Tìm bài tập lý 10 dể luyện thi học kì

T

thienbaovi_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tìm Bài tập : Áp dụng ĐL 2 Niu Tơn và các lực cơ học xác định chuyển động của một vật ( tính a, s, v, t )
- hộ tớ tìm mấy bài này, đề cương thi học kì ít vậy thôi nên phải tìm nhiều kẻo vào bài không biết thì...ăn cháo, có giải luôn càng tốt nhá :D
 
K

khongphaibang

Định luật 2 newton:

Bài 1: Một quả bóng có khối lượng 0.6 kg đang đứng yên trên sân cỏ. Cầu thủ đá quả bóng, bóng có vận tốc 10 m/s. Tính lực tác dụng vào quả bóng, biết thời gian chân chạm vào bóng là 0.02s.

Bài 2: Một xe lăn có klg m kg, do tác dụng của một lực ko đổi nên xe lăn bắt đầu cđộg từ đầu đến cuối trong 10s. Nếu đặt lên xe lăn thêm một vật có m = 1.5 kg thì xe cđộg hết qđ trên trong 15s. Bỏ qua ma sát, tính m.

Bài 3: Tác dụng lực F ko đổi theo phương song song vs mặt bàn lên viên bi đang đứng yên thì sau t(s) đạt vận tốc 10 m/. Làm lại thí nghiệm vs bi 2 thì sau tg t nó đạt vtốc 15m/s,. Nếu td F trong khoảng tg t lên hệ hai vật 1 và 2 thì vtốc của hai vật là bao nhiêu?

Bài 4: Một vật đang đứng yên, lần lượt tác dụng lực có độ lớn F2,F2 và F1+F2 vào vật trong cùng khoảng tg t:
- F1 sau t đạt v = 2m/s
- F2 sau t đạt v = 3m/s
a. Tìm tỉ số độ lớn 2 lực
b. Với F1 + F2 thì sau t vật đạt v = ? ?
 
T

thuong0504

Bài 1: Một quả bóng có khối lượng 0.6 kg đang đứng yên trên sân cỏ. Cầu thủ đá quả bóng, bóng có vận tốc 10 m/s. Tính lực tác dụng vào quả bóng, biết thời gian chân chạm vào bóng là 0.02s.

LG:

$a=\frac{10}{0,02}$

\Leftrightarrow$a=500$

Theo định luật II ta có: $F=ma$ \Leftrightarrow $F=300$

Ôi ghê quá! với gia tốc và lực tác dụng "khủng" như thế này thì không biết có đúng ko?

Bài 2: Một xe lăn có klg m kg, do tác dụng của một lực ko đổi nên xe lăn bắt đầu cđộg từ đầu đến cuối trong 10s. Nếu đặt lên xe lăn thêm một vật có m = 1.5 kg thì xe cđộg hết qđ trên trong 15s. Bỏ qua ma sát, tính m.

LG:

Dưới tác dụng của lực F.

Xe lăn m chuyển động: $a_1=\frac{F}{m}$

Suy ra: $t_1=\sqrt{\frac{2S}{a_1}}$

\Leftrightarrow$t_1=\sqrt{\frac{2S}{\frac{F}{m}}}$

\Leftrightarrow$t_1=\sqrt{\frac{2mS}{F}}$ (*)

Xe lăn m và một vật m=1,5kg chuyển động: $a_2=\frac{F}{m+1,5}$

Suy ra: $t_2=\sqrt{\frac{2S}{a_2}}$

\Leftrightarrow$t_2=\sqrt{\frac{2S}{\frac{F}{m+1,5}}}$

\Leftrightarrow$t_2=\sqrt{\frac{2S.(m+1,5)}{F}}$ @};-

Từ (*) và @};- ta được:

$m=1,2$ kg

Xe lăn mà nặng chỉ 1,2 kg, chắc lại sai nữa =))
 
Top Bottom