TÍNH THIẾT THỰC CỦA LÍ LUẬN VĂN HỌC TRONG MÔN VĂN THPT.

H

huongmotor

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TÍNH THIẾT THỰC CỦA LÍ LUẬN VĂN HỌC TRONG MÔN

lí luận văn học là một phân môn được dạy trong 3 năm học cấp 3
Nhiều học sinh ngại và e dè khi nhắc đến phân môn này
Thực ra các bạn chỉ cần nghĩ đơn giản; muốn đi đường phải có sơ đồ, la bàn, kim chỉ nam, muốn nhận thức tốt và học, làm bài tôt môn văn, bạn hày quan tâm hơn đến lí luận văn học
Lí luận văn học ở PT đề cập đến những kiiến thức cơ bản: tác phẩm văn học, thể loại văn học,tiến trình văn học,chức năng vai trò văn học...
Cụ thể hơn, lí luận văn học còn đề cập tới những vấn đề mà các bạn gặp hàng ngày khi phân tích và tìm hiểu tác phẩm: đề tài, chủ đề, cảm hứng tư tưởng,sắc điệu thẩm mỹ, giá trị và ý nghĩa tư tưởng....
Lí luận văn học không hề khô khan, bởi nó gắn trực tiếp vào những tác phẩm cụ thể!
hãy chia sẻ những băn khoăn của bạn về chủ đề này!
 
T

tranquang

Môn văn trong nhà trường phổ thông của ta hiện nay đang tồn đọng 1 vấn đề rất bất cập: Đó là vấn đề lí luận văn học. Tại sao ư? Vì chúng ta chỉ chú trọng cho học sinh học những tác phẩm, yêu cầu học thuộc thơ, nắm được nội dung truyện ngắ, rồi từ đó đi phân tích, bình giảng, chứng minh... theo ý có sẵn của giáo viên. "Thật là pó tay"_xin lỗi vì chỉ có từ này mới diễn tả được tâm tư lúc này! Làm việc phải có phương pháp. Nó giống như người nông dân biết "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" sẽ thu được hiệu quả cao hơn người không biết. Lí luận nói có vẻ là xa vời vì chúng ta đang theo lối mòn suy nghĩ mà từ lâu tạo nên. Chúng ta sẽ làm thế nào để phân tích được chủ đề tư tưởng của tác phẩm trong khi chẳng biết chủ đề tư tưởng là cái mô tê gì? Muốn bình giảng nghệ thuật của tác phẩm trong khi chẳng biết nghệ thuật trong văn học bao gồm cái gì và cần như thế nào?
Tôi chỉ muốn đề cập đến ở đây một vấn đề, đơn giản thôi! Muốn thực hiện việc gì đó chúng ta cần hiểu nó ra sao, và như thế nào? Và bằng cách nào chúng ta sẽ đi đến nhanh nhất. Nếu có lí luận về văn học các bạn sẽ thấy thêm 1 điều kỳ thú là học văn luôn hay ho. Đặc biệt là khi làm bài chúng ta sẽ có cảm giác làm văn cũng có những công thức chung đấy chứ nhỉ?
Hãy cùng nhau chia sẻ và bàn luận cùng chúng tôi về vấn đề này. Lần lượt chúng ta sẽ đi đến các vấn đề của lí luận văn học.
Chào thân ái và quyết thắng!
 
N

ngthanhnga

Em nghĩ anh chị đặt ra vấn đề này là đã nhắm đúng vào hồng tâm của vấn đề dạy và học văn hiện nay rồi.
Có nhiều bạn học Văn lâu rồi nhưng nếu hỏi về lí luận văn học thì sẽ không biết trả lời từ đâu, như thế nào... Nói ra em thấy thật xấu hổ nhưng bản thân em cũng không phải là ngoại lệ . Em rất lúng túng khi nói đến vấn đề này, mong anh chị giúp đỡ em với .
Anh chị có thể chỉ ra cho em biết " cái dàn " của lí luận văn học được không?
Em cũng có thắc mắc với vấn đề phân biệt cốt truyện và tình huống truyện của một tác phẩm , mong được anh chị giải đáp.
 
H

huongmotor

Theo chị có sự phân biệt giữa cốt truyện và tình huống truyện
Cốt truyện hiểu nôm na là sự gắn kết và xâu chuối các sự kiện, thường xoay xung quanh nhân vật chính, nhân vật trung tâm
Ví dụ em có thể lập ra những biến cố xảy ra với nhân vật Chí Phèo, tổng hợp những sự kiện ấy tạo nên cốt truyện
Tình huống truyện lại nằm trong cốt truyện, nó chính là sự kiện quan trọng, cơ bản, thúc đẩy sự phat triển cho câu chuyện
Ví dụ; tình huống Tràng nhặt vợ là một sự kiện trong đời TRàng, nhưng là tình huống để bộc lộ tư tưởng của nhà văn: Trong lúc đói họ không nghĩ đến cái chết mà luôn nghĩ đến sự sống!
Em đã rõ hơn chưa, nếu còn băn khoăn điều gì hãy chia sẻ nha!
 
