Sử 9 Tình hình các nước mĩ-tây âu-nhật bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay

H

hunganh8b

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Em có nhận xéy gì về nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thế giới thứ 2 đến nay
2. Thành tựu KHKT của Mĩ đạt được là gì? Nêu ý nghĩa
3. Nét nổi bật trong chính sách đối nội đối ngoại của Mĩ
4. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2? Nội dung cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản và ý nghĩa của nó
5. Tình hình các nước chau Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2
6. Trình bày hiểu biết của em về tổ chức Liên minh châu Âu EU? Quan hệ của tổ chức này với Việt Nam từ ngày thành lập đến nay như thế nào?
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Phạm Tùng

Phạm Tùng

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng mười một 2020
363
1,110
111
Nam Định
THPT Trần Hưng Đạo
1. Em có nhận xéy gì về nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thế giới thứ 2 đến nay
Chúng ta có thể chia thành hai khoảng thời gian:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1970, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế giới, được xây dựng kinh tế trong một điều kiện hết sức thuận lợi
- Từ 1970 đến nay, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.
2. Thành tựu KHKT của Mĩ đạt được là gì? Nêu ý nghĩa
Thành tựu KHKT của Mĩ đạt được là: Mĩ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (polime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch), sản xuất vũ khí (bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn đạo), chinh phục vũ trụ (đưa người lên Mặt Trăng năm 1969, thám hiểm sao Hỏa) và đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp ...
Ý nghĩa:
+ Thúc đẩy nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mĩ có nhiều thay đổi nhanh chóng.
+ Mặt khác, những thành tựu đó không chỉ thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển mà còn có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
3. Nét nổi bật trong chính sách đối nội đối ngoại của Mĩ
*Đối ngoại:
- Đề ra “chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi các phong trào dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
- Viện trợ các nước lập khối quân sự để lôi kéo , gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Tuy nhiên Mĩ cũng chịu thiệt hại nặng nề.
- Tiến hành chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế.
*Đối nội:
- Ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Tap-Hác-Lây nhằm mục đích chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mỹ hoạt động.
- Đồng thời chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.
- Thực hiện hàng - loạt chính sách nhằm ngăn cản phong trào công nhân, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc đối với người da đen và da màu...
4. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2? Nội dung cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản và ý nghĩa của nó
- Tình hình: Nhật Bản sau chiến tranh TG thứ 2 là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa và nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế lâm vào cảnh khủng hoảng, tổn thất về người và của lớn chưa từng thấy. Tình trạng thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát tăng nhanh. Sản xuất công nghiệp chỉ còn ¼ so với trước chiến tranh. Thậm chí còn phải nhận viện trợ từ Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi nền kinh tế.
- ND cuộc cải cách:
+ Ban hành hiến pháp 1946 với nhiều nội dung tiến bộ
+ Cải cách ruộng đất (1946 – 1949)
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh
+ Giải pháp lực lượng vũ trang
+ Giải thể các công ty độc quyền lớn
+ Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.
- Ý nghĩa: Đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp -nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
5. Tình hình các nước chau Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2
- Số người thiệt mạng do chiến tranh ở châu Âu đã lên đến 49.257.000 người.
- Các nước phải chịu thiệt hại rất nặng nề như Pháp, Đức,.. phải thụ thuộc vào Mĩ.
- Mất đi rất nhiều năng lực quân sự và kinh tế khả dĩ có thể duy trì hệ thống thuộc địa.
6. Trình bày hiểu biết của em về tổ chức Liên minh châu Âu EU? Quan hệ của tổ chức này với Việt Nam từ ngày thành lập đến nay như thế nào?
- Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu.
- Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên Hiệp Quốc.
Chúc bạn học tốt!!!
 
Top Bottom