[TLV] Bài viết số 3

E

echcon_lonton_dihoc

theo mình ta có để so sánh hồ xuân hương với nguyễn đình chiểu
tuy là trai gái khác nhau nhưng họ đều gặp những bất hạnh trong cuộc đời
mà cả 2 cùng có ý chí và nghị lực vượt lên khó khăn đó
típ đó là trong thơ 2 ng đều mang ý tố cáo xã hội phong kiến..............................................
 
D

doigiaythuytinh

theo mình ta có để so sánh hồ xuân hương với nguyễn đình chiểu
tuy là trai gái khác nhau nhưng họ đều gặp những bất hạnh trong cuộc đời
mà cả 2 cùng có ý chí và nghị lực vượt lên khó khăn đó
típ đó là trong thơ 2 ng đều mang ý tố cáo xã hội phong kiến..............................................
Mình thì không nghĩ là có thể so sánh Hồ Xuân hương với Nguỹen Đình Chiẻu được. Tuy cuộc đời hai thi sĩ này đều gặp nhiều bất hạnh, nhưng tính chất của chúng là khác nhau. Và cũng tương tự như thế, tuy nội dung thơ của họ đều mang tính chất tố cáo nhưng sắc thái không giống nhau :) (100% CHỈ LÀ QUAN ĐIẺM CÁ NHÂN :D)

Mình nghĩ hai tâc giả có thể so sánh nhất là Tú Xương và Nguyễn Khuyến.
Chúng ta so sánh phong cách sáng tác của hai tác giả này.
Họ cùng sống trong một giai đoạn lịch sử, cùng ở vùng Bắc Bộ
Nhưng nếu thơ Nguyễn Khuyến là những cái "tĩnh lặng" trong chùm 3 bài thơ thu thì các tác phẩm của Trần Tế Xương lại lên án, tố cáo xã hội... (mình cũng ko nhớ rõ lắm)
Nhưng mà hình như cô mình nói kĩ về so sánh 2 tác giả này lắm :)
 
M

meobachan

Mình cũng đồng ý với so sánh hai tác giả Tú Xương và Nguyễn Khuyến nhưng trên phương diện khác.
Họ cùng sống trong một giai đoạn lịch sử và sống ở vùng Bắc Bộ và cả hai người đều có ngòi bút trào phúng thâm thúy nhưng mức độ tráo phúng trong thơ văn của hai người lại khác nhau.
Tiếng cười trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến là tiếng cười nhẹ nhàng, kín đáo mà đầy thâm thúy, đã châm biếm ai thì rất sâu cay nhưng lại không trực tiếp bộc lộ ra ngoài khiến đối tượng được châm biếm, giễu cợt dù biết cũng phải "ngậm bồ hòn" trong lòng mà không làm gì được. Ví dụ như bài "Hỏi thăm quan tuần mất cướp":
Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông
Nó lại lôi ông đến giữa đồng
Lấy của đánh người quân tệ nhỉ!
Thân già da cóc có đau không?
Bây giờ mới khẻ sày da trán
Ngày trước đi đâu mất mảy lông
Thôi cũng đừng nện ki cóp nữa
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!


Còn Tú Xương, ông ấy không "hiền" như Nguyễn Khuyến, đã châm biếm ai thì nói toạc ra nói thẳng vào mặt đối tượng châm biếm, cũng vì thế mà mỗi câu, mỗi chữ trong thơ trào phúng của Tú Xương đọc lên cứ như đấm vào mặt người khác, rất sâu cay, đả kích quyết liệt. Chẳng hạn như bài "Giễu người thi đỗ":
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
Nó đỗ khoa này có sướng không?
Trên ghế bà đầm ngoi đ ít vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng !
Nguyễn Tuân có bình luận về hai câu cuối trong bài thơ này đại loại thế này: Quả là sâu cay khi đem cái "đ ít vịt" bà đầm ra đối với cái "đầu rồng" một ông cử d ốt đang lạy tạ mũ áo vua ban. Không đỗ cũng cực mà đỗ để phải phủ phục xuống lạy Tây, lạy cả đầm thì quả là nhục!
Như vậy, cùng một đề tài châm biếm, trào phúng nhưng cách thể hiện của hai ông Nguyễn Khuyến và Tú Xương lại khác nhau. Một người thì nhẹ nhàng, kín đáo mà sâu cay, một người thì thẳng thắn, quyết liệt đả kích, không nhân nhượng.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom