Hóa Tìm Hiểu Phòng Thí Nghiệm Hóa Học

biobaby

Miss diễn đàn HOCMAI năm 2017
Thành viên
24 Tháng sáu 2013
580
334
154
24
Đồng Nai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn! Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng làm thực hành hóa học rồi. Tuy nhiên số lần đến Phòng Thí Nghiệm Hóa Học của đa số học sinh không quá 50 lần đâu, quá ít so với số tiết Hóa trong 5 năm học bộ môn Hóa Học. Vì thế, @biobaby đã sưu tầm thông tin để chia sẻ với các bạn nhiều điều thú vị về Phòng Thí Nghiệm Hóa Học hơn thông qua topic này. Mong rằng các bạn sẽ cùng với @biobaby đóng góp kiến thức để xây dựng topic thành 1 tài liệu online hữu ích về Phòng Thí Nghiệm Hóa Học chỉ có ở Diễn đàn Học Mãi.

Nội dung topic sẽ được trình bày từ cái @biobaby thấy dễ hiểu nhất, cái bắt gặp đầu tiên đến những cái sâu xa, phức tạp mà có thể @biobaby vẫn chưa thấu hiểu hết, cần các bạn chỉ bảo.

images681769_1.jpg


Bài 1: NHỮNG YÊU CẦU KHI BỐ TRÍ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Phòng thí nghiệm (PTN) phải rộng rãi và sáng sủa. Không nên đặt PTN ở những nơi nền nhà dễ bị rung do bất kỳ nguyên nhân gì, vì điều đó cản trở công việc và thường xuyên không thể sử dụng được cân phân tích, cũng như kính hiển vi và các dụng cụ quang học khác.

Không nên đặt PTN ở những nơi mà không khí có thể bị ô nhiễm do bụi,mồ hóng hoặc do các khí có hoạt tính hóa học. Các khí này có thể phá hủy những dụng cụ chính xác, làm hỏng dung dịch chuẩn độ (gây khó khăn cho việc phân tích) v.v…

Ánh sáng trong PTN cũng rất quan trọng. PTN phải có cửa sổ lớn, ban ngày phải đầy đủ ánh sáng. Còn vào lúc chiều tối, thì ngoài các ngọn đèn trần, ở trên mỗi chỗ làm việc cần có thêm nguồn sáng.

Trong các PTN phân tích nên sử dụng những đèn ống. Điều này đặc biệt cần thiết cho những PTN làm việc vào buổi tối hoặc suốt ngày đêm.

Bàn làm việc phải đặt sao cho ánh sáng chiếu vào từ phía bên, thường là từ bên trái hoặc từ phía trước người làm việc. Không được để ánh sáng chiếu vào lưng người làm việc, hoặc chỗ làm việc bị tối do tủ, bàn, v.v… chắn ở trước.

Thích hợp hơn cả là chỗ làm việc được chiếu sáng từ phía trước bằng đèn ống. Điều đó giúp cho người làm việc không bị mỏi mắt và việc kê bàn ghế trong phòng dễ hợp lý hơn.

Không nên tập trung quá đông người trong PTN. Chiều dài bàn làm việc cho mỗi người không ít hơn 1,5m.

"Cùng hoàn thiện topic nào!"
 

Attachments

  • hoahoc.jpg
    hoahoc.jpg
    160.2 KB · Đọc: 600

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Chào các bạn! Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng làm thực hành hóa học rồi. Tuy nhiên số lần đến Phòng Thí Nghiệm Hóa Học của đa số học sinh không quá 50 lần đâu, quá ít so với số tiết Hóa trong 5 năm học bộ môn Hóa Học. Vì thế, @biobaby đã sưu tầm thông tin để chia sẻ với các bạn nhiều điều thú vị về Phòng Thí Nghiệm Hóa Học hơn thông qua topic này. Mong rằng các bạn sẽ cùng với @biobaby đóng góp kiến thức để xây dựng topic thành 1 tài liệu online hữu ích về Phòng Thí Nghiệm Hóa Học chỉ có ở Diễn đàn Học Mãi.

Nội dung topic sẽ được trình bày từ cái @biobaby thấy dễ hiểu nhất, cái bắt gặp đầu tiên đến những cái sâu xa, phức tạp mà có thể @biobaby vẫn chưa thấu hiểu hết, cần các bạn chỉ bảo.

images681769_1.jpg


Bài 1: NHỮNG YÊU CẦU KHI BỐ TRÍ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Phòng thí nghiệm (PTN) phải rộng rãi và sáng sủa. Không nên đặt PTN ở những nơi nền nhà dễ bị rung do bất kỳ nguyên nhân gì, vì điều đó cản trở công việc và thường xuyên không thể sử dụng được cân phân tích, cũng như kính hiển vi và các dụng cụ quang học khác.

Không nên đặt PTN ở những nơi mà không khí có thể bị ô nhiễm do bụi,mồ hóng hoặc do các khí có hoạt tính hóa học. Các khí này có thể phá hủy những dụng cụ chính xác, làm hỏng dung dịch chuẩn độ (gây khó khăn cho việc phân tích) v.v…

Ánh sáng trong PTN cũng rất quan trọng. PTN phải có cửa sổ lớn, ban ngày phải đầy đủ ánh sáng. Còn vào lúc chiều tối, thì ngoài các ngọn đèn trần, ở trên mỗi chỗ làm việc cần có thêm nguồn sáng.

Trong các PTN phân tích nên sử dụng những đèn ống. Điều này đặc biệt cần thiết cho những PTN làm việc vào buổi tối hoặc suốt ngày đêm.

Bàn làm việc phải đặt sao cho ánh sáng chiếu vào từ phía bên, thường là từ bên trái hoặc từ phía trước người làm việc. Không được để ánh sáng chiếu vào lưng người làm việc, hoặc chỗ làm việc bị tối do tủ, bàn, v.v… chắn ở trước.

Thích hợp hơn cả là chỗ làm việc được chiếu sáng từ phía trước bằng đèn ống. Điều đó giúp cho người làm việc không bị mỏi mắt và việc kê bàn ghế trong phòng dễ hợp lý hơn.

