Tiêu hoá

C

chauminhanh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có hai câu hỏi mình đang thắc mắc:
1) Ruột tịt ở thỏ có cấu tạo như thế nào? Vì sao nói ruột tịt là "dạ dày thứ hai" của thỏ (ngựa)?
2) Trong đường tiêu hoá của chim, gà không thấy xuất hiện các VSV vậy nguồn protein nào cung cấp cho chúng?
Trả lời giúp mình ha :)

~>Chú ý:đặt tiêu đề phù hợp
 
Last edited by a moderator:
A

atom_bomb

1) ruột tịt của thỏ là manh tràng,rất phát triển, hình dáng như 1 cái ruột bt.Nói ruột tịt là "dạ dày thứ hai" của thỏ (ngựa) vì nó có chức năng như dạ dày chính.
2)chim ,gà nó có phải chỉ ăn cỏ đâu, nó ăn giun và côn trùng nữa
 
Q

quynhyeutinh

1, ruọt tịt là manh tràng có hình vẽ trong sgk đó bạn. còn nói ruột tịt là dạ day thứ 2 của thỏ vì loại động vật này ăn những thức ăn có hàm lương protein thấp ( chỉ toàn xenluloro không à) và trong ruột tịt chứa lương lớn vi sinh vật, đây là nguồn bổ sung protein cho động vật
câu 2 thì pó tay :p
 
D

dangloc21

[Sinh 11] Diều

Diều là nơi
>>>>>>>>A. nghiền nát thức ăn.<<<<<<<<<<
B. chứa thức ăn và làm mềm thức ăn.
C. chỉ chứa thức ăn.
D. chỉ làm mềm thức ăn.
hocmai ơi sao câu này lại chon A
ĐÁP ÁN LÀ B MỚI ĐÚNG CHỨ;);););););););););)

P/S: Chú ý cách đặt tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Đáp án bạn lấy đâu?
Mình cũng chọn B
Nhưng câu A cũng đúng,sự co bóp của diều để nghiền thức ăn;)
 
A

anhvodoi94

Diều là nơi
>>>>>>>>A. nghiền nát thức ăn.<<<<<<<<<<
B. chứa thức ăn và làm mềm thức ăn.
C. chỉ chứa thức ăn.
D. chỉ làm mềm thức ăn.
hocmai ơi sao câu này lại chon A
ĐÁP ÁN LÀ B MỚI ĐÚNG CHỨ;);););););););););)

P/S: Chú ý cách đặt tiêu đề

Chắc chắn là B.
A. nghiền nát thức ăn là không đúng .
 
T

tudiepthao_stephanie

mình nghĩ câu A và câu B có nội dung tương tự nhau nhưng thực chất diều nghiền nát thức ăn( tiêu hoá cơ học) rồi sau đó thức ăn được đưa xuống ruột để thức ăn được hấp thụ vào cơ thể
 
B

bibololo123

1/Vì ruột tịt rất phát triển và việc tiêu hóa xenlulôzo của cỏ thức ăn của thỏ chủ yếu xảy ra ở ruột tịt
2/Trong giun với sâu bọ có protein mà bạn
 
T

tranquyen_bmt

[sinh 11] câu hỏi hay về tiêu hóa

câu này mình không biết trong Học Mãi có chưa nữa: tại sao cùng là động vật ăn cỏ nhưng bò lại tiêu hóa có hiệu quả hơn ngựa rất nhiều lần ?
 
L

lananh_vy_vp

-Do ở động vật nhai lại có quá trình biến đổi sinh học diễn ra trong dạ cỏ nhờ các vi sinh vật sử dụng xenlulozo và protein trong cỏ.
-Chất hữu cơ trong thức ăn được sử dụng một cách triệt để, không bị lãng phí vì:
+Thức ăn của vi sinh vật làm vi sinh vật tăng sinh khối-->cung cấp protein cho trâu, bò( động vật nhai lại).
+NH3-->gan của trâu bò tạo thành ure-->vào tuyến nước bọt-->tổng hợp protein vi sinh vật--->tổng hợp protein trâu bò.
-Biến đổi sinh học diễn ra trong dạ cỏ rồi mới đi qua ruột non-->tiêu hóa và hấp thụ triệt để.
-Ở ngựa, thỏ:có dạ dày đơn, biến đổi sinh học diễn ra trong manh tràng-ruột già--->tiêu hóa và hấp thụ kém hơn nhiều.
 
