Văn 7 Tình cảm gia đình

Barton

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2018
31
34
21
18
Vĩnh Phúc
THCS Vĩnh Tường

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
1. Mở bài :
- Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng, quý báu.
- Tình cảm ấy đã được đúc kết trong những bài ca dao dân ca quen thuộc hằng ngày.
2. Thân bài :
* Ca dao về tình anh em :
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
=> Phân tích :
Bài ca dao nói về tình cảm anh em trong gia đình. Anh em là những người cùng cha mẹ sinh ra, cùng chung '' giọt máu '', không phải người xa lạ. Điệp từ '' cùng '' khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Đã là ruột thịt thì phải yêu thương, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau, phải sống sao cho có nghĩa có tình, đừng để vật chất tầm thường làm mất đi tình nghĩa tốt đẹp. Anh em được ví như tay chân, gắn kết thành một cơ thể hoàn chỉnh. Phải biết tôn trọng, hòa hợp với nhau, có như thế cha mẹ mới yên lòng, gia đình mới vui vẻ và hạnh phúc.
* Ca dao về tình cha mẹ :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
=> Phân tích :
- Hai dòng đầu sử dụng nghệ thuật so sánh : hình ảnh công cha được so sánh với núi cao ngất mấy tầng mây; nghĩa mẹ so sánh nước ngoài biển đông - dòng nước bao la vô tận không bao giờ hết. Tác giả lấy hình ảnh núi, biển, trời, nước là hình ảnh của vũ trụ, tự nhiên, vĩnh hằng để so sánh với công cha nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công lao hết sức to lớn không sao kể xiết.
- Hai dòng cuối là lời nhắn nhủ tâm tình thiết tha. Từ láy mênh mông, hình ảnh ẩn dụ cùng dấu chấm than cuối câu nói lên công lao sinh thành dưỡng dục, dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề. Hai tiếng '' con ơi '' làm cho lời ru truyền cảm, nhẹ nhàng, ngọt ngào.
- Bằng hình thức hát ru, bài ca dao cho ta hiểu được công lao to lớn của cha mẹ, qua đó khuyên nhủ con cái ghi lòng tạc dạ, hiếu thảo với cha mẹ.
* Ca dao về tình ông bà :
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu !
=> Phân tích :
- Tâm trạng của nhân vật : Nỗi nhớ da diết những người đã khuất ( ông bà ) được so sánh với số nuộc lạt buộc trên mái nhà, nhiều không thể kể hết được. Một hình ảnh so sánh quen thuộc, giản dị, phù hợp với lối diễn đạt mộc mạc, chân chất của người nông dân xưa và thường thấy trong ca dao, với mô típ chung bao nhiêu .... bấy nhiêu.
- Nhớ thương là khái niệm trừu tượng thuộc lĩnh vực tinh thần được cụ thể hóa thành sự vật ( nuộc lạt mái nhà ), khiến cho khả năng biểu cảm của câu ca dao tăng lên rất nhiều.
- Nhịp thơ chậm, âm điệu ngậm ngùi, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Qua việc phân tích những bài ca dao, ta rút ra được những ý sau :
- Ca dao dân ca là tiếng nói của tình cảm gia đình ( hay tình cảm gia đình là chủ đề tiêu biểu của ca dao dân ca )
- Những bài ca dao dân ca dạy chúng ta cách sống, cách làm người và những tình cảm cần có trong gia đình.
3. Kết bài :
- Khẳng định ý nghĩa của những bài ca dao dân ca đã rút ra được.
- Chúng ta cần đọc thêm những bài ca dao dân ca hay để tự trau dồi tình cảm gia đình cho bản thân, đồng thời hiện thực hóa tình cảm đó thành hành động cụ thể.
 
Top Bottom