Văn 12 Tính hình tượng trong ngôn ngữ Thơ

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hình tượng trong văn học nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng đều được xem xét theo ba nghĩa:
- Hình tượng như một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hoặc một hình thức chuyển nghĩa khác gắn với nghĩa bóng
- Hình tượng như là một nhân vật văn học
- Hình tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh của thế giới khách quan.
Giả thiết thứ ba là giả thuyết chung nhất về hình tượng, còn hai cách giải quyết đều có thể coi là những phương tiện nhận thức và phản ánh một cách hình tượng thực tế khách quan.
Trong ngôn ngữ học, đặc biệt phong cách học thì tính hình tượng theo nghĩa rộng nhất có thể xác định là thuộc tính của ngôn ngữ nghệ thuật mà cụ thể là ngôn ngữ thơ truyền đạt không chỉ thông tin logic mà còn truyền được thông tin được tri giác một cách cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng) nhờ hệ thống những hình tượng ngôn từ. Còn bản thân hình tượng ngôn từ đầu tiên có thể xác định là mảnh đoạn cụm từ mang thông tin hình tượng, mà ý nghĩa của thông tin hình tượng này không tương đương với ý nghĩa của những yếu tố được lấy tách riêng ra của mảnh đoạn đó cộng lại. Một từ trong lời nói nghệ thuật không thể coi ngang bằng ngôn ngữ thực hành, vì trong văn bản nghệ thuật, từ thi ca có hai bình diện theo khuynh hướng nghĩa của mình, có mối tương quan đồng thời cả với những từ của ngôn ngữ văn hóa chung, cả với những yếu tố của cấu trúc ngôn từ của văn bản nghệ thuật. Từ “vũng” trong câu thơ Nguyễn Đình Thi cũng như vậy:
Buổi chiều ứa máu
Ngổn ngang những vũng bom.
“Vũng bom” chứ không phải là “hố bom”. Trong từ “vũng” có nét nghĩa thường trực là “có nước” mà từ “hố” không nhất thiết phải có. Chính nét nghĩa “có nước” này tạo nên sự cộng hưởng giữa từ “vũng” và từ “máu” trong câu đi trước. Sự cộng hưởng đó tạo nên một hình tượng liên tưởng có sức tố cáo mạnh mẽ: những vũng bom đạn Mỹ trút xuống làng quê ta chính là những vũng máu.
Có thể nói khi đi vào thơ thì những từ ngữ phi nghệ thuật đều có thể là ngôn ngữ nghệ thuật nếu nó có thêm một nghĩa bổ sung nào đó, một nghĩa hình tượng nào đó. Trong câu thơ Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Các từ ngữ “chảy máu”, “đâm nát” bên cạnh các nghĩa đen, nghĩa đầu tiên còn mang nghĩa bổ sung xây dựng hình tượng văn học: phác họa hình tượng Tổ quốc Việt Nam thân thương bị kẻ thù tàn phá, hủy diệt. Nói như trên không có nghĩa là mỗi từ của ngôn ngữ phi nghệ thuật xuất hiện trong ngôn ngữ thơ đều bắt buộc cải tạo thành từ thi ca, mang giá trị nghệ thuật mà còn có những “vị trí trống rỗng”, “những bao bì”, tức là những vị trí có giá trị về mặt giao tiếp mà không có hoặc ít giá trị nghệ thuật.
Nói về hình tượng trong thơ, những đơn vị lớn hơn từ thì khái niệm hình tượng có thể xác định như là một thể thống nhất của tạo hình và biểu đạt. Hình tượng là một tín hiệu phức tạp trong đó xuất hiện với tư cách là bình diện nội dung, có sự biểu đạt mới, không bị rút gọn lại ở cái được biểu đạt trước đó. Giống như bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, hình tượng sóng và hình tượng nhân vật em song song cùng tồn tại, hiện hữu trong bài thơ. Trong ngôn ngữ viết về hình tượng sóng thì hình tượng em lại được đan hòa, hiện lên thông qua ngôn ngữ hình tượng sóng.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
“Dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ” là những cặp trạng thái đối nghịch của hình tượng sóng nó gợi lên những trạng thái khác nhau khi yêu của hình tượng nhân vật em. Đây là những trạng thái đối nghịch nhưng lại thống nhất, hài hòa trong hình tượng sóng cũng như là trạng thái cảm xúc hình tượng nhân vật em.
Không phải tất cả các yếu tố ngôn ngữ thơ đều có vai trò như nhau trong chức năng thẩm mĩ mà được phân biệt nhau theo tính chất và mức độ tham gia vào việc tham gia vào việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật. Vai trò quyết định trong việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật thuộc về những đơn vị ngôn ngữ thơ mà sự phức hợp chức năng của chúng trong tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở sự biến đổi nội dung khái niệm của chúng. Ví dụ đoạn trích Nước non ngàn dặm của Tố Hữu:
Con thuyền rời bến sang Hiên
Xuôi dòng sông Cái, ngược chiều sông Bung
Chập chùng thác Lửa thác Chông
Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà
Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
Từ “thuyền” trong câu thơ cuối là từ có sự biến đổi nội dung khái niệm. Do cách kết hợp độc đáo giữa “chiếc thuyền” (chỉ sự vật cụ thể) với “trên đời” (khái niệm trừu tượng) mà người đọc buộc phải chuyển sang bình diện nghĩa thứ hai. Đây là sự hiện thực hóa đồng thời hai ý nghĩa: ý nghĩa sự vật – logic (chiếc thuyền) với nghĩa hình tượng có tính ẩn dụ (con đường cách mạng) đã mang đến rung cảm thẩm mĩ của người đọc khi nhận được một nội dung thông tin mới mẻ: lập trường, tư tưởng, tình cảm, thái độ vững vàng của tác giả đối với cuộc hành trình vượt thác bằng thuyền trên con đường công tác trở ra Bắc cũng như con đường cách mạng mà tác giả đã lựa chọn.
Sự biến đổi nội dung khái niệm từ “thuyền” trong ví dụ đã được chuẩn bị bởi ngữ cảnh, chịu sự biến đổi ngữ nghĩa nhất định, ngoài nghĩa đen còn mang đặc trưng chung thực tại hóa do kết quả sử dụng. VD: Để diễn đạt cái dữ dội, nguy hiểm, dai dẳng, gian nan, rùng rợn của thác ghềnh, tác giả đã sử dụng việc đảo từ láy “chập chùng” lên đầu câu, tiếp đó dùng phương thức liệt kê một loạt tên thác: thác Lửa, thác Chông, thác Ông, thác Bà, thác Dà, thác Khó. Điệp từ “thác” 6 lần khiến cho cuộc hành trình dường như ngày càng trắc trở. Việc láy từ thác khiến khổ thơ ngắt nhịp: T – B / (T) – B(T) – B(T) – B/(T) – T/(T) – B(T) - B / với 8 thanh trắc trong đó 6 tiếng láy lại vị trí đầu khiến hành trình vượt thác khó khăn hơn, hành trình gian nan không ngừng, không nghỉ được. Năm dòng thơ đầu không trực tiếp diễn đạt quan điểm, thái độ của chủ thể tường thuật đối với hiện tượng miêu tả trong thực tế song chúng tạo nên chỉnh thể thống thất: mức xuất phát, mở đầu rồi đi đến sự biến chuyển nội dung khái niệm của từ vốn diễn đạt quan điểm, thái độ của tác giả với cái được miêu tả.
· Như vậy trong việc biểu đạt hình tượng nghệ thuật, trong ngôn ngữ thơ có hai loại đơn vị:
+ Đơn vị ngôn ngữ có sự biến đổi nội dung khái niệm
+ Đơn vị ngôn ngữ diễn đạt cái đặc trưng chung được thực tại hóa trong ngữ cảnh.
Tính hình tượng xuất hiện do kết quả của sự đối chiếu hai khái niệm hoặc do kết quả của sự thay thế một khái niệm này bằng một khái niệm khác. Phương tiện của tính hình tượng trong nghĩa hẹp là phương tiện tu từ và biện pháp tu từ. Tuy nhiên một số từ thông thường lại mang cá tính chủ thể tác giả và nhân vật trong tác phẩm thì chúng lại mang tính hình tượng
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Chị ơi , chị cho thêm vài tập luyện nữa đi ạ , bài viết hay thì cần bài tập nữa chị nhỉ
 