Không nên tập trung quá đông người trong PTN. Chiều dài bàn làm việc cho mỗi người không ít hơn 1,5m.

"Cùng hoàn thiện topic nào!"
Tuy năm nay em mới bắt đầu làm quen với Hóa nhưng đọc bài viết của chị thấy môn Hóa hấp dẫn.
Em có thể đóng góp một số quy tắc trong phòng thí nghiệm được không ạ?
I. Quy tắc an toàn:
1.
Tất cả các thí nghiệm có sử dụng chất độc dễ bay hơi, có mùi khó chịu, các khí độc hoặc các axit đặc phải được tiến hành trong tủ hốt hoặc nơi thoáng gió. Cần tìm hiểu về các hoá chất dùng trong PTN để biết các đặc tính như: tính độc, khả năng cháy, nổ,... để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
a. Làm việc với các chất độc:
- Trong PTN Hoá học có nhiều loại hoá chất thường gặp nhưng lại có độc tính cao như: HCN, NaCN/KCN, Me2SO4, Hg, HgCl2, CO, Cl2, Br2, NO, NO2, H2S, NO2,... hay các loại chất dùng trong mảng Tổng hợp Hữu cơ như: CH3OH, pyriđin C5H5N, THF, benzen, toluen, acrylonitrin, anilin, HCHO, CH2Cl2... Tất cả các chất không biết rõ ràng đều được coi là chất độc. Khi làm việc với các hoá chất này cần chú ý kiểm tra chất lượng dụng cụ chứa đựng và dụng cụ tiến hành thí nghiệm.
- Không trực tiếp đưa hoá chất lên mũi và ngửi mà phải để cách xa và dùng tay phất nhẹ cho chúng lên mùi.
- Sau khi làm việc phải rửa mặt, tay và các dụng cụ (nên dùng xà phòng).
- Cất giữ, bảo quản hoá chất cẩn thận.
b. Làm việc với các chất dễ cháy:
- Các chất thuộc nhóm chất dễ cháy, dễ bay hơi bốc lửa là Et2O, Me2CO, ROH, dầu hoả, xăng, CS2, benzen,... Khi làm việc với chúng cần chú ý là chỉ được phép đun nóng hay chưng cất chúng trên nồi cách thuỷ hoặc cách không khí trên bếp điện kín.
- Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện,...
- Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong dụng cụ riêng, có lắp sinh hàn hồi lưu.
c. Làm việc với các chất dễ nổ:
- Khi làm việc với các chất như H2, kiềm (kim loại & dung dịch), NaNH2/KNH2, axit đặc, các chất hữu cơ dễ nổ (đặc biệt là các polynitro)... cũng như khi làm việc dưới áp suất thấp hay áp suất cao cần phải đeo kính bảo vệ (làm bằng thuỷ tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng trên gương mặt.
2. Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn đang đun nóng chảy để tránh bị hoá chất bắn vào mặt (có nhiều trường hợp không lưu ý vấn đề này). Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn chú ý quay miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt là khi đun nóng axit đặc hoặc kiềm đặc. Phải biết chỗ để và sử dụng thành thạo các dụng cụ cứu hoả, các bình chữa cháy và hộp thuôc cứu thương để khi sự cố xảy ra có thể xử lí nhanh chóng và hiệu quả.
3. Cách sơ cứu chấn thương và ngộ độc trong PTN:
Vấn đề này sẽ chỉ được nói chung chung bởi có nhiều trường hợp tai nạn PTN và mỗi trường hợp có 1 cách xử lí khác nhau.
- Tủ thuốc trong PTN luôn được đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy và dễ sử dụng. Trong tủ thuốc thường có các loại bông băng, thuốc đỏ, cồn iot, thuốc mỡ, các dung dịch KMnO4 3%, CuSO4, NaHCO3 2%, CH3COOH 1%, dung dịch tanin trong cồn...
Tủ thuốc sơ cứu trong phòng thí nghiệm hóa học
Tủ thuốc sơ cứu PTN hóa học nên để ở vị trí thích hợp nhất và do cán bộ thí nghiệm trực tiếp quản lý. Tủ thuốc gồm:
- Dụng cụ: bông y tế, gạc, băng, panh gắp, kéo, bộ xy lanh – kim tiêm.
- Thuốc.
+ Thuốc cầm máu: dung dịch cồn iot 5%
+ Thuốc sát trùng: dung dịch thuốc tím (KMnO4 5%), cồn 400
+ Thuốc chữa bỏng: dung dịch natri hiđrocacbonat (NaHCO3) 5%, dung dịch amoniac (NH4OH) 2%, dung dịch đồng sunfat (CuSO4) 2%, dung dịch axit axetic (CH3COOH) 2%.
+ Thuốc trợ lực vitamin B1, C, K, đường glucozơ hoặc đường saccrozơ…
- Khi bị axit đặc (H2SO4, HNO3, HCl, HOAc,...) hoặc brom, phenol bắn hoặc rơi vào da thì phải rửa ngay bằng vòi nước mạnh trong vài phút, sau đó dùng bông tẩm NaHCO3 2% hoặc dung dịch tanin trong cồn đắp lên chỗ bỏng và băng lại.
- Khi bị bỏng do kiềm (kim loại hoặc dung dịch đặc) thì phải rửa bằng nước, sau đó rửa bằng dung dịch HOAc 1% rồi rửa lại bằng nước một lần nữa và bôi thuốc sát trùng, băng lại.
- Khi bị bỏng do vật nóng, thuỷ tinh, mảnh sứ... thì phải gắp các mảnh chất rắn đó ra và dùng bông tẩm KMnO4 3% hoặc dung dịch tanin trong cồn đắp lên vết bỏng, sau đó băng lại bằng thuốc có tẩm thuốc mỡ chứa bỏng.
- Khi bị hoá chất bắn vào mắt thì phải rửa bằng nước nhiều lần để sơ cứu và đem đến bệnh viện gấp.
- Nếu bị nhĩêm độc do hít thở nhiều phí Cl2, Br2, H2S, CO,... thì phải đưa ngay ra chỗ thoáng. Khi bị nhiễm độc kim loại As, Hg,... hoặc độc chất xianua thì phải chuyển ngay đến bệnh viện để cấp cứu.
II) Những điều cần lưu ý khi làm việc trong phòng thí nghiệm Hóa học
1. Lưu ý khi làm việc với hóa chất:
Thí nghiệm với chất độc hại
Trong PTN có nhiều chất độc như: thủy ngân (Hg), Photpho trắng (P), cacbon oxit (CO),hiđro sunfua (H2S), phenol (C6H5OH), axit focmic (HCOOH), benzen (C6H6), khí Clo (Cl2), khí nitơ đioxit (NO2) v.v…
Các thí nghiệm có chất độc hại nên làm với lượng nhỏ hóa chất, làm ở nơi thoáng gió và ở tư thế tốt.
Chú ý:không nếm hóa chất, không hút hóa chất bằng miệng và nắm vững nguyên tắc ngửi hóa chất thông dụng.
Thí nghiệm với chất ăn da, gây bỏng như:
Kiềm đặc, axit đặc, kim loại kiềm, phenol v.v.. Khi làm thí nghiệm phải thận trọng tránh để chất này dính vào tay, quần áo, đặc biệt là mắt (nên dùng kính bảo hộ).
Khi pha loãng axit H2SO4 đặc phải rất thận trọng: đổ từ từ axit đặc vào nước, khuấy đều và cấm làm ngược lại.
Khi đun nóng dung dịch các chất loại này phải tuân theo quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm.
