tìm các tác phẩm văn học (đã học trước đây) để chứng minh văn học trong khoảng 1945-1975 vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó với vận mệnh đất nước, văn học hướng về đại chúng, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Ôi, cái này thì vô vàn ^^
- Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)
- Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)
- Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)
- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống
- Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)
- Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)
- Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)
Về những năm sau giai đoạn 1965-1975 thì:
- Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)
- Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)