Toán 9 Tìm GTLN của P = xy +yz +xz -2xyz

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,478
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
mình mới học lớp 9 chưa biết bđt này bạn giúp mình cách THCS được không ?
Chứng minh BĐT đó bằng phương pháp thông thường:
Đặt [tex]a=x+y-z;b=x-y+z;c=-x+y+z[/tex]
Dễ thấy [tex]a+b=2x>0,b+c=2z>0;c+a=2y>0[/tex] nên tồn tại ít nhất 2 số trong 3 số a,b,c dương.
+ Trong 3 số a,b,c có 2 số dương.
Khi đó VT>0, VP<0 nên ta có đpcm.
+ Cả 3 số a,b,c dương.
Áp dụng BĐT Cô-si ta có:
[tex]\sqrt{a}.\sqrt{b}\leq \frac{a+b}{2}=x[/tex]
[tex]\sqrt{b}.\sqrt{c}\leq \frac{b+c}{2}=z[/tex]
[tex]\sqrt{c}.\sqrt{a}\leq \frac{a+c}{2}=y[/tex]
Nhân vế theo vế ta có đpcm.
Vậy BĐT đó đã được chứng minh.
 

nhatminh1472005

Banned
Banned
Thành viên
24 Tháng sáu 2017
643
411
101
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
mình mới học lớp 9 chưa biết bđt này bạn giúp mình cách THCS được không ?
Mình dùng cách sử dụng nguyên lí Dirichlet nhé!
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong 3 số [TEX](x-\frac{1}{3});(y-\frac{1}{3});(z-\frac{1}{3})[/TEX] thì luôn tồn tại hai số cùng dấu (cùng không âm hoặc cùng không dương).
Giả sử đó là [TEX](x-\frac{1}{3})[/TEX] và [TEX](y-\frac{1}{3})[/TEX].
Suy ra [TEX](x-\frac{1}{3})(y-\frac{1}{3})\geq 0\Rightarrow xy-\frac{1}{3}(x+y)+\frac{1}{9}\geq 0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow xy\geq \frac{1}{3}(x+y)-\frac{1}{9}=\frac{1}{3}(1-z)-\frac{1}{9}\Rightarrow xyz\geq \frac{1}{3}z(1-z)-\frac{1}{9}z=\frac{-1}{3}z^{2}+\frac{2}{9}z\Rightarrow -2xyz\leq \frac{2}{3}z^{2}-\frac{4}{9}z(1)[/TEX].
Vì [TEX]4xy\leq (x+y)^{2}\Rightarrow xy\leq \frac{(x+y)^{2}}{4}=\frac{(1-z)^{2}}{4}=\frac{z^{2}-2z+1}{4}(2)[/TEX].
Lại có [TEX]yz+zx=z(x+y)=z(1-z)=-z^{2}+z(3)[/TEX].
Cộng theo vế (1), (2), (3) ta được:
[TEX]xy+yz+zx-2xyz\leq \frac{-1}{12}z^{2}+\frac{1}{18}z+\frac{1}{4}=\frac{-1}{12}(z-\frac{1}{3})^{2}+\frac{7}{27}\leq \frac{7}{27}[/TEX].
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi [tex]x=y=z=\frac{1}{3}[/tex].
Vậy GTLN của P là [tex]\frac{7}{27}[/tex] khi [tex]x=y=z=\frac{1}{3}[/tex].
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Có chỗ nào không hiểu cứ hỏi mình nhé!
 

andrew3629

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng bảy 2019
375
84
51
19
Quảng Nam
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Mình dùng cách sử dụng nguyên lí Dirichlet nhé!
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong 3 số [TEX](x-\frac{1}{3});(y-\frac{1}{3});(z-\frac{1}{3})[/TEX] thì luôn tồn tại hai số cùng dấu (cùng không âm hoặc cùng không dương).

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Có chỗ nào không hiểu cứ hỏi mình nhé!
Vì sao Trong 3 số [TEX](x-\frac{1}{3});(y-\frac{1}{3});(z-\frac{1}{3})[/TEX] thì luôn tồn tại hai số cùng dấu (cùng không âm hoặc cùng không dương) thế ạ =.=
 

nhatminh1472005

Banned
Banned
Thành viên
24 Tháng sáu 2017
643
411
101
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Vì sao Trong 3 số [TEX](x-\frac{1}{3});(y-\frac{1}{3});(z-\frac{1}{3})[/TEX] thì luôn tồn tại hai số cùng dấu (cùng không âm hoặc cùng không dương) thế ạ =.=
Theo nguyên lí Dirichlet mà bạn, 2 khả năng cùng không âm, không dương được coi là 2 chuồng, 3 số kia được coi là 3 thỏ, nếu cho 3 thỏ vào 2 chuồng đương nhiên là có 1 chuồng có 1+1=2 con rồi chứ
 
  • Like
Reactions: andrew3629

andrew3629

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng bảy 2019
375
84
51
19
Quảng Nam
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Theo nguyên lí Dirichlet mà bạn, 2 khả năng cùng không âm, không dương được coi là 2 chuồng, 3 số kia được coi là 3 thỏ, nếu cho 3 thỏ vào 2 chuồng đương nhiên là có 1 chuồng có 1+1=2 con rồi chứ
Cái này thì em hiểu nhưng cái -1/3 là sao? em hỏi cái đó ạ
 

andrew3629

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng bảy 2019
375
84
51
19
Quảng Nam
THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Chứng minh BĐT đó bằng phương pháp thông thường:
Đặt [tex]a=x+y-z;b=x-y+z;c=-x+y+z[/tex]
Dễ thấy [tex]a+b=2x>0,b+c=2z>0;c+a=2y>0[/tex] nên tồn tại ít nhất 2 số trong 3 số a,b,c dương.
+ Trong 3 số a,b,c có 2 số dương.
Khi đó VT>0, VP<0 nên ta có đpcm.
+ Cả 3 số a,b,c dương.
Áp dụng BĐT Cô-si ta có:
[tex]\sqrt{a}.\sqrt{b}\leq \frac{a+b}{2}=x[/tex]
[tex]\sqrt{b}.\sqrt{c}\leq \frac{b+c}{2}=z[/tex]
[tex]\sqrt{c}.\sqrt{a}\leq \frac{a+c}{2}=y[/tex]
Nhân vế theo vế ta có đpcm.
Vậy BĐT đó đã được chứng minh.
đề bài có cho chứng minh gì đâu ạ ;-;
 
Top Bottom