  • Like
Reactions: xuanle17

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Hãy cảm nhận hình tượng Sóng trong tác phẩm Sóng (Xuân Quỳnh). Vì sao nói hình tượng sóng là hình tượng của tình yêu?
SÓNG - Xuân Quỳnh-
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

Biển Diêm Điền, 29-12-1967​
 

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Em phân tích theo khổ thơ nhé chị
''Dữ dộidịu êm
Ồn àolặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể''
Khi đọc qua những câu thơ này ta thấy song vừa dữ dội , dịu êm. ồn ào và lặng lẽ nhưng ý chính ở đây tác giả muốn nói dù '' sóng '' có thế nào thì nó vẫn trở về trạng thái ban đầu của nó .
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Ở khổ thơ thứ 2 tác giả đã nêu ra một chân lý ''Sóng mãi là sóng, tình yêu muôn đời vẫn là điều khao khát của con người, nhất là người trẻ.''
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Hành trình tình yêu đôi lứa bắt đầu cùng với hình tượng sóng và biển .
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Tiếp tục kể về tình yêu đôi lứa và tình cảm cô gái dành cho chàng trai .
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Ẩn dụ sóng như tình yêu , trong tình yêu ai mà khoong muốn đến bước cuối cùng và tới hôn nhân .
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

Đoạn này muốn nói lên mong muốn gì đó của tác giả
( Em vẫn chưa cảm nhận được )
P/s: Nhờ chị xem giúp em @xuanle17
 
  • Like
Reactions: xuanle17

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Em phân tích theo khổ thơ nhé chị
''Dữ dộidịu êm
Ồn ào
lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể''
Khi đọc qua những câu thơ này ta thấy song vừa dữ dội , dịu êm. ồn ào và lặng lẽ nhưng ý chính ở đây tác giả muốn nói dù '' sóng '' có thế nào thì nó vẫn trở về trạng thái ban đầu của nó .
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Ở khổ thơ thứ 2 tác giả đã nêu ra một chân lý ''Sóng mãi là sóng, tình yêu muôn đời vẫn là điều khao khát của con người, nhất là người trẻ.''
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Hành trình tình yêu đôi lứa bắt đầu cùng với hình tượng sóng và biển .
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Tiếp tục kể về tình yêu đôi lứa và tình cảm cô gái dành cho chàng trai .
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Ẩn dụ sóng như tình yêu , trong tình yêu ai mà khoong muốn đến bước cuối cùng và tới hôn nhân .
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

Đoạn này muốn nói lên mong muốn gì đó của tác giả
( Em vẫn chưa cảm nhận được )
P/s: Nhờ chị xem giúp em @xuanle17
Cả bài thơ là mong muốn hòa nhập, khát vọng yêu và được yêu. Hình tượng sóng không chỉ đơn thuần là hình ảnh của biển cả mà sóng ở đây chính là những cung bậc cảm xúc, những gợi tả tinh tế về những cơn "sóng lòng".
 
Top Bottom