Tìm luận cứ cho bài văn nghị luận chính xác

N

ngthanhnhan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vậy làm sao để tìm luận cứ:

Có hai phương pháp tìm luận cứ cơ bản: như một người luật sư- luận cứ chính là những lập luận chứng cứ để thuyết phục quan tòa (ở đây chính là đông đảo người đọc)

tìm luận cứ như một luật sư
tìm luận cứ như một luật sư

Phương pháp 1: Dùng ví dụ minh họa

Ưu điểm: là phương pháp dễ sử dụng, mang tính trực quan cao, không yêu cầu các em quá cao về khả năng viết lách cũng như biện luận.

Nhược điểm: đòi hỏi các em phải có hiểu biết về xã hội (các danh nhân, hoạt động tiêu biểu)

Áp dụng vào văn nghị luân: xin phép kể câu chuyện của thầy

Trước đây, khi còn học ở cấp 2 thi học kỳ 2 lớp 9, bài văn của thầy là 1 trong 2 bài cao điểm nhất trường và gây ấn tương với đa số các giáo viên. Bài của thầy và người bạn thầy (2 bài cao điểm đều ở lớp thầy cả :)) ) được các thầy cô mang xuống văn phòng để bình luận.Chỉ khác là 2 bài theo 2 phương pháp khác nhau (thầy lấy ví dụ, còn bạn đó dùng lý lẽ lập luân) Đề bài văn nghị luân là “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Chia sẻ với các em: Lúc đó thầy rất lo lắng, viết thế nào cũng sợ không có ý và lan man. Cuối cùng thầy đã chọn giải pháp an toàn là dùng VÍ DỤ minh họa:

Ma-gien-lăng : người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Kế hoạch của ông bạn đầu bị rất nhiều người phản đối. Nhưng ông đã kiên trì với kế hoạch của mình. Rồi hành trình trên biển gặp rất nhiêu khó khăn, nhiều con tàu trong đoàn bị tử nạn. Nhưng ông vẫn kiên định theo đuổi mục tiêu. Dù sau ông phải đánh đổi bằng chính mạng sống của mình tại đảo quốc Inđô
Nguyễn Khuyến : 3 lần đi thi đều trượt vỏ chuối cả ba. Nhưng ông không hề nản chí. Từ Nguyễn Thắng, ông thấy tên mình quá cao ngạo, nên đổi thành Khuyến để tự mình khuyến khích bản thân phấn đâu. Cuối cùng ông cũng đỗ
………..một số vĩ nhân khác
Tấm gương mà các em có thể vận dụng vào hầu hết bài viết văn nghị luận đó là chủ tịch HỒ CHÍ MINH. Ra đi cứu nước với hai bàn tay trắng, về nước lãnh đạo cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc mấy mươi năm. Đối mặt với bao gian khổ và hy sinh, Người vẫn giữ vững lập trường, lý tưởng giải phóng dân tộc mà Người đã chọn. Kháng chiến đã thực sự thắng lợi
Sau mỗi ví dụ, các em cần khéo léo nhắc lại luận điểm, nhấn mạnh lại luận điểm (xem lại…)

Những điều cần tránh : ví dụ phải sát với luận điểm chúng ta đưa ra. Ví dụ phải mang tính phổ biến, được đại đa số biết đến và công nhận ( nếu không tìm được ví dụ thực các em hãy lấy một câu chuyện, nhân vật trong truyên- thủ thuật cho các em :))

Phương pháp 2 : Sử dụng lập luận, lý luận , khả năng biện chứng

Ưu điểm: có thể áp dụng với mọi loại đề tài, là phương pháp chủ đạo của văn nghị luận nói riêng và áp dụng thực hành nghị luận xã hội nói chung

Nhược điểm: đòi hỏi chiều sâu suy luận, khả năng đánh giá vấn đề của người viết

Các em cần rèn luyện thật nhiều, đọc để tiếp nhận các cách tư duy biện chứng hay, viết để nâng cao kỹ năng. Và điều quan trọng nhất để các em có thể lập luận, lý luận chính xác đó là trải nghiệm xã hội. Hãy vận dụng tất cả những gì mà em rút ra được từ thực tiễn của cuộc sống vào bài văn nghị luận. Đây mới là cái mình muốn thấy ở các em
Nguồn : http://hocthanhnhan.com/tim-luan-cu-cho-bai-van-nghi-luan/
Trang chủ: http://hocthanhnhan.com
 
Top Bottom