Thí nghiệm với các chất gây cháy
Trong phòng thí nghiệm thường có chất gây cháy như: cồn, xăng, ben zen, axeton ete…
Khi làm thí nghiệm cần dùng lượng nhỏ, pha chế dung dịch phải để xa ngọn lửa …. khi đun nóng chúng thì không được đun trực tiếp mà phải đun cách thủy.
Không dùng bình quá lớn để đựng các loại này và phải để chúng ở xa nguồn lửa (như đèn cồn, bếp điện …)
Khi sử dụng đèn cồn phải theo đúng những nguyên tắc đã quy định.
Thí nghiệm với chất gây nổ:
Các chất gây nổ thường có trong phòng thí nghiệm như: các muối ni trat, muối clorat v.v…. Các chất này cần để xa nguồn lửa, khi pha trộn chúng cần thận trọng, theo đúng tỷ lệ về khối lượng quy định. Khi làm thí nghiệm phải có phương tiện bảo hiểm, không cho hoc sinh làm thí nghiệm nổ mà độ an toàn chưa cao. Khi đốt các chất khí như: H2, C2H2, CH4 v.v… phải thử độ nguyên chất của chúng tránh để lẫn oxi không khí tạo ra hỗn hợp nổ nguy hiểm. Không được cho natri lượng lớn vào nước vì sẽ gây tai nạn do nổ cháy.
Cách thử:
Thu khí H2 qua H2O vào những ống nghiệm cỡ nhỏ. Dùng ngón tay bịt miệng ống chứa H2 và đưa miệng ống vào gần ngọn lửa đèn cồn. Mở ngón tay ra, hỗn hợp khí H2 và O2 (trong không khí) sẽ cháy với tiếng nổ khá to. Tiếp tục lấy và đốt cho đến khi không còn tiếng nổ nữa là H2 đã tinh khiết.
2. Lưu ý phòng chống độc hại trong phòng thí nghiệm hóa học
Đề phòng độc hại
Mỗi phòng thí nghiệm hóa học cần có phương tiện như: áo choàng, tay cao su, kính bảo hộ, quạt thông gió v.v..
Khi sử dụng hóa chất phải đọc kỹ nhãn hiệu, nắm vững ý nghĩa các nhãn hiệu biểu thị tính độc hại. Chú ý cách lấy hóa chất, cách ngửi hóa chất. Trong quá trình làm thí nghiệm có hơi độc thoát ra phải làm ở nơi thoáng gió hoặc trong tủ hốt.
Đề phòng nổ và cháy
Mỗi phòng thí nghiệm cần chuẩn bị đủ phương tiện phòng và chữa cháy: bình chữa cháy, cát, thùng chứa nước, bao tải, xô chậu v.v.. Cán bộ Phòng thí nghiệm cần nắm vững các nguyên tắc chữa cháy. Đặc biệt phải nắm vững nguyên tắc bảo quản, sử dụng hóa chất dễ gây nổ, gây cháy và các ký hiệu về nổ cháy ghi trên nhãn hiệu các lọ đựng hóa chất. Khi có hiện tượng nổ cháy xảy ra cần nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân để đề ra biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả.
Trong trường hợp khi có tai nạn xảy ra tất cả các nhân viên đều phải nắm được một số các quy tắc đơn giản sơ cứu các nạn nhân trước khi chuyển đến các cơ sở y tế.
3. Sơ cứu các tai nạn do hóa chất gây ra
Trường hợp bị bỏng:
+ Vết bỏng do dung môi dễ cháy như benzen, axeton (C6H6, CH3COCH3 v.v….). Dùng khăn vải, khăn tẩm nước chụp lên chỗ cháy trên người nạn nhân, sau đó dùng cát hoặc bao tải ướt dập đám cháy. Không dùng nước để rửa vết bỏng mà dùng gạc tẩm dung dịch thuốc tím (KMnO4 1%) hoặc axit picric H3BO3 2% đặt nhẹ lên vết thương bỏng.
+ Vết bỏng do kiềm đặc: Xút ăn da, potat ăn da (NaOH, KOH).
Dùng nước sạch để rửa vết thương nhiều lần, sau đó rửa bằng dung dịch axit axetic 5%. Nếu kiềm bắn vào mắt thì phải rửa bằng nước sạch nhiều lần sau dung dịch axit boric (H3BO3 2%)
+ Vết bỏng do axit đặc như axit sunfuric, nitric (H2SO4, HNO3…).
Trước tiên rửa bằng nước sạch nhiều lần, sau dùng dung dịch amoniac 5% hoặc dung dịch NaHCO3 10%, loại bỏ các phương tiện dính axit trên vùng bị bỏng (không nên dùng xà phòng để rửa vết thương). Nếu axit rơi vào mắt thì nhanh chóng rửa kỹ nhiều lần bằng nước sạch, nước cất, nước đun sôi để nguội sau dùng dung dịch natri hydro cacbonat (NaHCO3) 3%.
+ Vết bỏng do phốt pho (P)
Trước tiên rửa vết bỏng bằng dung dịch đồng sunphat (CuSO4) 2%. Không dùng thuốc mỡ hoặc vazơlin… Tiếp theo dùng gạt tẩm dung dịch đồng sunphat 2% hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) 3% đặt lên vết thương. Vết bỏng loại này lâu khỏi hơn với vết bỏng khác, cần tránh gây nhiễm trùng.
Trường hợp bị ngộ độc:
+ Ngộ độc do uống nhầm axit
Trước tiên cho nạn nhân uống nước đá, vỏ trứng nghiền nhỏ (1/2 thìa con trong cốc nước) và cho uống bột magie oxit (MgO) trộn với nước cho uống nước (29 gam trong 300 ml nước) và uống từ từ. Không dùng thuốc tẩy
+ Ngộ độc do hút phải kiềm (amoniac, xút ăn da…) sơ cứu nạn nhân bằng cách uống giấm loãng (axit axetic 2%) hoặc nước chanh. Không được uống thuốc tẩy.
+ Ngộ đốc do ăn phải hợp chất của thuỷ ngân, trước hết cần cho nạn nhân nôn ra rồi cho uống sữa có pha lòng trắng trứng. Sau đó cho nạn nhân uống than hoạt tính.
+ Ngộ độc do phốt pho trắng, trước hết cần làm cho nạn nhân nôn ra, rồi uống dung dịch đổng sunphat (CuSO4) 0,5 gam trong một lít nước và cho uống nước đá. Không được uống sữa, lòng trắng trứng, dầu mỡ vì các chất này hoà tan photpho.
+ Ngộ độc vì hỗn hợp chì, cho nạn nhân uống natri sunphat (Na2SO4) 10% hoặc magie sun phat (MgSO4) 10% trong nước ấm vì các chất này sẽ tạo thành kết tủa với chì. Sau đó uống sữa lòng trắng trứng và uống than hoạt tính.
+ Ngộ độc do hít phải khí độc như khí clo, brom..(Cl2, Br2 ) cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, nới dây thắt lưng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amniắc hoặc có thể dùng hỗn hợp cồn 900C với amoniac.
+ Ngộ độc do hít phải khí hiđro sunfua, các bon oxit… (H2S, CO), Cần đưa nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất, làm hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
+ Ngộ độc do hít phải quá nhiều amoniac, cần cho nạn nhân hít hơi nước nóng, sau đó cho uống nước chanh hoặc giấm loãng.
(Sưu tầm)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: biobaby