T

tranquang

OK! Theo anh thì như thế này:
- Cốt truyện chính là nội dung của truyện, nghĩa là nó chạy xuyên suốt tác phẩm. Mang tư tưởng của tác giả, chứa đựng ý nghĩa của toàn tác phẩm. Ví dụ: truyện ngắn "Mùa lạc" của Nguyễn Khải thì cốt truyện là kể về cuộc đổi thay của nhân vật Đào cùng đất nước thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ tác phẩm làm nổi bật lên nội dung đó.
- tình huống truyện chỉ là phần nhỏ trong nội dung tác phẩm. Nó bổ trợ đắc lực cho nội dung truyện, cho nghệ thuật của tác phẩm. E cứ coi như cốt truyện của 1 tác phẩm là công ty mẹ và tình huống truyện là các công ty con thành viên. Chẳng hạn như trong "Vợ nhặt" của Kim Lân thì tình huống truyện như là Tràng nhặt được vợ... còn cốt truyện là Tràng và cuộc sống của người dân trước cách mạng tháng Tám. Tình huống truyện được xem như là những chi tiết lắp ghép lại với nhau để thành một cốt truyện hoàn chỉnh.
A hi vọng rằng có thể giải đáp thắc mắc cho em phần nào?
Chào thân ái và quyết thắng!
 
N

ngthanhnga

Cảm ơn vì câu trả lời của anh chị, em đã hiểu ra vấn đề rồi.
Nhân đây em cũng có một câu bài tập muốn nhờ anh chị chỉ giúp . Câu hỏi này xoay quanh vấn đề các yếu tố chung và khác nhau giữa hai tác phẩm Đất Nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm . Anh chị có thể đưa ra cho em một vài gợi ý được không ?
 
H

huongmotor

Sau đây là vài gợi ý của chị, em tham khảo nha;
Đây là một trong những đề bài có thể gặp
Hai bài thơ đều có chung nhan đề, như vậy là có chung một đề tài
Nhưng cách xử lý đề tài mỗi bài lại khác, như vậy cảm hứng mỗi bài có sự khác biệt
Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác và tư tưởng của mỗi tác giả em có thẻ thấy sự khác nhau;
Đất nước của NĐT: được xây dựng trên cơ sở đất nước lồng trong hình tượng người đi, từ buổi khó khăn, vất vả trong kháng choiến, trưởng thánh trong đấu tranh và quật khởi: nước Việt nam từ máu lửa - Rũ bùn đứng dậy sáng loà
Đất nước của NKĐ; lại nằm trong cảm hứng: Đất nước của Nhân Dân, là sự tổng hòa của 3 yếu tố: Văn hoá, lịch sử, địa lý
Quan sát hoàn cảnh ra đời, quan niệm sáng tác, cách lựa chọn hình tượng, cho đến cấu tứ của bài, em sẽ nhận ra sự đồng điệu và nét độc đáo của hai bài thơ
Câu hỏi của em chứng tỏ, em thực sự có ý thức trong việc học văn!
Chúc em thành công!
 
A

amaranth

Thật là thú vị em học đến hết 12 chưa từng biết gì về Lý luận văn học… thậm chí đến bây giờ em vẫn nghĩ Lý luận văn học là một dạng văn nghị luận trong đó tập trung vào chủ đề là "vai trò, tính chất, ảnh hưởng của văn học và nhà văn với cuộc sống" cơ… hix hix
 
H

huongmotor

Điều này cũng không trách em được khi mà giáo viên không có ý thức dạy một cách bài bản và thực tiễn để cho em áp dụng
Rất may là từ cấp 3 chị được học LLVH một cáhc có hệ thống, thầy giáo chị rất coi trọng phân môn này, và thực tế đã chứng minh là thầy giáo chị đã đúng!
 
