tim thoi gian trong dao dộng điều hoà

M

mizusuka

Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(2pt + 2p/3)cm. Thời điểm vật qua vị trí x = 2cm lần thứ 2010 là:
A. 1005s B. 1004,5s C. 1004,83s D. 1005,16s
Biểu diễn phương trình dao động bằng đường thẳng , O là vị trí cân bằng A , -A là 2 biên , M là trung điểm OA , N là trung điểm -AO . Ta có vị trí li độ x = 2 là M , vật xuất phát tại vị trí N chuyển động theo chiều âm .
T = 1s . Một chu kì T vật đi qua vị trí M 2 lần , tới giây thứ 1004 vật đi qua vị trí M 2008 lần và đang ở vị trí N , tại thời điểm đi qua x = 2 lần thứ 2010 vật còn cách vị trí N 1 đoạn 4cm với /g đi là T/6 = 1/6s .
=> t = ( 2010/2 ) - 1/6 = 6029/6 = 1004,83s
 
L

lamtrang0708

t= 1004T +t2
với t2 là khoảng thời gian từ VT ban đầu đến x=2 lần thứ 2
VTBĐ của vật là x=-2 , vật đang đi theo chiều âm
dung fresnel ta thấy quãng tg vật đi từ x=-2 đến x=2 lần thứ 2 là 5T/6
tổng thời gian là 1004T+5T/6= 1004,83 s
????
 
Last edited by a moderator:
M

mizusuka

t= 1004T +t2
với t2 là khoảng thời gian từ VT ban đầu đến x=2 lần thứ 2
VTBĐ của vật là x=-2 , vật đang đi theo chiều dương
dung fresnel ta thấy quãng tg vật đi từ x=-2 đến x=2 lần thứ 2 là T/2
tổng thời gian là 1004T+T/2= 1004,5 s
????
phi = +2pi/3 là theo chìu âm đó bạn
là vì càng về vị trí cân bằng vận tốc càng nhanh mà M , N là 2 điểm đối xu61ng qua O nên đi mất t/gian T/6 thôi , vẽ bảng t/gian dao động đi là ra đáp án liền nè
 
V

vuvanchienaida

mà sao bạn biết vật xuất phát từ vị trí x=-2
bạn có thể minh họa nó bằng vòng tròn lượng giác k ?
 
V

vuongmung

mà sao bạn biết vật xuất phát từ vị trí x=-2
bạn có thể minh họa nó bằng vòng tròn lượng giác k ?
2pi/3=120*==> từ góc 120* đó bạn dóng xuống trục cos đó chính là vị trí x=-2
Biểu diễn phương trình dao động bằng đường thẳng , O là vị trí cân bằng A , -A là 2 biên , M là trung điểm OA , N là trung điểm -AO . Ta có vị trí li độ x = 2 là M , vật xuất phát tại vị trí N chuyển động theo chiều âm .
T = 1s . Một chu kì T vật đi qua vị trí M 2 lần , tới giây thứ 1004 vật đi qua vị trí M 2008 lần và đang ở vị trí N , tại thời điểm đi qua x = 2 lần thứ 2010 vật còn cách vị trí N 1 đoạn 4cm với /g đi là T/6 = 1/6s .
=> t = ( 2010/2 ) - 1/6 = 6029/6 = 1004,83s
bạn ơi vật chuyển động theo chiều dương mới đúng :p.....1 chu kì vật qua VT x=2 cm 2 lần==>1004T vật qua vị trí đó 2008 lần, (T/2+T/3) vật lại qua vị trí x=2 cm, 2 lần nữa===>t=1004T+T/2+T/3=1004,83 (s)
 
V

vuvanchienaida

vật đi theo chiều + là đúng rồi nhưng đôạn này hơi khó hiểu
(T/2+T/3) vật lại qua vị trí x=2 cm, 2 lần nữa
 
V

vuongmung

dùng đường tròn bạn ạ, vật qua VT x=2, 2009 lần hêt tg 1004.5T theo chiều +...vật qua VT đó 2010 lần thì góc quét dc là 2pi/3..dùng CT t=anpha/omega
 
H

hienzu

Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 4cos(2pt + 2p/3)cm. Thời điểm vật qua vị trí x = 2cm lần thứ 2010 là:
A. 1005s B. 1004,5s C. 1004,83s D. 1005,16s

eq.latex



eq.latex


Biểu diễn trên đường tròn lượng giác

eq.latex
eq.latex


1 dd đi qua vị trí x=2 là 2 lần
N.............................2008

\Rightarrow N=1004

eq.latex


eq.latex
 
V

vuvanchienaida

bạn nào đưa ra đầu bài thì đưa ra đáp án đi để anh em còn liệu
nhưng theo tớ cách giải của bạn hienzu có vẻ là hợp lí
mà cậu vẽ lun kais vòng tròn ra chỉ rõ cho anh em biết đi (wt2=pi/2+pi/3+pi/6=pi)
 
N

nguyen_van_ba

eq.latex



eq.latex


Biểu diễn trên đường tròn lượng giác

eq.latex
eq.latex


1 dd đi qua vị trí x=2 là 2 lần
N.............................2008

\Rightarrow N=1004

eq.latex


eq.latex
sao bạn có thể làm như thế. Đáp án C mới là chính xác.
Cách làm rất đơn giản. Sau 1005 chu kì thì vật qua vị trí x=2 cm được 2010 lần.
Để tìm thời điểm vật qua vị trí x=2 cm lần thứ 2010 thì ta chỉ cần tính thời gian đi từ x=2 đến x=-2 là xong. Vật quét được một góc 60 độ, tức là đi hết T/6 chu kì =1/6 s
vậy thời gian là t=1005-1/6=1004,83
=> Đáp án C
 