biobaby

Miss diễn đàn HOCMAI năm 2017
Thành viên
24 Tháng sáu 2013
580
334
154
24
Đồng Nai
Bài 2: TRANG BỊ CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM

Trang bị chủ yếu của PTN là bàn làm việc, trên đó tiến hành mọi công việc thực nghiệm.

Mỗi phòng thí nghiệm phải được thông gió tốt. Nhất thiết phải có tủ hút khí để tiến hành những thí nghiệm với chất độc hoặc chất có mùi khó chịu, và để đốt cháy các chất hữu cơ trong chén. Ở những tủ hút khí không làm những thí nghiệm có liên quan đến việc đun nóng, người ta thường cất trữ những chất dễ bay hơi, chất có hại hoặc có mùi khó chịu (brom lỏng, axit clohiđric và nitric đặc, v.v…) và những chất dễ cháy (cacbon sunfua, ete, benzen, v.v…).

PTN phải có hệ thống ống dẫn nước, cống thoát nước, đường dây điện kỹ thuật, hệ thống ống dẫn khí và các dụng cụ đun nước. Cũng nên có hệ thống dẫn không khí nén, hệ thống chân không, hệ thống dẫn nước nóng và hơi.

PTN phải có thiết bị để cất nước (hoặc để khử muối khoáng trong nước), vì thiếu nước cất hoặc nước đã khử muối khoáng thì không thể làm việc được.

Ở gần bàn làm việc và bồn nước nhất thiết phải có những bình sành dung tích 10 – 15 lít để đựng các dung dịch, các thuốc thử không cần thiết, và sọt rác để đựng thủy tinh vỡ, giấy và rác khô.

Ngoài bàn làm việc ra, PTN còn phải có bàn viết trên đó để vở ghi chép, và khi cần thì dùng làm bàn chuẩn độ. Cạnh bàn làm việc phải có ghế đẩu cao hoặc ghế tựa.

Cân phân tích và dụng cụ cần đặt cố định (dụng cụ đo điện, dụng cụ quang, v.v…) phải để ở phòng riêng gần PTN, và đối với cân phân tích cần tách riêng thành một phòng cân. Các cửa sổ của phòng cân cần hướng về phía Bắc. Điều này rất quan trọng vì không được để ánh sáng mặt trời chiếu lên cân. <<Sẽ trình bày trong các bài sau>>

Trong PTN cũng cần phải có những sách tra cứu cần thiết, những sách giáo khoa, vì thường trong khi làm việc cần tra cứu vấn đề này hay vấn đề khác.

"Cùng hoàn thiện topic nào!"
 

biobaby

Miss diễn đàn HOCMAI năm 2017
Thành viên
24 Tháng sáu 2013
580
334
154
24
Đồng Nai
Bài 3: BÀN LÀM THÍ NGHIỆM

Trong PTN mọi công việc đều tiến hành trên bàn làm việc. Bàn làm việc phải hoàn toàn sạch sẽ, không được để ngổn ngang những dụng cụ thừa không cần thiết.

