Sử 10 Tìm hiểu nguyên nhân diễn biến của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X - XV

Thanh Thái

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng tư 2020
7
3
6
20
Bình Dương
Thpt Nguyễn An Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Tìm hiểu nguyên nhân diễn biến của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X – XV theo yêu cầu bảng biểu sau :
- Số thứ tự
- Tên các cuộc kháng chiến/khởi nghĩa
- Thời gian
- Lãnh đạo
- Các trận đánh lớn
2.Căn cứ vào diễn biến rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X – XV?
3.Rút ra đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn
4.So sánh điểm giống và khác nhau giữa khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần?
5.So sánh điểm khác nhau giữa kháng chiến chống Tống thời Lý với kháng chiến chống Mông Nguyên thời Trần?
 

Homaya Kino

Cựu TMod Sử
HV CLB Lịch sử
Thành viên
20 Tháng hai 2020
850
2,056
236
Hà Tĩnh
THCS Liên Hương
1.Tìm hiểu nguyên nhân diễn biến của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X – XV theo yêu cầu bảng biểu sau :
- Số thứ tự
- Tên các cuộc kháng chiến/khởi nghĩa
- Thời gian
- Lãnh đạo
- Các trận đánh lớn
2.Căn cứ vào diễn biến rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X – XV?

STTTên cuộc kháng chiến, khởi nghĩa Thời gian Lãnh đạoCác trận đánh lớn Nguyên nhân , Kết quả , ý nghĩa
1Chống Tống I981Lê HoànBạch ĐằngNguyên nhân:
  • Năm 980 triều Đinh khó khăn, nhà Tống xâm lược nước ta.
* Diễn biến và kết quả:
  • Năm 981 quân Tống xâm lược
  • kháng chiến thắng lợi. Quân Tống
* Ý nghĩa
  • - Buộc tống rút quân về nước
  • - giữ vững nền độc lập dân tộc
2Chống Tống II1077Lý Thường Kiệt sông Như Nguyệt , thành Ung Châu* Nguyên nhân:
  • Nhà Tống suy yếu nên xâm lược Đại Việt
* Diễn biến và kết quả:
Nhà Lý đã tổ chức nhân dân kháng chiến qua 2 giai đoạn.
  • 1075 Lý Thường Kiệt đánh sang nhà Tống, rồi về nước.
  • 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang xâm lược
  • Kháng chiến thắng lợi
* Ý nghĩa
  • - Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống
  • - giữ vững nền độc lập dân tộc

3Chông Mông Nguyên 3 lầnXIIIVua Trần , Trần Hưng Đạo , Trần Thủ ĐộĐông Bộ Đầu , Chương Dương ,...* Nguyên nhân:
  • Nhà Mông- Nguyên muốn mở rộng lãnh thổ phía Nam
* kết quả:
  • 3 lần toàn thắng
*Ý nghĩa
  • đập tan âm mưu xâm lược đại Việt
  • Khẳng định được tấm lòng yêu nước của dân ta
  • Để lại bài học quý báu cho đơi sau
4Chống quân Minh thời nhà Hồ 1407Hồ Qúy Ly*kết quả : Thất bại
5Khởi nghĩa Lam Sơn1418-1427Lê LợiChi Lăng - Xương Giang* Nguyên nhân:
  • Ách thống trị tàn bạo của nhà Minh
* Diễn biến và kết quả:
  • Năm 1418 khởi nghĩa Lam Sơn bủng nổ

  • Tháng 11/1426 chiến thắng Tốt Động- Chúc Động
  • Năm 1427 chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang
  • Khởi nghĩa toàn thắng
ý nghĩa

  • Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc
  • Nêu cao tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước của dân tộc
  • Mở ra thời kì độc lập mới
  • Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: Thanh Thái

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
1.Tìm hiểu nguyên nhân diễn biến của các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X – XV theo yêu cầu bảng biểu sau :
- Số thứ tự
- Tên các cuộc kháng chiến/khởi nghĩa
- Thời gian
- Lãnh đạo
- Các trận đánh lớn

STTTên các cuộc kháng chiến/khởi nghĩaThời gianLãnh đạoCác trận đánh lớn
1Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê980Lê HoànTrận sông Bạch Đằng
2Kháng chiến chống Tống thời Lí1075 - 1077Lí Thường KiệtTrận sông Như nguyệt
3Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên1258, 1285, 1287 - 1288Vua quan nhà TrầnTrận Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, trận Sông Bạch Đằng
4Khởi nghĩa Lam SơnLê Lợi, Nguyễn Trãi1418Trận Chi Lăng - Xương Giang
[TBODY] [/TBODY]
2.Căn cứ vào diễn biến rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa Lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X – XV?
ý nghĩa:
  • Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta
  • Bảo vệ độc lập dân tộc
  • Để lại nhiều bài học quý giá về sau
Nguyên nhân thắng lợi:
  • Nhân dân đồng lòng, đoàn kết chống giặc ngoại xâm
  • Có sự chỉ huy tài tình của những vị tướng tài ba
P/s: Đây là nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa chung của tất cả, còn nếu riêng thì bạn xem bài của bạn @Kino-Kun nhé
3.Rút ra đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn
Hoàn cảnh: Đất nước bị nhà Minh đô hộ, các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại
  • Thời gian dài (1418 - 1427)
  • Quy tụ được nhiều hào kiệt: Nguyễn Chích, Nguyễn Xí....
  • Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân
  • Quy mô: từ 1 cuộc chiến tranh ở địa phương trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • Trong suốt cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao
  • Cuộc khởi nghĩa kết thúc bằng cuộc nghị hòa độc đáo...
4.So sánh điểm giống và khác nhau giữa khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần?
Giống:
  • Đều chống lại kẻ thù hung hãn của phong kiến phương Bắc
  • Thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
  • Kết quả: Dành được thắng lợi vẻ vang
  • Đi từ yếu => mạnh => tiến lên đánh bại kẻ thù
Khác:
  • Thời Lí, Trần:
    • diễn ra trong hoàn cảnh đất nước độc lập, nhân dân chăm lo xây dựng đất nước.
    • đã được chuẩn bị lực lượng ngay từ đầu
  • Khởi nghĩa Lam Sơn:
    • Hoàn cảnh: Đất nước bị quân Minh xâm lược và đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng thất bại
    • Vừa kháng chiến vừa huy động lực lượng; vừa đánh vừa xây căn cứ
5.So sánh điểm khác nhau giữa kháng chiến chống Tống thời Lý với kháng chiến chống Mông Nguyên thời Trần?
Thời Lí:
  • Lãnh đạo: Không phải vua mà là thái úy Lí Thường Kiệt
  • Sử dụng nghệ thuật Tiên phát chế nhân, không ngồi yên đợi giặc.
  • Sử dụng cả cách đánh về tâm lí làm cho giặc hoang mang rồi mới đánh phủ đầu để dành thắng lợi
Thời Trần:
  • Lãnh đạo: gắn liền với tên tuổi các vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cùng nhiều tướng tài khác
  • Thực hiện "Vườn không nhà trống" gây khó khăn cho địch rồi mới đánh
  • Do kẻ thù mạnh nên nhà TRần dùng cách đánh lâu dài. làm địch suy yếu sau mới ra đòn quyết định
P/s: Bạn xem lại SGK bài 19 để hiểu thêm nhé!
 
  • Like
Reactions: Thanh Thái
Top Bottom