Tìm hiểu về Chính Hữu-tác giả "Đồng Chí"

S

s0cbay_kut3

HELLO!pA` k0n ;) !!!:)>-
Tuj đang tìm hiểu về CHính Hữu !:khi (69):Mong pA` k0n gjup' đỡ Mem mớj nhA~!!:D:M047:
thanks nhju` trước nhA!:M055::M063::M037:

Ngoài những gì mà SGK đã cung cấp, mình có thể bổ sug thêm một vài ý nhỏ như sau, hi vọng nó sẽ cần thiết:

+, Thơ CHính Hữu giàu hình ảnh, nhiều suy tưởng, ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng. Ông thường sử dụng thể thơ tự do giàu nhạc điệu mà chủ yếu là nhạc điệu của nội tâm, vừa lắng đọng vừa có sức âm vang.

+, Chính Hữu là người kỹ tính, khắt khe với mỗi con chữ, chỉ viết khi có xúc cảm và ý tưởng đã thực sự chín muồi. CHính Hữu làm thơ không nhiều những ông có một vị trí xứng đáng trong nền thơ ca hiện đại và một số b
ài thơ của ông thuộc số những bài thơ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến.
 
D

donghxh

Chính Hữu (15 tháng 12 năm 1926[1] - 27 tháng 11 năm 2007[2]), tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm 2000).
Ông sinh tại Vinh (Nghệ An), tuy nhiên, quê của ông lại là huyện Can Lộc nay là huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.Ông mất năm 2007 Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ . Ông mất ngày 27/11/2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội.
* Đầu súng trăng treo (tập thơ, NXB Văn học, 1966)
* Thơ Chính Hữu (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997)
* Tuyển tập Chính Hữu (NXB Văn học, 1998)

Ngoài bài thơ Đồng chí được nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc, một số bài thơ khác của ông cũng là nguồn cảm hứng cho các nhạc sỹ khác sáng tác các bài hát nổi tiếng như bài "Ngọn đèn đứng gác" (nhạc sỹ Hoàng Hiệp), "Bắc cầu" (nhạc sỹ Quốc Anh), "Có những ngày vui sao" (nhạc sỹ Huy Du) [3].

Một số trích đoạn nổi tiếng:

Bài Ngày về:

...
Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa...

Bài Đồng chí:

...
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...
 
C

crabkute147

Tác giả Chính Hữu, ở trong Sgk đã có đầy đủ, mình xin được khái quát những ý chính mà khi phân tích tác phẩm bạn không thể bỏ qua:
- Chính Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ ca Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Ông làm thơ không nhiều, nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc.
- Ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh.
- "Đồng chí" là một trong những bài thơ thành công nhất của Chính Hữu viết vè người lính, được rút trng tập "Đầu súng trăng treo".
 
P

pham_khanh_1995

- Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc
- Sinh ngày 15-12-1926 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Quê gốc ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước Cách mạng. Tham gia quân đội tháng 12-1946 tại trung đoàn Thủ đô. Đã từng làm chính trị viên đại đội (chiến dịch Điện Biên Phủ, 1954). Bắt đầu sáng tác từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đầu tiên được in báo là bài Đồng chí tức Đầu súng trăng treo (tháng 2-1948)


Tác phẩm chọn lọc


- Đầu súng trăng treo (tập thơ, Văn học, 1966)
- Thơ Chính Hữu (tập thơ, Hội nhà văn, 1997)
- Tuyển tập Chính Hữu (Văn học, 1998
 
Top Bottom