Nếu bàn làm việc được phủ bằng vải sơn, thì đừng để axit và kiềm rơi vào, vì các chất này sẽ phá hủy nó. Phía dưới những bình đựng các chất ăn da (các axit đặc và nhất là các kiềm) phải đặt những tấm kính hoặc những chiếc đĩa đặc biệt. Nếu bàn thí nghiệm không phủ bằng vải sơn thì phải phủ mặt gỗ của bàn bằng những chất đặc biệt, giữ cho gỗ khỏi hỏng.

Không nên lát bàn bằng gạch tráng men vì dụng cụ thủy tinh dễ bị vỡ khi rơi trên chúng. Cũng rất nguy hiểm khi đặt dụng cụ thủy tinh vừa đun nóng trên các bàn này.

Những tấm lát trơ và tốt cho bàn thí nghiệm là những tấm bằng chất dẻo và bằng vinyl amian.

Những tấm bằng teflon rất bền đối với tác dụng của axit và kiềm nhưng có thể bị trương hoặc bị hòa tan khi tác dụng với một số dung môi hữu cơ. Nhược điểm của tấm lát đó cũng như các của các tấm vải sơn là độ bền nhiệt không cao. Chúng chỉ chịu được đến nhiệt độ [TEX]200 \pm 50^{o}C[/TEX].

Kết cấu của bàn thí nghiệm tùy thuộc vào tính chất của công việc trong PTN:

- Hình 1 thể hiện một trong những kết cấu đạt nhất của bàn thí nghiệm, thích hợp cho các PTN phân tích và nghiên cứu; các bàn với kết cấu khác cũng khá phổ biến.
hinh1.jpg


- Hình 2 thể hiện chiếc bàn với ưu điểm là tát cả các đường ống đều tập trung ở phần trên của nó, ở phía trên rãnh thoát nước. Loại bàn này rất thuận tiện cho các PTN phân tích và tổng hợp chất hữu cơ.
hinh2.jpg

Người ta còn sử dụng những bàn thí nghiệm lắp ghép, gồm những phần riêng rẽ. Vì vậy có thể sử dụng chúng trong bất kỳ gian phòng nào dùng làm PTN.

Cần bày biện dụng cụ có ở trên bàn theo một trật tự quy định.

Các tủ của bàn thí nghiệm nên bố trí như thế nào để ở tủ này để đồ kim loại, ở tủ kia để đồ thủy tinh.

Một trong những ngăn kéo (nếu có) được dùng để đựng các nút, ngăn kéo khác đựng các nhiệt kế và phù kế, ở đáy ngăn kéo này cần lát bông hoặc những vật liệu mềm khác. Ở đây mỗi ngăn kéo nên để giấy trắng sạch và khi bị bẩn thì thay giấy.

Đồ vật hoặc dụng cụ thường dùng phải để gần chỗ làm việc, còn dụng cụ ít dùng thì để xa.

Khi dùng xong một dụng cụ nào đó, thì trước hết phải thu xếp lại cho trật tự (lau chùi sạch), rồi sau đó cất ngay vào chỗ của nó ở trong tủ.

Tất cả các tủ phải có ổ khóa và những chìa khóa của chúng phải được đánh dấu tương ứng và treo nơi quy định.

Đối với bàn thí nghiệm nên nhớ các quy tắc sau đây:

1. Không nên bày bừa bộn trên bàn.

2. Cần giữ bàn sạch sẽ.

3. Trong tủ và ngăn kéo của bàn phải luôn luôn trật tự.

4. Khi xong việc, trước khi rời PTN cần thu dọn gọn gàng bàn thí nghiệm.

"Cùng hoàn thiện topic nào!"
 

biobaby

Miss diễn đàn HOCMAI năm 2017
Thành viên
24 Tháng sáu 2013
580
334
154
24
Đồng Nai
Bài 4: CÁC THUỐC THỬ VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHÚNG

Theo công dụng, có thể chia thuốc thử ra làm 2 nhóm chính: nhóm thông dụng và nhóm đặc trưng. Mỗi PTN phải có các hóa chất thông dụng, chúng chỉ gồm một nhóm tương đối nhỏ các chất hóa học: các axit (nitric, clohiđric và sunfuric), các kiềm (dung dịch amoniac, kiềm natri và kiềm kali), các canxi và bari oxit, một số muối chủ yếu là muối vô cơ, các chất chỉ thị (phenolphtalein, metyl da cam, v.v). Các thuốc thử đặc dụng chỉ được dùng đối với những công việc nhất định.

Về độ tinh khiết, các thuốc thử được chia làm các loại: tinh khiết hóa học, tinh khiết dùng cho phân tích, tinh khiết.

Ngoài ra, còn có các quy cách thuốc thử khác: kỹ thuật, sạch, sạch đặc biệt và sạch quang phổ. Đối với mỗi loại thuốc thử đó phải xác định hàm lượng cho phép của các tạp chất.

Các thuốc thử thông dụng nhất, dùng với lượng nhiều, đặc biệt ở các xí nghiệp lớn, thường được đóng gói to, trong lọ hoặc bình. Các thuốc thử ít dùng và hiếm thường được đựng vào lọ bé, ít hơn 1g. Các thuốc thử rất hiếm và rất quý thường dược bảo quản riêng.

Người làm việc trong PTN phải biết những tính chất chính xác của các thuốc thử đem dùng, đặc biệt phải biết mức độ độc hại của chúng và khả năng tạo thành các hỗn hợp dễ nổ, dễ cháy với các thuốc thử khác.

Để tiết kiệm thuốc thử (đặc biệt những thuốc thừ quý) chi nên pha dung dịch với lượng cần thiết cho thí nghiệm. Pha dư dung dịch sẽ lãng phí thuốc thử. Dung dịch không dùng đến thường bị hỏng; ngoài ra, chai lọ đựng các dung dịch không cần thiết sẽ làm chật chội PTN.

