Sử 11 Tình hình việt nam trước khi pháp xâm lược

B

bjmshy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Tình hình việt nam trước khi pháp xâm lược
2. Tư năm 1858-1862 pháp đã sử dụng những kế hoạch quân sự nào để xâm lược vn.hãy trình bày các bước tiến hành những kế hoạch quân sự đó
3. vì sao pháp đánh bắc kì? các bước chiếm bắc kì lần t1, lần t2?
4.
Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của quân dân tà từ 1858-1884 thất bại ?
5. nguyên nhân bùng nổ pt cần vương. các giai đoạn phát triển của pt cần vương?
6. Chính sách khai thác của Pháp?

 
N

nguyenhanhnt2012

Hù

bjmshy;1943889[FONT=Comic Sans MS said:

5. nguyên nhân bùng nổ pt cần vương.

[/FONT]
Năm 1885, quan quân triều đình nổi dậy tấn công Pháp ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạỵ ra Tân Sở thuộc Quảng Trị; tại đây Tôn Thất Thuyệt mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương kêu gọi người Việt nổi dậy đánh Pháp giúp vua. Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra trong đó tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo... Phong trào vẫn tiếp tục phát triển cả sau thời gian vua Hàm Nghi bị Pháp bắt giữ (năm 1888); nó chỉ thực sự chấm dứt khi lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Hương Khê là Phan Đình Phùng chết cuối năm 1895.

Hù


5. các giai đoạn phát triển của pt cần vương?


2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
a. Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...
Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
b. Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896
- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….
- Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Hù


3. vì sao pháp đánh bắc kì?

Chiến dịch Bắc Kỳ là một chiến dịch diễn ra từ tháng 6 năm 1883 đến tháng 4 năm 1886 do Pháp tổ chức, nhằm chống lại các đội quân của Việt Nam, Quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và đội quân Quảng Tây và Vân Nam của nhà Thanh, với mục tiêu chiếm đóng Bắc Kỳ và giữ vững sự bảo hộ của Pháp tại đó. Với những diễn biến phức tạp của chiến dịch xảy ra vào tháng 8 năm 1884 do bùng phát Chiến tranh Pháp - Thanh và vào tháng 7 năm 1885 do phong trào Cần Vương tại An Nam, chiến dịch cần đến sự tham gia của rất nhiều quân Pháp, dưới cái tên Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ và sự hỗ trợ từ Đội tàu chiến Bắc Kỳ. Chiến dịch chính thức kết thúc vào tháng 4 năm 1886, khi lực lượng viễn chinh giảm số lượng quân đội chiếm đóng, nhưng tình hình Bắc Kỳ vẫn không ổn định cho đến tận năm 1896.
Trong khoảng thời gian từ năm 1881 cho tới 1885, người Pháp đã tiêu tốn vào xứ Đông Dương 334 triệu franc, trong khi tổng mậu dịch của xứ này chỉ là 350 triệu franc trong năm 1879


Hù

các bước chiếm bắc kì lần t1, ?

_ Cuối 1872, chúng cho lái buôn Đuy Puy gây rối ở Hà Nội nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kỳ.
_ Lấy cớ giải quyết vụ gây rối của tên lái buôn Đuy Puy, Gác ni ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc kỳ của thực dân Pháp.
_ Sau đó Pháp cho quân đánh thành Hà Nội 20.11.1783. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình , Nam Định.
 
Last edited by a moderator:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
1. Tình hình việt nam trước khi pháp xâm lược
+ Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
+ Tuy nhiên trong giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
+ Về nông nghiệp:
- Nông nghiệp sa sút, nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô nhưng cuối cùng ruộng đất lại rơi về tay địa chủ, cường hào.
- Đê điều không được chăm sóc, nạn mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên.
+ Công thương nghiệp:
- Bị tàn phá nghiêm trọng, xu hướng độc quyền công thương của nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại.
- Chính sách "bế quan tỏa cảng" đã khiến nước ta bị cô lập với bên ngoài.
+ Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có nhiều sai lầm (như cấm đạo, đuổi giáo sĩ phương Tây) đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra nhiều nơi.
4.Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của quân dân tà từ 1858-1884 thất bại ?
+ Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiên tiến, đủ sức lãnh đạo phong trào.
+ Chênh lệnh về lực lượng giữa ta và Pháp.
+ Triều đình không có đường lối kháng chiến phù hợp, đúng đắn.
6. Chính sách khai thác của Pháp?
+ 1897 chính phủ Pháp cử Pôn Đu - me sang làm toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
+ Nông nghiệp: Nổi bật là chính sách cướp đoạn ruộng đất. Năm 1897 thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng.
+ Công nghiệp: tập trung khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm...), bên cạnh đó những cơ sở công nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện lần lượt ra đời.
+ Giao thông vận tải: chú ý xây dựng hệ thống giao thông vận tải để phục vụ cho cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự:
- Những đoạn đường sắt quan trọng ở Bắc Kì và Trung kì dần dần được xây dựng.
- Mở rộng nhiều tuyến đường bộ đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền
- Nhiều cây cầu lớn được xây dựng (Cầu Tràng Tiên - Huế, cầu Bình Lợi (Sài Gòn...)
- Một số cảng biển cũng được mở mang như cảng Sài Gòn, Hải phòng...
=> Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trên mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống.
 
  • Like
Reactions: Khanhtt_27

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
1. Tình hình việt nam trước khi pháp xâm lược
2. Tư năm 1858-1862 pháp đã sử dụng những kế hoạch quân sự nào để xâm lược vn.hãy trình bày các bước tiến hành những kế hoạch quân sự đó
3. vì sao pháp đánh bắc kì? các bước chiếm bắc kì lần t1, lần t2?
4.
Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của quân dân tà từ 1858-1884 thất bại ?
5. nguyên nhân bùng nổ pt cần vương. các giai đoạn phát triển của pt cần vương?
6. Chính sách khai thác của Pháp?
Câu 2
Tăng tương phản Giảm tương phản
Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau (2-9-1858), địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858
Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.
Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.
Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầ không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.
- Sau 18 tháng thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ạ.Bạn có thể tham khảo thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
 
Top Bottom