cái giếng tự nhiên đó và quen gọi là đền Chín Giếng để thờ Cô Chín - cũng là một tiên nữ được vua cha Ngọc Hoàng cho theo hầu Thánh mẫu Liễu Hạnh. Đền Chín Giếng là một công trình nằm trong quần thể của di tích Đền Sòng Sơn; cách đền Sòng 1Km về phía Đông du khách sau khi vãn cảnh dâng hương Đền Sòng bao giờ cũng cũng đến dâng hương vãn cảnh Đền Chín Giếng.

Bước qua cổng Tam Quan , sau khi thắp hương trước tượng Phật bà Quam âm Bồ tát; du khách vào dâng hương cung Đệ Tam, là cung thờ Hội đồng Thánh Quan, trong đó thờ các ông Hoàng và các Cô đệ tử , nổi bật là ông Hoàng Bơ (Ba), Ông Hoàng Bảy. Tại cung này phối thờ cả Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương.
Qua cung đệ tam du khách vào dâng hương cung Đệ Nhị; Nơi đây thờ Ngọc Hoàng ( Vua Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh ) và các Quan..
Qua cung Đệ Nhị là cung Đệ Nhất , đây là cung thâm nghiêm, ít khi được mở cửa trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu hàng năm vào tháng Hai âm lịch. Gian chính có tượng thờ Thánh Mẫu, trong trang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung độ lượng. Hai bên là hai đệ tử thân tín: Quế Nương, Nhị Nương, vốn là hai tiên nữ được Ngọc Hoàng Vua cha cho theo hầu tiên chúa Liễu Hạnh giáng trần lần thứ 3; Quế Nương trong trang phục màu hồng, Nhị Nương trong trang phục màu xan; Hai gian bên có tượng thờ Mẫu Thoải( Thần nước) và Mẫu Thượng Ngàn ( Thần Núi rừng ).
Trên các cột và xà ngang trong Đền được trang trí 26 cuốn thư, hoành phi, câu đối suy tôn , ca ngợi công đức và sự linh thiêng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Đền Sòng Sơn có lịch sử gần 300 năm, qua nắng gió, thời gian, bom đạn chiến tranh tàn phá và sự huỷ hoại vô thức của con người . Đến năm 1998 được trùng tu tôn tạ gần như nguyên vẹn dáng uy nghi và linh thiêng thủa xưa..
 
C

cubidu

có bạn nào giúp mình thuyết minh cảnh đẹp quê hương em o gia lai ko? giúp mình với
 
T

thuha193

Đạp mây núi Ba Dội
Kẻ lãng khách lại qua
Trong mắt thu đất lớn
Ngoài khơi thấy biển xa.
(Thơ Nguyễn Du)


Di tích lịch sử danh thắng gắn liền với huyền thoại Thánh mẫu Liễu Hạnh, gắn với sự hiện diện của các bậc quân vương Triều Nguyễn và các danh nhân văn hoá. Chính nơi đây Thánh mẫu Liễu Hạnh đã biến thành cô gái bán hàng, để cứu giúp những người cơ nhỡ độ đường và ứng đối thơ phú với bao nhiêu tao nhân mặc khách. Đến nay trong dân gian còn truyền tụng câu ca đồng giao

Ăn trầu nhớ miếng cau khô

Trèo lên Ba dội nhớ cô bán hàng

Đứng trên đỉnh đèo , nơi phân giới giữa hai tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình, ở độ cao 110m, chúng ta có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non tầng tầng được mây trời ôm ấp, cỏ cây hoa lá đua chen. Vào những ngàkhy trời quang mây tạnh đứng trên đỉnh đèo du khách có thể nhìn thấy cả biển khơi xa.

Cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú nơi đây đã được thi hào Nguyễn Du mô tả:

Đạp mây núi Ba Dội

Kẻ lãng khách lại qua

Trong mắt thu đất lớn

Ngoài khơi thấy biển xa.

Có thể nói, vẻ kỳ thú sơn thuỷ hữu tình nơi đây đã tạo thi hứng cho biết bao thi nhân làm nên những bài thơ tuyệt tác.

Nữ sĩ Hồ xuân Hương đã từng qua đây và đã để lại bài thơ không ai là không nhớ không thuộc:

Một đèo, một đèo lại một đèo

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

Và điều đáng nói là, cũng chính trên đỉnh đèo Ba dội này, vào mùa hạ năm 1842 , trong chuyến tuần du phía Bắc, Vua Thiệu Trị một vị vua lãng mạn cũng đã từng qua đây và đã đề thơ vào bia đá. Bài thơ ấy đến nay được bảo vệ bằng một lầu bia cao 4m giữa đỉnh đèo.