Các thuốc thử rắn khi đựng trong lọ có thể vón lại thành cục nên rất khó lấy ra. Vì vậy trước khi lấy hóa chất rắn ra khỏi lọ. cần phảì lắc mạnh lọ (khi đậy nút kín) ví dụ bằng cách đập thành lọ vào lòng bàn tay - Nếu khi đó thuốc thử bị vón cục không rơì ra được, thì mở nút, xới lớp trên lên bằng thìa sừng, thìa sứ, hoặc đũa thủy tinh chứ không nên dùng thìa kim loại.

Trước khi lấy hóa chất ra khỏi lọ, cần xem kỹ cồ lọ, vứt bỏ tất cả những gì ở cồ lọ cỏ thể rơi vào làm bần chất lấy ra (bụi bặm, parafin, xi gắn v.v.,,). Nên dùng thìa sử hoặc bay sứ để lấy thuốc thử ra khỏi lọ, hoặc đồ thuốc thử qua chiếc phễu dùng cho chất bột. Phễu được đặt vào cổ của lọ cần cho chất vào; cũng có thể dùng phễu này để rót những chất lỏng rất nhớt và quánh.

Phễu dùng cho chất bột thường có nhiều cỡ, đường kính của miệng phễu từ 50 đến 200mm, đường kính của đáy từ 20 đến 38mm và chiều cao từ 55 đến 180mm.

Thuốc thử đã rơi vãi trên bàn không được bỏ trở lại lọ đựng của thuốc thử đựng nó. Chú ý giữ gìn độ tinh khiết của thuốc thử là nguyên tắc chủ yếu khi làm việc với chúng.

Nếu trong lọ chỉ còn một lượng rất ít thuốc thử thì chuyền lượng đó sang một lọ nhỏ hơn, như vây sẽ giải phóng được chỗ để trong tủ và giảm bớt được sự mẫt mát khi lấy thuốc thử. Trên các lọ thuốc thử nhất thiết phải có nhãn ghi kí hiệu của thuốc thử trong lọ, hoặc ghi bằng bút chỉ sáp trên thủy tinh. Chỗ để đề chữ cần hơ nóng nhẹ. dù chỉ làm nóng bằng lòng bàn tay. Ở chỗ nóng bút chi sáp viết sẽ dễ dàng hơn, chữ sẽ rõ hơn. Nếu lọ thuốc thử không có nhãn thì không nên dùng thuốc thử trong lọ đó. Trong trường hợp nàv cần xác định chính xác xem lọ đựng thuốc thử gì, vi nhầm lẫn có thể đưa đến những hậu quả nghiẻm trọng.

Trước khi cho thuốc thử vào lọ, phải rửa thật sạch và sấy khô lọ, chọn trước cho nó một chiếc nút. Không nên cho thuốc thử vào lọ chưa được sấy khô.

"Cùng hoàn thiện topic nào!"
 

biobaby

Miss diễn đàn HOCMAI năm 2017
Thành viên
24 Tháng sáu 2013
580
334
154
24
Đồng Nai
Bài 5: MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM THƯỜNG GẶP

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 dụng cụ thí nghiệm quen thuộc, đó là: ống nghiệm, cốc và bình rửa.
1. Ống nghiệm

Ống nghiệm là dụng cụ thủy tinh dạng ống hẹp có đáy tròn. Ống nghiệm thường được làm từ thủy tinh dễ chảy, nhưng đối với thí nghiệm đặc biệt, đòi hỏi phải đun nóng đến nhiệt độ cao thì ống nghiệm được làm bằng loại thủy tinh khó chảy hoặc bằng thạch anh. Ngoài ống nghiệm đơn giản thông thường, người ta còn sử dụng ống nghiệm chia độ và ống nghiệm ly tâm hình nón. Người ta dùng những giá bằng gỗ, bằng chất dẻo hoặc bằng kim loại để đặt ống nghiệm. Ống nghiệm được dùng chủ yếu để tiến hành những thí nghiệm phân tích và những thí nghiệm hóa học vi lượng. Khi tiến hành phân phản ứng trong ống nghiệm, không nên dùng thuốc thử với lượng quá lớn. Tuyệt đối không được phép đựng đầy ống nghiệm đến mép. Người ta tiến hành phản ứng với những lượng nhỏ chất: thường vào khoảng ¼ hoặc thậm chí 1/8 dung tích của ống nghiệm.
ông.jpg

2. Cốc
Cốc hóa học là những cốc hình trụ, có thành mỏng và dung tích khác nhau. Chúng có 2 dạng: có miệng và không có miệng. Cũng như những dụng cụ hóa học bằng thủy tinh khác, cốc cũng được sản xuất từ loại thủy tinh khó chảy và t ừ loại thủy tinh bền hóa học. Không nên đun côc thủy tinh thường trên ngọn lửa trần vì cốc sẽ bị nứt. Chỉ được đun nóng qua lưới amiăng hoặc trên bình cách thủy hay cách lỏng. Ngoài cốc hóa học ra, trong PTN đôi khi còn sử dụng cốc có thành đầy, gọi là cốc nguội. chúng cũng có kích thước và dung tích khác nhau và được dùng vào những việc không cần đun nóng.
coc.jpg

3. Bình rửa
Để rửa kết tủa bằng nước cất hay bằng một dung dịch nào đó, để rửa hết kết tủa từ giấy lọc và từ thành bình, người ta dùng bình rửa. Bình rửa còn được dùng để bảo quản một lượng ít nước cất. Để làm bình rửa có thể dùng bình cầu dung tích từ 0,5 đến 2 lít. Muốn vậy, người ta đậy bình bằng nút cao su có khoan 2 lỗ. Một lỗ để lắp một ống uốn cong theo góc nhọn, một đầu của ống này cắm xuống gần đáy bình, còn đầu kia thì vuốt dài ra. Lỗ thứ hai để lắp một chiếc ống uốn cong theo góc tù. Đầu của ống này nằm ở trong bình và ló ra khỏi nút khoảng 3-5 cm. Đôi khi người ta còn chế tạo bình rửa có nút nhám và có 2 ống.
binhrua khi.jpg

"Đừng ngần ngại, hãy để lại thắc mắc!"
"Cùng hoàn thiện topic nào!"

