Tác phẩm chính
- Nghẹn ngào (1939)
- Hoa niên (1945)
- Lòng miền Nam (1956)
- Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1960)
- Hai nửa yêu thương (1967)
- Khúc ca mới (1967)
- Đi suốt bài ca (1970)
- Câu chuyện quê hương (1973)
- Theo nhịp tháng ngày (1974)
- Giữa những ngày xuân (1976)
- Con đường và dòng sông (1980)
- Bài ca sự sống
- Tuyển tập Tế Hanh (tập I-1987)
- Thơ Tế Hanh (1989)
- Vườn xưa (1992)
- Giữa anh và em (1992)
- Em chờ anh (1993)
- Tuyển tập Tế Hanh (tập II-1997)
[sửa] Thành tựu nghệ thuật
Được biết đến với bài thơ đầu tiên
Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi (1938).
[1] Giới phê bình và bạn đọc đều cho rằng Tế Hanh thành công trong cả
phong trào Thơ mới và sau
cách mạng tháng Tám. "Mảnh hồn làng" của ông đã ghi dấu ấn rất riêng trong
phong trào Thơ mới và sau đó những bài thơ của ông đã đóng góp đáng kể cho thơ ca hiện đại
Việt nam. Cho dù sau
cách mạng tháng Tám, bút pháp của ông thay đổi hẳn nhưng cái tinh tế, tình yêu của ông dành cho đất nước, quê hương và tất nhiên cho người phụ nữ trong thơ Tế Hanh thì vẫn đâm chồi nảy lộc. Sau
Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh có nhiều bài thơ hay về quê hương, đất nước, về cuộc chiến tranh chống
Mỹ (
Nhớ con sông quê hương, Đi suốt bài ca...) nhưng những sáng tác của ông dành nhiều cho thơ tình, theo nhà thơ Ngô Văn Phú thì "có thể nói sau
Xuân Diệu, anh là người làm thơ tình nhiều nhất"
[2] . Thơ tình của Tế Hanh không lãng mạn bay bổng cũng không dằn vặt khổ đau mà rất tự nhiên, gắn với hoàn cảnh, cuộc sống cụ thể, thế nhưng chính những điều tưởng như bình thường ấy lại biểu hiện được tình yêu, một trong những nhiệm vụ luôn luôn khó khăn đối với người cầm bút. Chính vì thế nhiều bài thơ tình của ông như:
Vườn xưa, Anh đến với em là lẽ tất nhiên... được yêu thích.