H

hangxanu

Em thấy hầu như thầy cô giáo nào cũng ko chú ý lắm đến phần này,Theo phân phối chương trình của Bộ thì phần LLVH thường được dạy ở cuối năm học,năm nay thì mang lên đầu(chả thiết thực gì cả).Cả tuần có 3 tiết Văn nên ko có thời gian dạy=>yếu kém là đúng roài
Anh chị có thể giúp em cách hệ thống các nội dung chủ yếu của NKTT của HCM đc ko ạ.Em ko tài nào nhớ nổi theo dàn ý của cô giáo
 
T

tranquang

Anh nghĩ thế này. Muốn học các tác phẩm của Bác tốt nhất thì hãy nghĩ ngay đến câu của NGười nói về văn học:"Viết cho ai? Viết cái gì? Và viêt như thế nào?" Từ đó em liên hệ vào từng tác phẩm cụ thể? Khi mà em trả lời được các câu hỏi đó là em ok. Học văn anh nghĩ nên có những câu hỏi mở và tự mình đi tìm lời giải đáp. Hi vọng em thành công.
Chào thân ái và quyết thắng!
 
N

ngoisaotim

Mấy bác làm em nhớ đến cách "học" lý luận văn học ở lớp em quá! Cô chỉ
nói cho em biểt phải gạch trong sách ở chỗ nào rùi... về chép lại(?) Thú thật, đến giờ em vẫn không hiểu lý luận văn học là gì và tại sao phải học nó?
 
C

conu

Đề bài Văn thường hay gặp các thể loại như phân tích giá trị nhân đạo, rồi các giá trị tư tưởng, giá trị nhận thức...vv của 1 tác phẩm mà có mấy ai hiểu được những từ như thế, rồi chuyện sính dùng thuật ngữ chuyên môn mà ko hiểu để rồi dùng sai cũng là 1 chuyên, lý luận là cái nên, ko có nó thì làm Văn cái nỗi gì, phải hiểu vì nó ứng dụng rất nhiều.
 
T

tranquang

ngoisaotim said:
Mấy bác làm em nhớ đến cách "học" lý luận văn học ở lớp em quá! Cô chỉ
nói cho em biểt phải gạch trong sách ở chỗ nào rùi... về chép lại(?) Thú thật, đến giờ em vẫn không hiểu lý luận văn học là gì và tại sao phải học nó?
Lí luận văn học chỉ đơn giản là lý thuyết, là kiến thức mang tính lý luận về các vấn đề liên quan đến văn học như: Chủ đề tác phẩm là gì? Tư tưởng nhân đạo là? Chủ nghĩa yêu nước bao gồm các yếu tố nào?
...
Nếu em có vấn đề nào cần thắc mắc về lí luận văn học, cứ post lên đây, mọi người sẽ giải quyết cùng em. OK?
Chào thân ái và quyết thắng!
 
N

ngoisaotim

Cảm ơn các anh chị nhiều. Nhưng có lẽ là không cần nữa. Tụi em "vĩnh biệt" với lý luận văn học rùi (nghe hơi làm sao ý nhỉ?)
 
M

michealjackson

huongmotor said:
Điều này cũng không trách em được khi mà giáo viên không có ý thức dạy một cách bài bản và thực tiễn để cho em áp dụng
Rất may là từ cấp 3 chị được học LLVH một cáhc có hệ thống, thầy giáo chị rất coi trọng phân môn này, và thực tế đã chứng minh là thầy giáo chị đã đúng!

em la hs lop toán nhưng lại thi khối D! đâm ra học môn văn trên lớp hết sức vớ vẩn! Em thấy bi giờ đi học thêm là chính, học trên lớp chỉ là phụ !!huhu các anh chị có thể giúp em được không! Đôi khi môn văn lại wa' sức với em, mà em định thi Ngoại thương mới chết chứ!!
 
P

pinkpearl

Em là HS lớp Văn khối 10(trường PTNK -TPHCM) và cũng đã dc tiếp cận với LLVN trong HKI vừa rồi. Có lẽ, tất cả đều cần 1 sự đam mê, hay ít nhất là 1 sự chuyên tâm đầu tư vào. Nếu chịu khó tìm hiểu, LLVH thật sự là phân môn rất gần với tự nhiên, đơn giản là cách gọi tên các khái niệm trong Văn học (như mấy cái định nghĩa Toán, Lí, Hoá vậy). Nhưng nó mang tính văn chương nhiều hơn, không chỉ học + đọc suông mà phải dùng 90%kiến thức tìm hiểu + 10% nhạy cảm mới có thể bước đến cái gốc rễ của nó dc. Thú vị và đặc biệt lắm. Còn về việc điểm số, nghĩ thử xem, với những ng` nhạy cảm thì không nói, còn với những ng` không có khiếu Văn, thì 8-9/10 đâu phải là kết quả tồi. Đừng mang trách nhiệm lên thầy cô (dù đôi khi họ cũng ....), vì hầu như tất cả chỉ nằm ở sự đầu tư mà thôi.
 
Top Bottom