Văn Tìm hiểu tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"

thaisakura

Banned
Banned
6 Tháng tư 2015
61
19
26
37
trungtamgiasuhanoi.edu.vn

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Khi tìm hiểu tác phẩm văn học thì bạn cần phải:
1. Tác giả Tô Hoài

– Cây bút hiện thực, nhà văn của phong tục tập quán;

– Lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

2. Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: 1952 – 1953, Tô Hoài cùng cán bộ chiến sĩ lên Tây Bắc giải phóng các dân tộc miền núi;

Năm 1952 Tô Hoài đi cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc . Trong chuyến đi này nhà văn đã có dịp sống găn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ( Thái , Mường, Mông , Dao ..)nên đã để lại nhiều kỉ niệm, hiểu biết về cuộc sống con người miền núi Thôi thúc Tô Hoài viết ” Truyện Tây Bắc” trong đó có ” Vợ chồng A Phủ”

” Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập truyện “Tây Bắc”. Truyện được giải nhất Truyện và kí VN năm 1954- 1955. Tác phẩm gồm hai phần , đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một.

Tóm tắt tác phẩm :

Mị và A Phủ là đôi thanh niên nam nữ người HMông. Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra . A Phủ vì đánh nhau với A Sử – con trai Pá Tra, bị xử phạt không có tiền trả nên cũng phải đi ở trừ nợ cho nhà thống lí . Cuộc sống nô lệ của Mị và A Phủ ở Hông Ngài không khác gì những con vật nuôi trong nhà Thống lí Pá Tra. Một lần vì để hổ ăn thịt mất bò, A Phủ bị nhà thống lí Pá Tra bắt vạ, đânhs trói man rợ giữa sân nhà. Trong lúc chờ chết, APhủ được Mị cởi trói. Hai người cùng nhau trốn thoát khỏi nhà thống lí đến Phiềng Sa và trở thành vợ chồng. Tại đây A Phủ gặp A Châu -người cán bộ CM, do được A Châu giác ngộ , A Phủ nhiệt tình tham gia du kích. Vợ chồng APhủ bắt đầu cuộc sống mới.

– Truyện gồm hai phần: phần đầu chủ yếu nói về cuộc đời của Mị và APhủ ở Hồng Ngài, bị chà đạp, đày đọa trong nhà thống lí Pá Tra cho đến khi Mị cắt dây trói cho APhủ và cae hai bỏ trốn. Phần hai nói về sự đổi đời của hai nhân vật ở Phiềng Sa.

3. Đặc sắc nghệ thuật:

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm dặc sắc ( A Phủ được miêu tả chủ yếu qua hành động; Mị chủ yếu khắc họa tâm tư)

– Trần thuật uyển chuyển linh hoạt , cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ , tự nhiên mà ấn tượng , kể chuyện ngắn gọn , dẫn dắt tình tiết khéo léo.

– Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi.

– Ngôn ngữ sinh động chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,…

4. Chủ đề:

Những người nông dân miền núi cao không cam chịu sự áp bức, bóc lột, đã vùng lên phản kháng để đi tìm cuộc sống tự do.
 
Top Bottom