Văn 12 Tìm hiểu nhạc tính trong thơ

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nếu như trong văn xuôi, các đặc tính thanh học của ngôn ngữ (như cao độ, cường độ, trường độ...) không được tổ chức thì trong thơ, trái lại, những đặc tính ấy lại được tổ chức một cách chặt chẽ, có dụng ý, nhằm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không nói hết. Bởi thế, đặc trưng tính nhạc được coi là đặc trưng chủ yếu mang tính loại biệt rõ nét của ngôn ngữ thơ ca.

* Theo các nhà nghiên cứu, nhạc tính trong thơ được thể hiện ra ở ba mặt cơ bản. Đó là: sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp:


"Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi"

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)​
- Sự cân đối là sự tương xứng hài hoà giữa các dòng thơ. Sự hài hoà đó có thể là hình ảnh, là âm thanh, chẳng hạn:.

Cũng có thể là cách sắp xếp tổ chức mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở cặp câu thực, câu luận trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Đối với thơ hiện đại, yêu cầu này không khắt khe. Tuy vậy, nhà thơ vẫn hết sức chú ý đến hiệu quả nghệ thuật của phép đối xứng trong thơ của mình.

- Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ thể hiện ở cách hoà âm, ở sự thay đổi độ cao giữa hai nhóm thanh điệu. Xuân Diệu với hai dòng thơ toàn vận dụng vần bằng đã biểu hiện được cảm xúc lâng lâng, bay bổng theo tiếng đàn du dương, nhẹ êm:
"Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi"

Chính Tố Hữu đã có lần nói đến giá trị ngữ âm của từ "xôn xao" trong câu thơ "Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa" (Mẹ Tơm). Đó đâu chỉ là âm vang của tự nhiên mà là âm vang của tâm hồn. Cái làm nên âm vang đó chính là âm thanh, âm thanh của từ "xôn xao" đã cùng với nghĩa của nó làm nên điều kỳ diệu ấy. Sự trầm bổng của ngôn ngữ còn thể hiện ở nhịp điệu:
"Sen tàn/ cúc lại nở hoa
Sầu dài/ ngày ngắn/ đông đà sang xuân".
Dòng thơ cắt theo nhịp 2/4 và 2/2/4 đều đặn như nhịp chuyển vần đều đặn của tháng năm bốn mùa... Nhịp thơ ở đây là nhịp của cảm xúc, cảm nhận. Như vậy, âm thanh, nhịp điệu trong thơ không đơn thuần là hình thức mà là những yếu tố góp phần biểu hiện những khía cạnh tinh vi của đời sống tình cảm con người.

- Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở sự dùng vần, điệp từ, ngữ và điệp cú. Chúng có tác dụng như một phương tiện kết dính các dòng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho ngôn ngữ thơ:
"Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọt đàn mưa xuân"

(Tiếng đàn mưa- Bích Khê).​
+ Lối điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ở đây vừa diễn tả được hình ảnh cơn -mưa của đất trời vừa tạo nên một ấn tượng vương vấn không dứt trong lòng người.
à Như vậy, nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ. Ngày nay, nhu cầu của thơ có phần đổi khác. một số người có xu hướng bỏ vần để tạo cho câu thơ sự tự do hoá triệt để. Nhưng nếu không có một nhạc điệu nội tại nào đó như sự đối xứng giữa các dòng, các đoạn thơ, tiết tấu, nhịp điệu của câu thơ thì không còn là ngôn ngữ thơ nữa.
 

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
Chị viết rất hay ạ nhưng nên có thêm vài bài để luyện thêm nữa ạ
 
Top Bottom