Văn 10 Tìm biện pháp tu từ

Kanae Sakai

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười 2017
189
72
69
Kon Tum
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

(1) Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.

(Ca dao)
(2) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)
(3) Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.

(Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Câu 1. Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi ngữ liệu.
Câu 2. Xác định các đại từ nhân xưng trong ngữ liệu (1) và chỉ ra sự khác nhau của các đại từ nhân xưng đó.
Câu 3. Từ 3 ngữ liệu trên, em hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau cua các biện pháp tu từ mà em đã xác định.
MONG MN GIÚP ĐỠ.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
(1) Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.

(Ca dao)
(2) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)
(3) Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.

(Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Câu 1. Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi ngữ liệu.
Câu 2. Xác định các đại từ nhân xưng trong ngữ liệu (1) và chỉ ra sự khác nhau của các đại từ nhân xưng đó.
Câu 3. Từ 3 ngữ liệu trên, em hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau cua các biện pháp tu từ mà em đã xác định.
MONG MN GIÚP ĐỠ.
Câu 1:
Ngữ liệu 1: ẩn dụ
Ngữ liệu 2: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ngữ liệu 3: hoán dụ
Câu 2:
Đại từ nhân xưng trong ngữ liệu 1 là: ai
(Mình thấy mỗi đại từ này)
Câu 3:
- Giống:
+ Cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng
+ Đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm chi câu văn
- Khác:
+ Ẩn dụ: sự vật trong ẩn dụ có mối quan hệ tương đồng về phương diện nào đó như: hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác
+ Hoán dụ: dựa trên mối quan hệ gần gũi nhau giữa các sự vật ví dụ như: bộ phận – toàn thể; vật chứa đựng – vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật – sự vật; cụ thể – trừu tượng
 
Top Bottom