Giữa lối xanh um núi chất chồng

Tầng tầng phóng bước cưỡi Cầu Long

Chẳng như Vương Ôc chừa lối tắt

Còn giống La Phù biệt lối thông

Đón gặp thẳm xa xuôi một ngọn

Vươn cao trùng điệp biết bao vòng

Thanh, Ninh hai trấn đây ranh giới

Đúc diệu kỳ quan, lượn khắp vùng
Đứng trên đỉnh Đèo Ba Dội, phóng tầm mắt về phía Đông Bắc, chúng ta ngỡ ngàng đến sửng sốt trước một vùng hồ tự nhiên mặt nước mênh mang giừa 4 ngọn núi với một hệ thực vật, động vật phong phú; với diện tích 201.000m2 và 33.000m3 nước trữ lượng.Thiên nhiên kiến tạo thật kỳ thú. Hai nhánh suối phía Tây Băc và Đông Bắc tháng năm mải miết đưa nước vào lòng hồ. Đứng trên cao nhìn xuống, cả mặt Hồ như dáng hình một con chim đại bàng tung cánh bay cao, lay thức trong mỗi chúng ta một khát vọng bay cao, vươn tới.
 
C

cuccuong

hôm nay cần gấp đó, bạn nào giúp mình về Sầm sơn, đèo Ba Dội, và đền Sòng nhé! Mình thank trc nha! Chỉ 3 cái trên thôi đó, cô giáo mình yêu cầu vậy mà!

Đền Sòng Sơn được xây dựng vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786) là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương - Bà Chúa Liễu Hạnh hay Thánh mẫu Liễu Hạnh.
Đền Sòng Sơn xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống, Thanh Hoá, nay thuộc Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá.
Khách du lịch theo đường Quốc lộ từ Hà Nội hết hết địa phận Ninh Bình qua dốc Xây đi tiếp 3 km là đến Đền Sòng Sơn - một ngôi đền nổi tiêng “thiêng nhất Xứ Thanh” gắn liền với văn hoá tâm linh Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Đền Sờng Sơn ở ngay cạnh đường quốc lộ, thuận tiện cho khách thập phương vãn cảnh, dâng hương.
Đền Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong đó là Hồ cá Thần, tương truyền rằng trước đây hàng năm cứ đến cữ Tháng giêng, Tháng Hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội Đền Sòng (từ ngày 1 đến ngày 26 tháng 2 AL) thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Tiên chúa Thánh Mâu Liễu Hạnh…
Từ hồ cá Thần có hai con suối nhỏ chảy lượn quanh khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ bồng bềnh giữa mây trời non nước.
Phía trước đền có chiếc cầu bằng đá do Bà Hoàng Thái hậu nhà Lê phát tâm công quả xây dựng từ năm thứ 33 triều Cảnh Hưng (1772). Cầu được bắc qua con suối trong veo chảy quanh đền làm tăng thêm vẻ ngoạn mục của ngôi đền. Hai suối nước lượn quanh co uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành chín giếng nước tự nhiên không bao giờ vơi cạn. Nhân dân dựng nên ngôi đền cạnh chín cái giếng tự nhiên đó và quen gọi là đền Chín Giếng để thờ Cô Chín - cũng là một tiên nữ được vua cha Ngọc Hoàng cho theo hầu Thánh mẫu Liễu Hạnh. Đền Chín Giếng là một công trình nằm trong quần thể của di tích Đền Sòng Sơn; cách đền Sòng 1Km về phía Đông du khách sau khi vãn cảnh dâng hương Đền Sòng bao giờ cũng cũng đến dâng hương vãn cảnh Đền Chín Giếng.
Cấu trúc Đền Sòng Sơn: Đền Sòng Sơn có lịch sử gần 300 năm, qua nắng gió, thời gian, bom đạn chiến tranh tàn phá và sự huỷ hoại vô thức của con người. Đến năm 1998 được trùng tu tôn tạo gần như nguyên vẹn dáng uy nghi và linh thiêng thủa xưa…
Bước qua cổng Tam Quan, sau khi thắp hương trước tượng Phật bà Quam âm Bồ tát; du khách vào dâng hương cung Đệ Tam, là cung thờ Hội đồng Thánh Quan, trong đó thờ các ông Hoàng và các Cô đệ tử, nổi bật là ông Hoàng Bơ (Ba), Ông Hoàng Bảy. Tại cung này phối thờ cả Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Qua cung đệ tam du khách vào dâng hương cung Đệ Nhị: Nơi đây thờ Ngọc Hoàng (Vua Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh) và các Quan.
Qua cung Đệ Nhị là cung Đệ Nhất, đây là cung thâm nghiêm, ít khi được mở cửa trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu hàng năm vào tháng Hai âm lịch. Gian chính có tượng thờ Thánh Mẫu, trong trang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung độ lượng. Hai bên là hai đệ tử thân tín: Quế Nương, Nhị Nương, vốn là hai tiên nữ được Ngọc Hoàng Vua cha cho theo hầu tiên chúa Liễu Hạnh giáng trần lần thứ 3; Quế Nương trong trang phục màu hồng, Nhị Nương trong trang phục màu xanh; Hai gian bên có tượng thờ Mẫu Thoải (Thần nước) và Mẫu Thượng Ngàn (Thần Núi rừng).
Trên các cột và xà ngang trong Đền được trang trí 26 cuốn thư, hoành phi, câu đối suy tôn, ca ngợi công đức và sự linh thiêng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
 
Top Bottom