V

vuvanchienaida

tiện mọi người giải dùm bài nay mình làm mãi mà k ra
một vật dao động điều hòa với phương trình x=4cos(4pit+pi/6) thời điểm thứ 3 vật ưa vị trí x=2 cm theo chiều dương là?
A 9/8 S
B 11/8 S
C 5/8 S
D 1,5 S
 
N

nguyen_van_ba

thời gian trong dao động điều hòa

tiện mọi người giải dùm bài nay mình làm mãi mà k ra
một vật dao động điều hòa với phương trình x=4cos(4pit+pi/6) thời điểm thứ 3 vật ưa vị trí x=2 cm theo chiều dương là?
A 9/8 S
B 11/8 S
C 5/8 S
D 1,5 S
Bài giải:
chu kì là: [TEX]T=\frac{2\pi }{\omega }=0,5s[/TEX]
b6d427842b41a080fe757cabd40f658b_35758789.duongtronluonggiac.bmp

sau 1 chu kì, vật đi qua vị trí x=2 cm theo chiều dương
sau 3 chu kì vật đi qua 3 lần. Để tính thời điểm thứ 3 vật đi qua x=2 theo chiều (+) thì ta tính thời gian đi từ x=2 đến vị trí ban đầu rồi trừ đi là xong (như hình vẽ) và hết: t=T/4=0,5/4=1/8(s)
Vậy thời gian cần tìm là: t=3T-t=3.0,5-1/8=11/8 s
=> Đáp án B.
 
Last edited by a moderator:
V

vuvanchienaida

cảm ơn bạn nhiều bạn giải bài này rất rễ hiểu
nếu mà trong bài này nó k cho phương trình dao động thì
1 chu kì vật sẽ đi qua vị trí x=+2 2 lần phải k bạn
mà cô giáo tớ giải như thế này
t=3T/4+2T=11/8 SAO MÀ LẠI NHƯ THẾ ĐƯỢC BẠN CÓ HIỂU KO
 
N

nguyen_van_ba

thời gian trong dao động điều hòa

cảm ơn bạn nhiều bạn giải bài này rất rễ hiểu
nếu mà trong bài này nó k cho phương trình dao động thì
1 chu kì vật sẽ đi qua vị trí x=+2 2 lần phải k bạn
mà cô giáo tớ giải như thế này
t=3T/4+2T=11/8 SAO MÀ LẠI NHƯ THẾ ĐƯỢC BẠN CÓ HIỂU KO
Cũng không có gì khó hiểu đâu bạn.
Cách làm của cô giáo là đúng đấy. Thế này nhá:
Sau hai chu kì vật đi qua vị trí đó 2 lần. Còn 1 lần ta tính từ vị trí ban đầu đến x= 2cm theo chiều (+) thì hết 3/4T. Chỉ thế thôi. (Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì add nick yahoo của mình rồi mình nói cho nhanh)
 
M

man_buonvedem

cô giáo giả như vậy mới là cơ bản : bạn vẽ trục thời gian ra là rõ, ko cần dùng đường tròn , bởi vì đường tròn khi số lần vật đi qua là rất nhiều thì bạn dễ bị nhầm !
 
G

girlbuon10594

cảm ơn bạn nhiều bạn giải bài này rất rễ hiểu
nếu mà trong bài này nó k cho phương trình dao động thì
1 chu kì vật sẽ đi qua vị trí x=+2 2 lần phải k bạn
mà cô giáo tớ giải như thế này
t=3T/4+2T=11/8 SAO MÀ LẠI NHƯ THẾ ĐƯỢC BẠN CÓ HIỂU KO


Cũng vẽ đường tròn lượng giác ra như bạn ở trên

- Xác định pha ban đầu nhá

- Từ vị trí có li độ x=2, kẻ vuông góc vs trục gốc ~~> Cắt đường tròn tại 2 điểm

Nhưng đề bài lại nói là đi theo chiều dương ~~> Tức là lấy tia ở phía dưới trục gốc

- Ta thấy, đi từ vị trí pha ban đầu, đi 2 vòng (2T) thì sẽ đi qua 2 lần

- Đầu bài hỏi là đi qua lần thứ 3.Tức là lại cho nó đi tiếp, đến khi ở vị trí phía dưới thì dừng lại (vì khi đó đủ 3 lần mà):p

[TEX]t=2T+ \large\Delta t[/TEX]

với [TEX]T=0,5s[/TEX]

+) [TEX]\large\Delta t =\frac{\large\Delta \varphi}{\omega}=\frac{\frac{3\pi}{2}}{4\pi}=\frac{3}{8} s[/TEX]

~~> [TEX]t =2.0,5+\frac{3}{8}=\frac{11}{8}[/TEX]
 
V

vuvanchienaida

cô giáo giả như vậy mới là cơ bản : bạn vẽ trục thời gian ra là rõ, ko cần dùng đường tròn , bởi vì đường tròn khi số lần vật đi qua là rất nhiều thì bạn dễ bị nhầm !
nhưng mà nsó vướng pha ban đầu thì sao mà biểu riễn đây
nếu viết thì nó thì nó đi từ li độ nào đễn li độ nào
 
Top Bottom