Vật lí 10 tính độ dày lớp băng trong thời gian t

sizecompanyhai

Học sinh
Thành viên
10 Tháng mười 2021
47
51
31
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tính chiều dày của lớp băng tạo thành trong thời gian t. Giải thiết nhiệt độ trên lớp băng ko đổi bằng T. Cho q là nhiệt nóng chảy, D là klr của nước. k là hệ số dẫn nhiệt. Ccho công thức tính Nhiệt lượng truyền qua diện tích S và vuông góc với phương truyền nhiệt trong thời gian dt là dQ=-k.S.(dT/dx).dt
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Tính chiều dày của lớp băng tạo thành trong thời gian t. Giải thiết nhiệt độ trên lớp băng ko đổi bằng T. Cho q là nhiệt nóng chảy, D là klr của nước. k là hệ số dẫn nhiệt. Ccho công thức tính Nhiệt lượng truyền qua diện tích S và vuông góc với phương truyền nhiệt trong thời gian dt là dQ=-k.S.(dT/dx).dt
@trà nguyễn hữu nghĩa @Xuân Hiếu hust Cho em hỏi cái, T không đổi vậy dT là gì?
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
dT trên dx là độ biến thiên nhiệt độ trên 1 đơn vị chiều dài ạ
Mình hong chắc bài này phần phương trình Q còn lại như nào nếu T thay đổi nữa, nhưng mà nếu vậy thì sẽ dùng thêm hai đại lượng hằng số là nhiệt dung riêng của nước c và nhiệt nóng chảy [tex]\lambda[/tex]
Theo mình thì nhiệt nhận = nhiệt cho nên:
[tex]m.c.dT + m.\lambda = k.S.\frac{dT}{dx}.dt[/tex]
Với m = S.D.dx
Tới đây bạn tích phân hai vế, riêng vế phải thì tích phân hai lớp: T: T -> 0 và dx: 0 -> h
Với h là độ dày cần tìm.

@trà nguyễn hữu nghĩa @Tuyết Sơn hai anh xem giúp em thử bài này ạ ^^
Có gì thắc mắc bạn hỏi nhé
Tham khảo thêm tại thiên đường vật lý
 

manh huy

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng bảy 2021
213
266
76
Hà Nội
THCS Ngọc Lâm
liệu bài này có lừa không nhỉ :confused:
do T không đổi nên [TEX]\frac {dT} {dx} = \frac T x[/TEX], ta cũng lập được phương trình nhiệt để T ổn định:
[TEX]DSqdx=kS(\frac T x) dt[/TEX], giờ tích phân hai vế ta hẳn nhiên tìm được x là đọ dày cần tìm:
[TEX]x = \sqrt{\frac{2kT}{Dq}t}[/TEX]
 
Last edited:

sizecompanyhai

Học sinh
Thành viên
10 Tháng mười 2021
47
51
31
liệu bài này có lừa không nhỉ :confused:
do T không đổi nên [TEX]\frac {dT} {dx} = \frac T x[/TEX], ta cũng lập được phương trình nhiệt để T ổn định:
[TEX]DSqdx=kS(\frac T x) dt[/TEX], giờ tích phân hai vế ta hẳn nhiên tìm được x là đọ dày cần tìm:
[TEX]x = \sqrt{\frac{2kT}{Dq}t}[/TEX]
tại sao lại có dT/dx = T/x như thế này ạ? em lại nghĩ là T/dx
 

manh huy

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng bảy 2021
213
266
76
Hà Nội
THCS Ngọc Lâm
Sao T ko đổi thì $\dfrac{dT}{dx}=\dfrac{T}{x} $ được nhỉ, ko phải nó bằng 0 luôn à :) :)
quả thật thế, cơ mà trong bài này em hiểu rằng ở đây khi nói đến vi phân của T không đổi khi x tiến đến giá trị độ dày. lập được độ thay đổi đếm được qua số liệu đã cho là [TEX]\frac {\Delta T}{\Delta x}[/TEX] và [TEX]\frac{dT}{dx} = \lim_{\Delta x \to x}\frac {\Delta T}{\Delta x} = \frac{0-(-T)}{x}=\frac T x[/TEX], T giữ nguyên nên ta cũng không quan tâm đến độ thay đổi của nó qua x, rõ ràng chỉ cần cho khoảng [TEX]\Delta x[/TEX] đủ nhỏ thì đến đâu ta cũng có cùng giá trị dT/dx thôi.
hoặc có lẽ là e sai :)
 

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
123
1
196
36
Hà Giang
Tuy kỹ năng tính toán của mình kém, nhưng vẫn xin bon chen chút.

Mình thấy các bạn chưa phân tích hiện tượng, chỉ mò mẫm thôi trong "vô minh" thôi. Theo mình hiện tượng đóng băng này như ở trên 1 hồ nước, mà nhiệt độ không khí bên trên đang là độ âm, lấy VD -10 độ C đi , nhiệt độ mặt nước tiếp xúc với băng phải là 0 độ C.

Giả sử lớp băng đang có chiều dày là X. Nó sẽ như thế này:

00000.jpg


Lớp băng X đấy chia thành nhiều tầng khác nhau, nhiệt độ nước tại lớp băng sắp hình thành bên dưới là 0 độ C, nhiệt độ của lớp băng kế tiếp T1 > 0 độ C, lớp kế tiếp lT2 > T1 C, ..v...v... cho đến lớp tiếp xúc với không khí sẽ là -10 độ C.

Lớp nước sắp hình thành băng (có chiều dày x), để hóa băng, nó phải tỏa ra 1 nhiệt lượng là m.q. Nhiệt lượng này được lớp băng liền kề bên trên (có nhiệt độ thấp hơn) hấp thụ. Lớp này lại truyền nhiệt cho lớp liền kề bên trên nó, và cứ thế tiếp tục truyền cho lớp băng trên cùng rồi thoát ra không khí.

Nếu các bạn thấy phân tích của mình hợp lý, thử viết pt mô tả quá trình này xem.
 
Top Bottom