Tinh thần nhân đạo cao cả là nội dung tư tưởng đặc sắc tạo nên nét nhân văn của Truyện Kiều của Nguyễn Du. Qua 2 đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Thầy (cô) giúp em đề này với ạ
Bạn tham khảo nhé
MB: Dẫn dắt vấn đề (Giới thiệu Nguyễn Du, phong cách sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu....)
TB:
- Tinh thần nhân đạo là gì?
Là cảm hứng nhân văn xuyên suốt trong các tác phẩm văn học từ lịch sử cho tới ngày nay. Nó phản ánh hiện thực khốc liệt, từ đó thể hiện niềm thương cảm đối với những số phận hẩm hiu,.... Văn học Việt Nam từ xưa đến nay luôn coi trọng nội dung nhân đạo và xem đó là chuẩn mực trong sáng tác. Ở mỗi giai đoạn, cảm hứng nhân đạo được khơi gợi theo những cách khác nhau. Và đến với Nguyễn Du, ta thấy rõ nét tinh thần nhân đạo của ông trong tác phẩm "Truyện Kiều", cụ thể là hai đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích"....
- Tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm của Nguyễn Du
+ "Chị em Thúy Kiều"
- Trong xã hội phong kiến nam quyền, Nguyễn Du đã không ngần ngại, hết lời ngợi ca đề cao vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ qua nhân vật Thúy Kiều
- Kiều có vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" về hình thức, trong con người đó luôn lấp lánh cả về vẻ đẹp tài năng "cầm kỳ thi họa" Kiều đều giỏi. Không những thế, nàng còn là người con hiếu thảo và là một con người giàu lòng vị tha, một người phụ nữ với đủ những tiêu chí "công dung ngôn hạnh".
- Nguyễn Du đề cao và trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của Thúy Kiều. Bởi vậy, trước số phận hẩm hiu của nàng, ông đã bày tỏ sự đồng cảm, xót thương. Thương cho nàng phải sống trong xã hội trọng nam khinh nữ, xã hội mà người phụ nữ bị chà đạo cả về thể xác lẫn tinh thần....
- Chính bởi tài năng và sắc đẹp của nàng mà ta có dự cảm về một kiếp người tài hoa, bạc mệnh, đúng với quan niệm "hồng nhan bạc mệnh". Đó chính là biểu hiện của tấm lòng thương cảm sâu sắc đối với con người, là biểu hiện của cảm hứng nhân văn mà Nguyễn Du dành cho nhân vật Thúy Kiều ngay từ những vần thơ mở đầu tác phẩm....
+ " Kiều ở lầu Ngưng Bích"iờ đây, Kiều phải chịu khổ sở, bán thân để chuộc cha và em.
- Lầu Ngưng Bích- nơi khoá giữ tuổi xuân của nàng, đó là nơi tù ngục, không có tự do, khiến nàng phai dần tuổi xuân. Tâm trạng nàng thì ngổn ngang trăm mối, có cả sự đau xót, nhục nhã ê chề....
- Nguyễn Du cảm thương cho số phận của Kiều, ông luôn hi vọng nàng có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Nàng chính là hiện thân cho những người phụ nữ xưa, tài sắc vẹn toàn nhưng luôn phải chịu sự bất hạnh.
- Ông lên tiếng bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với nỗi xót thương đau đớn cho thân phận phụ nữ xưa. Ông đã từng đau đớn chất vấn "thương thay cùng một kiếp người/ hại thay mang lấy sắc tài làm chi".
- Nguyễn Du sống trong xã hội phong miến nhưng lại dám đi ngược lại những lề thói vô lý của xã hội đó để cất lên bài ca về khát khao tình yêu, tự do, hạnh phúc và bình đẳng.
- Ông cũng tố cáo những thế lực tàn bạo đã khiến những con người lương thiện, những người phụ nữ vô tội phải chịu khổ sở, điêu đứng....
- Bàn luận, đánh giá
+ Qua hai đoạn trích tiêu biểu, ta có thể thấy tinh thần nhân đạo cao cả là nội dung tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm của Nguyễn Du.
+ Điều đó làm nên nét nhân văn, đặc trưng của Nguyễn Du.
+ Tinh thần nhân đạo của ông đã vượt lên trên thời đại, vượt lên những quan niệm, chuẩn mực thời ấy.....
KB: Khẳng định lại ý kiến, cảm nghĩ bản thân.