 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Chị ơi, cho em đóng góp nha chị
Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm
1. DỤNG CỤ THỦY TINH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1.1. Khái niệm

Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicat, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. Các loại dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm thường bằng thủy tinh borosilicat, thạch anh nấu chảy hoặc oxyd sillic nấu chảy khác do tính bền vững hoá học cao hơn và hệ số giãn nở của loại thủy tinh này thấp.
1.2. Yêu cầu đối với dụng cụ thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm
- Chịu hóa chất: là thủy tinh trung tính, chịu được hầu hết các hóa chất, dung dịch ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao (ngoại trừ HF là dung dịch acid có độ ăn mòn cao nhất thậm chí tại nồng độ thấp).
- Tính chất nhiệt: chịu được nhiệt độ cao, shock nhiệt.
- Ngoài ra dụng cụ thủy tinh dùng cho phòng thí nghiệm cần phải sạch về mặt hoá học (không dính các chất hữu cơ hoặc vô cơ) và sạch về mặt vi sinh vật học (không chứa bất kỳ tế bào vi sinh vật hay bào tử của chúng). Do vậy, trước khi sử dụng thì cần được rửa sạch và khử trùng.
1.3. Một số dụng cụ thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm vi sinh y học
Bao gồm các chai chuyên dụng, bình tam giác, bình cầu, các loại ống đong, cốc đong, phễu, ống nghiệm, pipet, burét, đĩa petri, bô can, que cấy…
Bình tam giác, bình cầu:
Binh%20cau-20140927095800.jpg

Thường sử dụng để chuẩn độ, chứa đựng môi trường, dung dịch, nuôi cấy vi sinh vật, thực hiện các phản ứng, bình cầu còn thích hợp cho các phản ứng cần xúc tác nhiệt độ...
Bình tam giác, bình cầu thường có thể tích từ 50ml đến 10 lít tùy theo dung dịch chứa để chọn loại bình thích hợp.
Ống đong, cốc đong:
Ong%20dong-20140927095800.jpg

Có vạch chia thể tích dùng để đong những khối lượng dung dịch không cần phải có độ chính xác cao.
Khi đong, nên chọn ống đong nào có khối lượng gần nhất với khối lượng cần đong để có độ chính xác cao hơn. Ví dụ: đong 45 ml dùng ống đong loại 50 ml, đong 850 dùng ống đong 1000 ml.
Để tránh sai lầm trong lúc đọc mức đong, phải đặt ống đong trên một mặt phẳng và tầm mắt ngang tầm với bề mặt chất lỏng.
Pipet:
Pipet-20140927095800.jpg

Dùng để đong, hút dung dịch để có độ chính xác cao hơn. Có rất nhiều loại pipet thủy tinh khác nhau như pipet Pasteur, pipet có chia vạch thông thường... được thiết kế cho phù hợp với mục đích nghiên cứu. Hiện nay trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu về vi sinh vật gây bệnh đều nghiêm cấm việc hút pipet bằng mồm, thay vì thế người ta dùng quả boa bằng cao su, quả bóp hút an toàn 3 van, hoặc dùng pipet hút tự động (pipet aid).
Đĩa petri:
Dia%20petri-20140927095800.jpg

Chủ yếu dùng để nuôi cấy, phân lập các chủng vi sinh vật hoặc làm các test chẩn đoán, kháng sinh đồ khoanh giấy, các thử nghiệm tính cạnh tranh giữa các chủng vi sinh,... trên môi trườngthạch dinh dưỡng, mà qua đó ta có thể quan sát được hình thái, tính chất khuẩn lạc của quần thể vi sinh vật.
Ống nghiệm:
Ong%20nghiem-20140927095800.jpg
Dùng để chứa đựng dung dịch với dung tích nhỏ, nuôi cấy VSV trên môi trường lỏng hoặc môi trường thạch, thử các tính chất sinh vật hoá học....
[TBODY] [/TBODY]
Burét:
Chủ yếu dùng trong các thí nghiệm chuẩn độ để xác định nồng độ các chất. Khi dùng cần lưu ý khoá của burét nên bôi vaselin để không bị rít, tuyệt đối không để có bọt khí khi chuẩn độ (nếu có nên mở khoá cho dung dịch chảy xuống một cốc đặt ở dưới). Nên cầm khoá burét bằng tay trái còn tay phải cầm bình để lắc lúc chuẩn độ. Khi đọc thể tích dung dịch thì mắt phải nhìn thẳng và burét phải được kẹp thẳng trên giá để tránh sai số.
2. CÁCH RỬA DỤNG CỤ THỦY TINH
Nhìn chung tất cả các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm đều phải rửa rất cẩn thận, phải thật sạch, thật khô trước khi sử dụng.
2.1. Xử lý dụng cụ trước khi rửa
- Dụng cụ thủy tinh mới mua, chưa sử dụng, cần ngâm nước hoặc dung dịch H2SO4 loãng trong khoảng 24 giờ. Rửa lại bằng xà phòng và nước nhiều lần cho tới pH trung tính.
- Các dụng cụ đã sử dụng để nuôi cấy vi sinh vật, nhất là các vi sinh vật gây bệnh, trước khi rửa nhất thiết phải được khử trùng bằng hơi nước áp lực cao trong nồi hấp vô trùng (autoclave) để giết chết các tế bào, bào tử của vi sinh vật, đảm bảo an toàn cho người rửa, không reo rắc mầm bệnh vào môi trường.
2.2. Rửa dụng cụ thủy tinh
- Sau khi tiệt trùng dụng cụ bẩn, tháo bỏ nút bông, môi trường, thạch, cặn bẩn chứa trong dụng cụ.
- Tráng dụng cụ bằng nước để loại hết cặn bẩn.
- Dùng miếng nhám thấm xà phòng hoặc bông thấm cồn để lau sạch các ký hiệu ghi bằng bút dạ trên thủy tinh.
- Chọn chổi rửa thích hợp với từng loại ống hoặc bình, một đầu nên buộc miếng mút nhỏ để phần sắt không chọc thủng đáy ống nghiệm hoặc đáy bình. Dùng chổi rửa thấm xà phòng cọ kỹ phía trong, dùng khăn mềm thấm xà phòng cọ phía ngoài, đối với các đĩa petri chỉ cần dùng khăn mềm thấm xà phòng cọ kỹ. Xả sạch bằng nước nhiều lần, tráng lại bằng nước cất để pH đạt đến trung tính.
- Đối với pipet cần ngâm trong dung dịch sunfocromat 1 ngày, chuyển sang bình rửa pipet tự động qua đêm hoặc rửa trực tiếp dưới vòi nước để dòng nước chảy bên trong pipet, rửa sạch bằng xà phòng sau đó rửa nước nhiều lần, tráng lại bằng nước cất.
- Nếu dụng cụ bẩn nhiều hoặc dính dầu mỡ, ngâm các dụng cụ đó vào dung dịch sunfocromic trong nhiều giờ sau đó rửa lại.
- Dụng cụ sau khi rửa phải đảm bảo pH đạt đến trung tính, úp ngược dụng cụ cho ráo nước, làm khô ở nhiệt độ phòng hoặc đem sấy ở nhiệt độ 600C - 800C trong vài giờ. Sau đó cất giữ đồ thủy tinh khô hoặc bao gói chúng để đem đi khử trùng./
* Dung dịch sunfocromat:
Thành phần:
K2CrO7 : 60 g
H2SO4 : 66 ml
Nước cất đến : 1 lít
Cách pha:
- Hòa tan 60 g K2CrO7 vào 700 ml nước cất,đặt bình vào chậu nước để tránh bị bỏng khi bổ sung axit.
- Bổ sung từ từ 66 ml dung dịch axit H2SO4 vào dung dịch K2CrO7 trên đến khi tan hết.
- Bổ sung nước cất vừa đủ 1 lít. Bảo quản trong bình tối màu, tránh ánh sáng để dùng dần.
3. KHỬ TRÙNG DỤNG CỤ THỦY TINH
3.1. Chuẩn bị đồ thủy tinh để khử trùng

