Toán 10 Tịnh tiến đồ thị và Giá trị tuyệt đối

Luffy_ngao

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng mười hai 2020
4
1
6
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Nguyen Du
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào cả nhà.
Mình có 2 vấn đề đang phải giải quyết

1)
Ở Chương 2 trang 45 SGK toán 10 đại số nâng cao có đề cập đến định lý
Cụ thể: Nếu tịnh tiến sang trái p đơn vị thì ta sẽ có y = f(x+p)
Cho mình hỏi tại sao lại có công thức này?

Một ví dụ cụ thể: f(x) = x + 1
Áp dụng định lý trên ta muốn dịch đồ thị sáng trái 2 đơn vị
=> f(x+2) = (x+2) + 1 = x + 3
Hóa ra lại thành dịch chuyển đồ thị lên trên 2 đơn vị chứ ko phải sang trái 2 đơn vị như định lý đã nói
=> Mâu thuẫn. Tại sao lại có vấn đề này xảy ra.

2) Chương 3 Trang 72 SGK trước phần 4 phương trình nhiều ẩn là Ví dụ 3:
|x-1| = x-3 (1)
Theo như mình tham khảo 1 số nguồn tài liệu. Giá trị tuyệt đối giống như khoảng cách từ giá trị 0 đến giá trị trong số tuyệt đối. Như vậy ở phương trình trên: về trái giống như khoảng cách nên ko thể có giá trị âm (Measure), trong khi vế phải là tính theo hệ đếm (counting). Hai hệ khác nhau tại sao chúng ta lại đem vào so sánh bằng (phương trình).
Vậy ý nghĩa của giá trị tuyệt đối nằm ở mục đích gì? Nó có những ứng dụng gì vào thực tế?
Nếu chúng ta có phương trình ở trên thì phương trình đó vô nghiệm vì điều kiện xác định giá trị tuyệt đối có ý nghĩa là x < 1 trong khi với trường hợp đó giải ra x = 2.

Có 1 sự khác biệt đối với giá trị tuyệt đối.
VD: Nếu ko có giá trị tuyệt đối: -(x-1) = x - 3 sẽ có nghiệm là x = 2
Nếu có giá trị tuyệt đối |x-1| = x -3
với trường hợp x-1 < 0 <=> x < 1 =>
ta vẫn có phương trình giống y chang phương trình ko có giá trị tuyệt đối
-(x-1) = x - 3 nhưng lúc này kết quả sẽ là vô nghiệm vì để có kết quả này ta cần phải có điều kiện x < 1.

Vậy cho mình hỏi người ta áp dụng giá trị tuyệt đối vào phương trình để làm gì?

Tổng kết:
Những việc mình đang tiếp tục tìm hiểu
1)Chứng minh nguồn gốc của công thức tịnh tiến trái, phải. Và xử lý mâu thuẫn nếu f(x) = x + 1
2)Giá trị tuyệt đối có tác dụng gì hữu ích? Làm sao có thể so sánh hệ đếm với hệ đo lường dc nhỉ? Bởi vì nếu bạn có 2 cây viết thì với hệ đếm nó là 2. Trong khi hệ đo lường nó chỉ tính là 1 (khoảng cách giữa 2 cây viết)

Sau khi viết xong những dòng này mình vẫn tiếp tục học và tìm hiểu. Ai có ý tưởng, cách thức nào hay thì chỉ giúp mình với. Cảm ơn các bạn.
 

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,478
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
1. Vì đồ thị của cả f(x) và f(x+2) đều là đường thẳng nên tịnh tiến sang trái hay lên trên đều tương đồng với nhau nhé.
Để thấy sự khác nhau thì bạn nên lấy đồ thị hàm bậc 2 nhé.
2. Trong chương trình hình học nâng cao thì có 1 khái niệm mới, đó là giá trị đại số. Giá trị đại số là độ dài giữa 2 điểm nhưng có xác định về hướng.
Khái niệm này sẽ giải thích rằng cả vế trái và vế phải của cả 2 phương trình đều là giá trị đại số, chỉ có điều vế trái là hướng của nó luôn dương. Cho nên phương trình này là sự so sánh giữa 2 hệ đo lường.
 

Luffy_ngao

Học sinh mới
Thành viên
18 Tháng mười hai 2020
4
1
6
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Nguyen Du
1) Mình không để ý rằng khi y = (x+1)+2 vừa dịch lên trên cũng tức là dịch sang trái (vì nó là đường thẳng). Đò thị khác mình đã thử và nó hoàn toàn chính xác.
2) Nó có hướng dùng để xác định tính toán các giá trị âm dương. Và phương trình có 2 vế đều là cùng hệ đo lường.
Cảm ơn bạn.
 
Top Bottom