Nến cháy được là nhờ chất sáp đấy em. Không biết em đã có chút kiến thức về hóa học chưa.
Dưới nhiệt độ cao, sáp bị chảy ra thành chất lỏng, bay hơi lên, tiếp xúc với oxy và phản ứng tạo ra ngọn lửa.
Muốn cho sáp cháy, ta cần cung cấp một nhiệt độ cao. Nếu ta chỉ dùng diêm hoặc hộp quẹt hoặc diêm để đốt thì chỉ có thể làm cho sáp chảy ra, bay hơi chứ không đủ để kích thích nó phản ứng với Oxy. Còn nếu ta cung cấp một lượng nhiệt quá lớn, sáp sẽ tự cháy. Khi đó nhiệt độ của nó tăng vọt, tốc độ bay hơi và tốc độ phản ứng cũng tăng theo thời gian, như vậy sẽ rất mau hết sáp (cái này tạm gọi là phản ứng dây chuyền).
Để giải quyết vấn đề trên, người ta dùng tới tim nến. Sợi tim làm bằng chất dễ cháy, có tác dụng mồi lửa. Khi sợi tim cháy, nhiệt độ phía trên nó cao nhất. Sáp bên dưới bị nóng chảy, bay hơi lên gặp nhiệt độ cao sẽ phản ứng sinh ra lửa. Như vậy, sự cháy bắt đầu ở phía trên cao chứ không bắt đầu ở bề mặt sáp, sẽ tránh được "phản ứng dây chuyền".
Nếu em muốn xem sáp cháy trực tiếp tại bề mặt thì cứ cho sáp vào một cái khay kim loại, bỏ vào lò lửa rồi lấy ra sẽ thấy sáp cháy rất mãnh liệt.
Nói thêm là vai trò của tim nến khá là quan trọng đấy. Hiệu quả (hiệu suất) của một ngọn nến được quyết định bởi tiết diện nến và tim nến. Nếu tiết diện quá bé, nến lỏng sẽ bị chảy xuống dưới gây ra thất thoát. Nếu tim nến quá to sẽ khiến nến cháy mạnh, nếu tim nến bị ẩm sẽ khiển nến cháy yếu hoặc không thể cháy.