Vật lí 11 Tĩnh điện

Tram Phan

Học sinh
Thành viên
15 Tháng sáu 2019
105
24
36
Khánh Hòa
Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

  1. Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không và cách nhau khoảng R= 20cm thì chúng hút nhau với lực F1 = 14,4 . 10 ^-4 N. Sau đó,cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đẩy nhau với lực 8,1 . 10 ^-4 N. Tính điện tích mỗi quả sau khi tiếp xúc
  2. Hai hòn bi nhỏ bằng kim loại có kích thước giống nhau, mang các điện tích q1= 3.10 ^ -6 C, q2 = 7 . 10^ -6C đặt cách nhau 6cm trong không khí
a)tính lực tương tác giữa 2 hòn bi
b)cho 2 hòn bi tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra khoảng cách như cũ, lực tương tác tĩnh điện giữa 2 hòn tăng hay giảm so với trước 1 lượng bao nhiêu
Mây bạ giúp mình với, mình hơi không hiểu về mấy bài tập như thế này :>(
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
  1. Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không và cách nhau khoảng R= 20cm thì chúng hút nhau với lực F1 = 14,4 . 10 ^-4 N. Sau đó,cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đẩy nhau với lực 8,1 . 10 ^-4 N. Tính điện tích mỗi quả sau khi tiếp xúc
  2. Hai hòn bi nhỏ bằng kim loại có kích thước giống nhau, mang các điện tích q1= 3.10 ^ -6 C, q2 = 7 . 10^ -6C đặt cách nhau 6cm trong không khí
a)tính lực tương tác giữa 2 hòn bi
b)cho 2 hòn bi tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra khoảng cách như cũ, lực tương tác tĩnh điện giữa 2 hòn tăng hay giảm so với trước 1 lượng bao nhiêu
Mây bạ giúp mình với, mình hơi không hiểu về mấy bài tập như thế này :>(
1) Gọi 2 điện tích đó lúc đầu là [tex]q_{1}[/tex] và [tex]q_{2}[/tex]
Ta có: [tex]F_{1}=k\frac{\left | q_{1}q_{2} \right |}{\varepsilon R^{2}}[/tex]
[tex]\Rightarrow \left | q_{1}q_{2} \right |=\frac{FR^{2}}{k}[/tex]
[tex]q_{1}q_{2}=-\frac{FR^{2}}{k}[/tex] (1) (vì q1,q2 trái dấu)
Gọi 2 điện tích lúc sau là [tex]q_{1}'[/tex] và [tex]q_{2}'[/tex]
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta có:
[tex]q_{1}'=q_{2}'=\frac{q_{1}+q_{2}}{2}[/tex]
Lại có: [tex]F_{2}=k\frac{\left | q_{1}'q_{2}' \right |}{\varepsilon R^{2}}[/tex] [tex]=k\frac{(q_{1}+q_{2})^{2}}{4R^{2}}[/tex]
[tex]\Rightarrow (q_{1}+q_{2})^{2}=\frac{F_{2}4R^{2}}{k}[/tex] (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) là xong, nhớ là có trị tuyệt đối nên hai trường hợp nha bạn
2) a) áp dụng công thức thôi
b) sử dụng định luật bảo toàn điện tích
[tex]q_{1}'=q_{2}'=\frac{q_{1}+q_{2}}{2}[/tex]
Tính lực rồi trừ là xong rồi
 
  • Like
Reactions: Tram Phan
Top Bottom