Văn 7 tìm luận điểm, luận cứ

Misato-Miki

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười một 2018
88
48
36
Phú Thọ
THCS Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Đọc kỹ các bài văn:
+ Đừng sợ vấp ngã ( SGK văn 7- tập 2- trang 41,42)
+ Không sợ sai lầm ( SGK văn 7- tập 2- trang 43)
a. Tìm luận điểm, luận cứ của mỗi văn bản? Em có nhận xét gì về dẫn chứng được đưa ra
trong luận cứ?
b. Xác định điểm khác nhau về cách lập luận của 2 bài văn đó?
2. Em hãy đưa ra nhận xét của mình về phép chứng minh trong cuộc sống hiện nay?
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Câu 1:
a, *
Luận điểm đừng sợ vấp ngã: Đừng sợ vấp ngã
- Đưa ra dẫn chứng về lý lẽ sống hằng ngày và những tấm gương tiêu biểu mà ai cũng phải công nhận.
* Luận điểm không sợ sai lầm: Không sợ sai lầm.
- Luận cứ: Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!
- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.
- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
b, Sự khác nhau về cách lập luận của của hai văn bản:
- Trong bài "Đừng sợ vấp ngã", người viết đã sử dụng lí lẽ và lấy ra các nhân chứng, còn ở bài Không sợ sai lầm người viết sử dụng lí lẽ và phân tích những lí lẽ.
Câu 2:
- Chứng minh là một dạng văn bản dùng dùng để chứng minh một vấn đề bào đó là đúng hoặc sai và cùng đưa ra giải pháp, nếu người viết có luận điểm, luận cứ và lập luận rõ ràng, chặt chẽ thì sẽ có sức thuyết phục cao. Trong đời sống, khi bị hoài nghi, nghi ngờ, chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật. Ví dụ như khi tranh chấp nhà đất, ta phải chứng minh được tài sản ấy là của mình nên ta phải dùng dạng văn chứng minh cùng những bằng chứng xác thực để có thể cho mọi người hiểu được ý kiến của mình.
Có gì sai sót bạn và mọi người góp ý ạ, chúc bạn học tốt nha ^^
 
Top Bottom