Vật lí 10 Tìm V

WHAT IS NAME ???

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng hai 2020
32
4
6
Thừa Thiên Huế
HOCMAI
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vật nhỏ khối lượng m1= 1kg thả rơi trên vật m2 = 5kg đang chuyển động trên 1 mặt phẳng ngang. Vận tốc các vật ngay trước khi xảy ra va chạm là v1 = 8m/s và v2 = 2 m/s. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và chuyển động với vận tốc v. Thời gian xảy ra va chạm là [tex]\Delta t[/tex] rất nhỏ. Hệ số ma sát giữa vật m2 và mặt phẳng ngang là [tex]\mu = 0,4[/tex]. Tìm vận tốc v.
upload_2020-2-10_10-59-54.png
@trà nguyễn hữu nghĩa @Trai Họ Nguyễn @Đức Hải @Trương Văn Trường Vũ
:meomun19:meomun19
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Cách giải của mình như sau:

Vật rơi xuống va chạm trong thời gian t sẽ gây ra 1 xung lực, ma sát tăng đột ngột trong khoảng thời gian này. Công của ma sát trong khoảng thời gian t là: A = F.u.s

Với F là xung lực phát sinh do va chạm, F.u là lực ma sát. F = p/t với p là biến thiên động lượng p = m1.v1, s là quãng đường theo phương ngang, xem s = v2.t

Vậy A = m1.v1/t .u.s = m1.v1/t.u .v2.t = m1.u.v1.v2

(Đúng ra xét ma sát do trọng lực 2 vật, nhưng vì xem xung lực lớn hơn nhiều so với trọng lưc nên bỏ qua).

Va chạm này vật vừa bị mất năng lượng do va chạm mềm, vừa mất năng lượng do ma sát. Ma sát sẽ gây ảnh hưởng lên vật m2 trước, sau đó nội lực giữa 2 vật mới tiếp tuc làm giảm động năng (mất mát do va chạm mềm).

Vận tốc của vật 2 sau ma sát: m2v2'^2/2 = m2v2^2/2 - A Tính đươc v2'.

Áp dụng bảo toàn động lượng để tính v, xem như thời gian ngắn bỏ qua ảnh hưởng của ma sát do trọng lực. m2v2' = (m1 + m2).v tính được v.

Ai có cách giải hợp lý hơn không?
 

WHAT IS NAME ???

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng hai 2020
32
4
6
Thừa Thiên Huế
HOCMAI
Cách giải của mình như sau:

Vật rơi xuống va chạm trong thời gian t sẽ gây ra 1 xung lực, ma sát tăng đột ngột trong khoảng thời gian này. Công của ma sát trong khoảng thời gian t là: A = F.u.s

Với F là xung lực phát sinh do va chạm, F.u là lực ma sát. F = p/t với p là biến thiên động lượng p = m1.v1, s là quãng đường theo phương ngang, xem s = v2.t

Vậy A = m1.v1/t .u.s = m1.v1/t.u .v2.t = m1.u.v1.v2

(Đúng ra xét ma sát do trọng lực 2 vật, nhưng vì xem xung lực lớn hơn nhiều so với trọng lưc nên bỏ qua).

Va chạm này vật vừa bị mất năng lượng do va chạm mềm, vừa mất năng lượng do ma sát. Ma sát sẽ gây ảnh hưởng lên vật m2 trước, sau đó nội lực giữa 2 vật mới tiếp tuc làm giảm động năng (mất mát do va chạm mềm).

Vận tốc của vật 2 sau ma sát: m2v2'^2/2 = m2v2^2/2 - A Tính đươc v2'.

Áp dụng bảo toàn động lượng để tính v, xem như thời gian ngắn bỏ qua ảnh hưởng của ma sát do trọng lực. m2v2' = (m1 + m2).v tính được v.

Ai có cách giải hợp lý hơn không?
vì sao p =m1.v1 anh, không phải biến thiên động lượng của m1 là động lượng sau - động lượng đầu = m1.( v'-v1)
 
Top Bottom