L
levis
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tranh chấp chủ quyền
Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản và trữ lượng dầu mỏ nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa, 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong dó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.
Ý nghĩa của quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa tuy chỉ gồm một số đảo nhỏ chơ vơ giữa Biển Đông, có một thời không được các nước trong khu vực chú ý, không có cư dân sinh sống thường xuyên, chỉ có người Việt ra khai thác theo mùa các tài nguyên như phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong hàng thế kỷ. Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, sự xuất hiện các khái niệm về chủ quyền lãnh hải, sự ra đời của luật biển, khả năng khai thác tài nguyên biển nhất là dầu khí thì các quốc gia có tiềm lực và tầm nhìn xa bắt đàu nhòm ngó quần đảo này như một cơ sở khí tượng thủy văn, quan trọng hơn là một cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến lược trong tương lai có khả năng khống chế Biển Đông, đường giao thông trên biển và cả trên không trong khu vực, một cơ sở luật pháp để bành trướng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên phần lớn Biển Đông cho phép khai thác các tài nguyên biển nhất là dầu và khí.
Việc để mất quần đảo Hoàng Sa đã có tác động xấu đến nghề cá và dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam.
Công tác dự báo bão xa, đặt trạm phát tín hiệu trên Biển Đông, công tác cứu hộ, cứu nạn các tàu cá trong cơn bão số 1 Chanchu tháng 5 năm 2006 gặp nhiều khó khăn cũng do mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.
Đến tháng 9 năm 2006 khi cơn Bão Xangsane (2006) vào biển Đông thì Trung Quốc lại ngăn cản không cho tàu cá Việt Nam vào tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa [2]
Bộ đội biên phòng Việt Nam sau này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam trên biển Đông. Theo tin của Bộ đội biên phòng tại Đà Nẵng[3], khoảng 16h20’ ngày 27 tháng 6 năm 2006, lúc tránh bão số 2, 18 tàu đánh cá xa bờ của Đà Nẵng đã neo đậu tại phía bắc quần đảo Hoàng Sa, có một tàu lạ của nước ngoài đã thả ca nô số 301, trên đó có 6 người, tới cập mạn tàu ĐNa 90052 TS, cướp 25 phi dầu, 4 tấn mực khô, 10 thùng nước ngọt, 18 vỏ phi nhựa sau đó xua đuổi tàu không cho tránh bão.[4]
Quan trọng hơn việc mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa tạo cơ sở cho Trung Quốc tiếp tục yệu cầu bành trướng lãnh thổ, lãnh hải về phương nam, chí ít cũng là qua việc công bố và cung cấp qua mạng các bản đồ "chuẩn" của Cục bản đồ quốc gia Trung Quốc trong đó lãnh hải và thềm lục địa mà Trung Quốc yêu sách bao gồm phần lớn Biển Đông, tới tận lãnh hải Malaysia.
Quan điểm của Chính phủ Việt Nam là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.
Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản và trữ lượng dầu mỏ nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa, 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong dó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.
Ý nghĩa của quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa tuy chỉ gồm một số đảo nhỏ chơ vơ giữa Biển Đông, có một thời không được các nước trong khu vực chú ý, không có cư dân sinh sống thường xuyên, chỉ có người Việt ra khai thác theo mùa các tài nguyên như phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong hàng thế kỷ. Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, sự xuất hiện các khái niệm về chủ quyền lãnh hải, sự ra đời của luật biển, khả năng khai thác tài nguyên biển nhất là dầu khí thì các quốc gia có tiềm lực và tầm nhìn xa bắt đàu nhòm ngó quần đảo này như một cơ sở khí tượng thủy văn, quan trọng hơn là một cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến lược trong tương lai có khả năng khống chế Biển Đông, đường giao thông trên biển và cả trên không trong khu vực, một cơ sở luật pháp để bành trướng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên phần lớn Biển Đông cho phép khai thác các tài nguyên biển nhất là dầu và khí.
Việc để mất quần đảo Hoàng Sa đã có tác động xấu đến nghề cá và dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam.
Công tác dự báo bão xa, đặt trạm phát tín hiệu trên Biển Đông, công tác cứu hộ, cứu nạn các tàu cá trong cơn bão số 1 Chanchu tháng 5 năm 2006 gặp nhiều khó khăn cũng do mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.
Đến tháng 9 năm 2006 khi cơn Bão Xangsane (2006) vào biển Đông thì Trung Quốc lại ngăn cản không cho tàu cá Việt Nam vào tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa [2]
Bộ đội biên phòng Việt Nam sau này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam trên biển Đông. Theo tin của Bộ đội biên phòng tại Đà Nẵng[3], khoảng 16h20’ ngày 27 tháng 6 năm 2006, lúc tránh bão số 2, 18 tàu đánh cá xa bờ của Đà Nẵng đã neo đậu tại phía bắc quần đảo Hoàng Sa, có một tàu lạ của nước ngoài đã thả ca nô số 301, trên đó có 6 người, tới cập mạn tàu ĐNa 90052 TS, cướp 25 phi dầu, 4 tấn mực khô, 10 thùng nước ngọt, 18 vỏ phi nhựa sau đó xua đuổi tàu không cho tránh bão.[4]
Quan trọng hơn việc mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa tạo cơ sở cho Trung Quốc tiếp tục yệu cầu bành trướng lãnh thổ, lãnh hải về phương nam, chí ít cũng là qua việc công bố và cung cấp qua mạng các bản đồ "chuẩn" của Cục bản đồ quốc gia Trung Quốc trong đó lãnh hải và thềm lục địa mà Trung Quốc yêu sách bao gồm phần lớn Biển Đông, tới tận lãnh hải Malaysia.
Quan điểm của Chính phủ Việt Nam là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.