Trên 1 mặt phẳng P cố định đặt 1 điện tích điểm q1. Di chuyển 1 điện tích q2 trên P dọc theo đường thẳng d. Khi q2 tới A, lực tĩnh điện giữa q1,q2 có độ lớn cực đại.Từ A di chuyển q2 dọc theo đường thẳng d' trên P hợp với d 1 góc 30 độ. Lực điện tại B lớn hơn tại A 10^-3 N. Tìm lực điện tại A và B

Theo định luật Cu-lông ta có:[tex]F=\frac{k.|q1.q2|}{\epsilon .r^2}[/tex]
=> Lực tĩnh điện giữa q1,q2 là lớn nhất khi khoảng cách giữa chúng là nhỏ nhất
Mà q1 cố định => để khoảng cách q1,q2 nhỏ nhất thì q2 đặt tại hình chiếu của q1 lên d và d' là 2 điểm A,B như hình
- Tại A: [tex]Fa=\frac{k.|q1.q2|}{\epsilon .r1^2}[/tex]
- Tại B: [tex]Fb=\frac{k.|q1.q2|}{\epsilon .(r1.cos30)^2}[/tex]
[tex]=>\frac{Fa}{Fb}=\frac{(r1.cos30)^2}{r1^2}=cos^230=\frac{3}{4}=>Fa=\frac{3}{4}Fb(1)[/tex]
Lại có: [tex]Fb-Fa=10^{-3} (2)[/tex]
Từ (1),(2) =>Fa,Fb