Sử 8 Tìm những mẩu chuyện

K

kool_boy_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hi mọi người! mọi người giúp em với bài lịch sử này cái:
Hãy sưu tầm những mẩu chuyện và trình bày hiểu biết của em về hai nhân vật Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu (khoảng 10 dòng giấy vở học sinh nha bà kon)
thanks trc' 50% nha! các đại ca nhớ giúp em càng sớm càng tốt!
 
N

nhocphuc_pro

Câu chuyện Nguyễn Tri Phương
Vào năm 1847, vua Tự Đức mới lên ngôi. Thấy tướng Nguyễn Văn Phương, khi ấy đang làm Tổng đốc ở các tỉnh trong Nam Bộ, đánh giặc - cả giặc Xiêm xâm lược, lẫn giặc cỏ cướp bóc chốn biên thùy - rất dũng mãnh, giỏi giang, bèn ban khen 4 chữ : “Dũng thả tri phương”, tức là : Mạnh mẽ đấy, nhưng lại còn biết cả mưu trí nữa ! Thế là thành tên Tri Phương !
Còn vì sao, đã chết theo thành Hà Nội khi thành bị giặc chiếm mất, mà mộ lại chôn ở Huế, thì đây là cả một thiên anh hùng ca bi tráng rất dài :
Nguyễn Tri Phương được sinh ra trong một gia đình nông dân giỏi nghề thợ mộc, ở làng nghề Đường Long, xứ Huế (nay là xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Nét nhân cách nổi bật của vị dũng tướng có mưu lược này, là luôn hăng hái “Xung phong tình nguyện”, và luôn được triều đình tin cậy mà cử đến những nơi “đầu sóng ngọn gió” nhất !

Vì thế, khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược, chọn Đà Nẵng làm nơi đánh phá đầu tiên (năm 1858), thì Nguyễn Tri Phương đã có mặt ở đấy, đánh thắng chúng. Đến lúc giặc bắt đầu chuyển hướng, xâm lược Nam Kỳ, thì, ở trọng điểm thành Gia Định (năm 1860) lại đã có mặt Nguyễn Tri Phương, với chức “Tổng thống quân vụ đại thần” (Tổng chỉ huy quân sự) và bị thương giữa trận đánh (em ruột : tướng Nguyễn Văn Duy, tử trận ngay bên cạnh). Lại vào năm 1873, khi thực dân Pháp tiến đánh thành Hà Nội lần thứ nhất (lúc này, Nguyễn Tri Phương đã 74 tuổi), nhưng vẫn được cử làm Thống chế giữ thành. Vị lão thống tướng thân chinh lên mặt thành cửa Nam, dựng lên 4 chiếc tán (lọng) vàng, đứng ở đấy chỉ huy trận đánh và bị trúng đạn, thủng bụng, gãy chân (Còn, con trai là Phò mã Nguyễn Lâm, chiến đấu bên cạnh cha thì tử trận).
Thực dân Pháp sau đấy chiếm được thành. Và tìm cách chữa chạy cho vị thống tướng nước Việt. Nhưng Nguyễn Tri Phương tự tay giật tung các băng bó vết thương, rồi chết cùng với tòa thành vừa bị mất. Ông đã hùng dũng nói với kẻ thù: "Xé bông băng, nhịn dói chịu đau mà chết...!". Giặc hết sức khiếp phục ! Và triều đình Huế thì vô cùng thương tiếc ! Vì thế, xác vị dũng tướng Tri Phương đã được đưa từ Hà Nội về an táng ở quê nhà. Vua Tự Đức còn ra lệnh xây một ngôi đền, thờ phụng Nguyễn Tri Phương (và cả gia đình 3 anh em, cha con đều chết vì nước), đặt tên đền là “Trung Hiếu từ”.
Ngôi mộ của vị thống tướng anh hùng tử trận ở Hà Nội, vì thế mà đã nghiêm trang hương khói hơn 100 năm nay ở quê hương xứ Huế, bên ngôi đền Trung Hiếu.

Còn câu bạn hiểu biết gì về hại người đó thì anh trả lời các câu hỏi sau:
Nam sinh năm mất
Cuoc doi và sự nghiệp...........
 
Top Bottom