Văn TLV số 3

Trần Gia Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
243
132
61
Hà Nội
THCS Mai Lâm
Vâng, nét chữ đã đi liền với văn hóa con người. Để có một nét chữ " cười trên giấy trắng", ta không thể không nói tới cây bút, Cây bút đã đi liền với văn minh nhân loại.
Nhu cầu viết chữ của con người đã xuất hiện trước khi có cây bút. Người tiền sử viết và vẽ bằng cách khắc trên đá hoặc dùng bột màu, gạch màu vẽ trên hang động. Cách đây mấy trăm năm, người Phương Tây dùng lông cánh của loài ngỗng để chấm mực viết. Trong lúc đó, người Á chân lại dùng lông thỏ để kết thành ngòi bút. Thế kỉ XX – XXI này mới phát sinh ra bút máy và bút bi. Khi chất liệu thay đổi thì hình dạng bút cũng thay đổi theo. Thời Nho học, bút của người Á châu bằng lông thỏ gắn vào trúc, mực là một chấn rắn được mài hàng giờ mới trở thành chất lỏng. Khi nền Nho học cáo chung, nhường chỗ cho Tây học thì nước ta xuất hiện bút chì, bút mực. Bút chì làm bằng gỗ được khoét một ống dài. Ở giữa ống đó đựng chì. Chì là một loại gỗ mềm đã được đốt cháy. Khi viết nó phát sinh ra một màu đen mịn. Với thời gian, chì được pha chế bằng hóa chất, trong những nhà máy tối tân. Độ đen của chì được quy định bằng các con số từ 1B đến 4B, 5B, v.v…. Bút sắt là loại bút có ngòi làm bằng sắt, gắn vào một quản gỗ sơn đủ màu xinh tươi. Chiếc ngòi bút dài độ 2 – 3cm, có một đường rãnh nhỏ. Thầy trò chấm mực mà viết độ 5 – 3 dòng. Khi mực khô lại chấm tiếp. ó xuất hiện ở nước ta khoảng giữa thế kỉ XX và sau đó nó bị tha thế bằng bút máy.

Bút máy là loại bút được chế tạo bằng nhựa, kim loại. Xuất hiện ở phương Tây khoảng giữa thế kỉ XX. Ngòi bút là kim loại tổng hợp, không rỉ sét, có khhi còn được mạ vàng. Trên ngòi bút là một ruột bút bằng chất dẻo, đàn hổi như piston để bơm một số lượng mực, có thể viết trong thời gian vài ngày. Vỏ bút máy làm bằng nhựa tổng hợp với nhiều màu sắc phong phú, kiểu dáng và chất lượng đa dạng để phù hợp với túi tiền của nhiều người trong xã hội.
Cuối cùng, thập niên 70 của thế kỉ XX lại sinh ra một loại bút thay thế cho bút máy. Loại bút phổ biến nhất ngày nay được sử dụng khắp nơi là bút bi. Bút bi tiếng Pháp viết là bille, gọi theo tên của một công ty Pháp, còn gọi là bút Bic, hoặc bút nguyên tử. Bút bi có chứa một ống mực đặc hơn mực của bút máy. Dưới cùng là một ngòi bút kim loại, có bộ phận quan trọng là một viên vi nhỏ xíu. Khi viết viên bi lăn tròn, hé một khe nhỏ cho mực chảy ra, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7mm đến 1mm gần đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh sau khi được viết lên giấy.

Từ đó xã hội Việt Nam xuất hiện "viết bi" hay còn gọi là "viết bic". Ngày nay, viết bi của hãng Bic bên Mỹ vẫn còn đó nhưng mỗi đất nước đều chế ra nhiều loại bút tương tự như vậy, chúng chỉ khác nhau về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và giá tiền. Có hai loại bút bi chính: Loại dùng một lần và loại có thể nạp mực lần sau. Loại dùng một lần chủ yếu làm bằng nhựa rẻ tiền có thể bỏ đi khi hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa tốt. Ống mực để nạp lại gồm một ống mực và một đầu bi gắn liền với nhau. Bút bi có thể có nắp đậy khi không dùng đến hoặc cũng có loại có thể kéo đầu bi vào bằng một lò xo. Cách kéo đầu bi có thể là bấm nút, hay xoay thân bút. Có một loại bút bi hiệu là Space pens, được thiết kế để viết trong trạng thái chân không, Do Fisher phát minh ra. Nó dùng khi nén để dồn mực vào đầu ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi lật ngược đầu bút hoặc viết trong trạng thái chân không, thí dụ như các phi hành gia rời xa mặt đất lên mặt trăng, ngồi trên phi thuyền, v.v…

Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như biro_art.com và birodrawing.co.uk. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lí do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, quy định quan trọng trong nhiều nước trên thế giới hiện nay về thành phần mực bút bi là không gây độc hai.
Kiểu bút hiện đại nhất mà người đi học, đi làm không thể không biết là loại bút lông kim. Ban đầu bút lông là loại bút mực đen cao cấp được chế tạo ra với những quy định chặt chẽ về kích thước, để dành cho các kiến trúc sư và họa sĩ về kĩ thuật hoặc sáng tác tranh ảnh. Phần ruột của nó được cấu tạo tương tự như bút máy nhưng ngòi là một ống kim loại nhỏ kèm theo một chất lông mềm cuối ngòi với kích cõ từ 0,3mm đến 0,5; 0,7mm, những năm gần đây bút lông kim được dùng rộng rãi trong họ sinh cấp 2 và 3 với nhiều màu sắc.

Đi liền với văn hóa và nghệ thuật nhân loại, cây bút đã giúp con người làm ra bao nhiêu tác phẩm. Nguyễn Du cũng một lần tả về cây bút của một người tương tư:

"Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phim loan"
Khi đại văn hào Pháp đi quá cảnh một quốc gia, đã khai với nhân viên hải quan: "Sống bằng ngòi bút" và nhân viên ấy ghi rằng: "Victor Hugo: buôn bán bút".

Đó là một câu chuyện cười ý nhị nhất về cây bút mà tôi được đọc.
 

DS Trang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
772
973
159
23
Bắc Ninh
K
Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy. Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc. Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính. Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành. Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ... Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm. Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.

Nguồn: gg
 
Top Bottom