Tìm công suất tiêu thụ cực đại

L

lebaoduy9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp mình giải mấy bài xoay chiều với:

Câu 1: Mạch điện gồm một biến trở R mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổ định [TEX]u={U}_{0}cos100\pi t(V)[/TEX] . Thay đổi R ta thấy với hai giá trị [TEX]{R}_{1}= 45 \Omega [/TEX] và [TEX]{R}_{2}= 80 \Omega [/TEX] thì mạch tiêu thụ công suất đều bằng 80W. Khi thay đổi R thì công suất tiêu thụ đạt giá trị cực đại bằng:

A. 100W B. 250/3 W C. [TEX]80\sqrt{2}[/TEX] D. 250W


Câu 2: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, C thay đổi được. Khi [TEX]{C}_{1}= \frac{2.{10}^{-4}}{\pi }(F) [/TEX] hoặc [TEX]{C}_{2}= \frac{{10}^{-4}}{1,5\pi } (F)[/TEX] thì công suất của mạch có giá trị như nhau. Hỏi vị trí nào của C thì côn suất trong mạch đạt giá trị cực đại

A. [TEX]\frac{{10}^{-4}}{2\pi }[/TEX]
B. [TEX]\frac{{10}^{-4}}{\pi }[/TEX]
C. [TEX]\frac{2.{10}^{-4}}{3\pi }[/TEX]
D. [TEX]\frac{3.{10}^{-4}}{2\pi }[/TEX]
 
E

eny_ivy

Giúp mình giải mấy bài xoay chiều với:

Câu 1: Mạch điện gồm một biến trở R mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổ định [TEX]u={U}_{0}cos100\pi t(V)[/TEX] . Thay đổi R ta thấy với hai giá trị [TEX]{R}_{1}= 45 \Omega [/TEX] và [TEX]{R}_{2}= 80 \Omega [/TEX] thì mạch tiêu thụ công suất đều bằng 80W. Khi thay đổi R thì công suất tiêu thụ đạt giá trị cực đại bằng:

A. 100W B. 250/3 W C. [TEX]80\sqrt{2}[/TEX] D. 250W

Bài này có 3 công thức
[TEX]P_{12} = \frac{U^2}{R_1+R_2}[/TEX] ------>
[*]

[TEX]\Leftrightarrow 80 = \frac{U^2}{45+80}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow U= 100V[/TEX]
Và cái thứ 2:
[TEX] P_{max} = \frac{U^2}{2R_0}[/TEX] ------>
[*]

Với Ro là giá trị của điện trở khi công suất đạt cực đại được tính bằng ct:
[TEX]R_0^2 = R_1.R_2[/TEX] ----->
[*]

[TEX]\Rightarrow R_0 = 60[/TEX]
[TEX]\Rightarrow P_{max}= \frac{100^2}{2.60} [/TEX]
[TEX]\Rightarrow P_{max} = \frac{250}{3}[/TEX]
.............
..............
...........
Giờ mình sẽ chứng minh mấy công thức nói trên:
Ta có [TEX]P = I^2R[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow P = \frac{U^2R}{R^2+(Z_L-Z_C)^2}[/TEX](*)
[TEX]\Rightarrow PR^2 + P(Z_L-Z_C)^2-U^2R=0[/TEX](1)
VỚi [TEX]P=P_{12}[/TEX] thì (1) là pt bậc 2 đối với R
pt (1) có 2 nghiệm phân biệt[TEX]R_1[/TEX] và [TEX]R_2[/TEX] thỏa viet:
[TEX]R_1.R_2=(Z_L-Z_C)^2[/TEX](2)
[TEX]R_1+R_2= \frac{U^2}{P_{12}}[/TEX](3)
Mặt khác, từ (*) [TEX]\Rightarrow P = P_{max} \Leftrightarrow R =|Z_L-Z_C|= R_0[/TEX]
Từ (2) và (3):
[TEX]\Rightarrow R_0^2 = R_1.R_2[/TEX]
TỪ (3) [TEX]\Rightarrow P_{12} = \frac{U^2}{R_1+R_2}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

tuananh_k33a1

Câu 2: Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, C thay đổi được. Khi hoặc thì công suất của mạch có giá trị như nhau. Hỏi vị trí nào của C thì côn suất trong mạch đạt giá trị cực đại

A.
B.
C.
D.


hình như 1/C0 + 1/C1 = 2/C
 
Top Bottom