- Pipet: nhồi một miếng bông nhỏ vừa phải vào đầu ống hút, cho vào ống bằng kim loại không gỉ có bông ở phía đặt đầu nhọn hoặc dùng giấy bao gói từng cái pipet hoặc bao gói theo từng bó có cùng kích cỡ, buộc hai đầu, đánh dấu đầu hút, sau khi khử trùng chỉ được mở phần này để lấy pipet ra dùng, tay không được chạm vào phần đầu nhọn của pipet.
- Đĩa petri: xếp thành chồng khoảng 5 bộ đĩa, bao gói bằng giấy hoặc xếp vào ống trụ làm bằng thép không gỉ hoặc nhôm.
- Ống nghiệm, bình tam giác, bình cầu nếu không có nút thì nhất thiết phải được đậy nút bông. Dùng bông mỡ (bông không thấm nước) để làm nút. Nút bông có chức năng như một dụng cụ lọc khí vô trùng do vậy cần có độ dày vừa phải để không khí có thể đi qua nhưng vi sinh vật bị giữ lại, hơn nữa nút bông cũng cần phải làm đúng kiểu cách để thuận tiện khi thao tác thí nghiệm.
3.2. Khử trùng dụng cụ thủy tinh
- Khử trùng bằng hơi nóng khô: xếp dụng cụ đã bao gói kín vào tủ sấy, không để ống có nút bông vào giá ở ngăn dưới đề phòng bông cháy. Không xếp quá chặt để không khí lưu thông làm nóng đều dụng cụ cần khử trùng. Khử trùng ở nhiệt độ từ 160-1700C trong thời gian 1 giờ. Khi nhiệt độ trong tủ khử trùng xuống đến nhiệt độ phòng mới được lấy dụng cụ ra.
- Khử trùng bằng nồi hấp ướt (Autoclave) dùng hơi nước áp lực cao (121oC, 1 at, trong 30 phút) để khử trùng dụng cụ. Sau khi khử trùng xong nên sấy khô trước khi sử dụng.
3.3. Bảo quản dụng cụ thủy tinh
Dụng cụ thủy tinh sau khi khử trùng nếu không sử dụng ngay nên cho vào túi polyetylen buộc chặt, bảo quản trong tủ kín sạch sẽ, khô ráo.
Các loại dụng cụ như que gạt, que cấy thủy tinh sau khi khử trùng chỉ nên sử dụng trong vòng 1 ngày, hộp petri trong vòng 3 ngày, ống nghiệm, bình tam giác, bình cầu khoảng 7- 10 ngày nếu bảo quản tốt. Nếu để quá lâu dụng cụ cần được khử trùng lại trước khi dùng.
Lưu ý khi loại bỏ dụng cụ thủy tinh:
Thủy tinh không có tính chất mềm dẻo ngăn chặn tác động của xung lực hoặc sự dạn nứt và gẫy dưới tác dụng của lực. Thủy tinh khi vỡ, gẫy tạo ra những góc cạnh sắc rất nguy hiểm, có thể làm tổn thương người làm công tác dọn dẹp trong phòng thí nghiệm. Tất cả các dụng cụ thủy tinh khi đã loại bỏ cần phải được khử trùng và phải bỏ vào thùng rác chuyên dụng có cảnh báo chứa vật sắc nhọn như hình ảnh minh họa sau:
chau%20dung-20140927094643.jpg
thung%20dung-20140927094643.jpg
xo%20dung-20140927094643.jpg

Một số hình ảnh khi sử dụng dụng cụ thủy tinh không đúng cách
dut%20tay-20140927094643.jpg
ban%20mieng-20140927094643.jpg
dut%20chan-20140927094643.jpg

thuy%20tinh%20vo-20140927094643.jpg
kim%20dam-20140927094643.jpg
 
Top Bottom