Last edited by a moderator:
T

tranquyen_bmt

-Do ở động vật nhai lại có quá trình biến đổi sinh học diễn ra trong dạ cỏ nhờ các vi sinh vật sử dụng xenlulozo và protein trong cỏ.
-Chất hữu cơ trong thức ăn được sử dụng một cách triệt để, không bị lãng phí vì:
+Thức ăn của vi sinh vật làm vi sinh vật tăng sinh khối-->cung cấp protein cho trâu, bò( động vật nhai lại).
+NH3-->gan của trâu bò tạo thành ure-->vào tuyến nước bọt-->tổng hợp protein vi sinh vật--->tổng hợp protein trâu bò.
-Biến đổi sinh học diễn ra trong dạ cỏ rồi mới đi qua ruột non-->tiêu hóa và hấp thụ triệt để.
-Ở ngựa, thỏ:có dạ dày đơn, biến đổi sinh học diễn ra trong manh tràng-ruột già--->tiêu hóa và hấp thụ kém hơn nhiều.

mình bổ sung là : ở dạ dày của bò, sau khi vi sinh vật thực hiện xong quá trình biến đổi sinh học thì chúng sẽ chết đi, dạ dày bò có khả năng phân giải xác của vi sinh vật để cung cấp một lượng lớn đạm cho mình, còn ngựa thì không có khả năng này, vi sinh vật sau khi chết sẽ thải ra ngoài
 
L

linh030294

[Sinh học 11] Tiêu hoá ở động vật

(*) Hỏi : Ở động vật đa bào bậc cao quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện nhờ ?
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

(*) Hỏi : Ở động vật đa bào bậc cao quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện nhờ ?

Câu này hỏi nhanh hay là hỏi theo kiểu trình bày giải thích vậy nè.

Là một câu để phân biệt với đơn bào và đa bào bậc thấp thì: Tiêu hóa thực hiện nhờ ống tiêu hóa thông qua cơ học và hệ emzim phức tạp, ngoại bào hoàn toàn.

Còn là một câu hỏi giải thích biện luận thì khá dài rồi. Chúng ta phải nêu tất quá trình tiêu hóa của động vật có ống tiêu hóa, từ cơ học - hóa học ở miệng, đến cơ học ở dạ dày, rồi hóa học ở trực tràng ruột non, sự đổ emzim về ngã 3 ......... nói chung khá là dài.
 
K

kunyeupb

Mọi người ơi! Tớ hỏi cái:
1) Vì sao gà phải ăn sỏi trong khi nó không tiêu hóa sỏi?
2) Vì sao manh tràng ở Thỏ lại to và khỏe hơn manh tràng ở trâu, bò?

 
H

hardyboywwe

câu 1: đọc kĩ sgk sẽ có câu trả lời àh ;))
nghiên cứu kĩ bài 16 sgk 11 nâng cao trang 62-64

câu 2:
Thực ra, gà muốn lợi dụng sỏi để giúp tiêu hóa thức ăn mà thôi.

Người hoặc các loài động vật như chó, mèo...trước khi thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày thường phải nhai, nghiền nát thức ăn. Nhưng gà, cũng như các loài chim khác, không có răng, cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn, và sỏi đã phát huy được tác dụng này.

Khi thức ăn vào đến mề gà, chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sỏi nhỏ. Mề gà là túi cơ rất dày. Dưới sự nhu động mạnh mẽ của mề gà, nhào, nghiền, góc cạnh của viên sỏi chà xát thức ăn, một lúc sau, thức ăn rất nhanh chóng bị nghiền thành hồ nát.
 
P

phapsutran

Diều là nơi
>>>>>>>>A. nghiền nát thức ăn.<<<<<<<<<<
B. chứa thức ăn và làm mềm thức ăn.
C. chỉ chứa thức ăn.
D. chỉ làm mềm thức ăn.
hocmai ơi sao câu này lại chon A
ĐÁP ÁN LÀ B MỚI ĐÚNG CHỨ;);););););););););)

P/S: Chú ý cách đặt tiêu đề
Tiêu hóa ở diều
Diều là phần phình của thực quản. Diều là nơi chứa thức ăn, đồng thời là nơi làm mềm thức ăn và ướt thức ăn. Enzim trong nước bọt khi vào diều tham gia vào tiêu hóa thức ăn trong diều.
Khi chim nuốt thức ăn, một phần thức ăn vào trong diều, một phần đi thẳng vào dạ dày. Tỉ lệ thức ăn vào thẳng dạ dày phụ thuộc vào mức độ đầy thức ăn trong dạ dày và mức độ co bóp của dạ dày.
Thời gian thức ăn lưu lại trong diều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trung bình khoảng 2 giờ. Nhờ nhu động của diều, thức ăn được đẩy vào dạ dày tuyến. Khi dạ dày rỗng gây ra phản xạ co bóp diều, đẩy thức ăn vào dạ dày, còn khi dạ dày đầy thức ăn thì ức chế diều co bóp. Xung thần kinh theo dây thần kinh đối giao cảm làm diều co bóp.
Trong thời kì nuôi con, diều của chim bồ câu đực và cái sinh ra sữa diều. Trong sữa diều có chưa prôtêin, lipit, muối vô cơ, amilaza. Sữa diều do các tế bào niêm mạc diều rụng ra mà thành. Bồ câu dùng sữa diều để nuôi con cho đến 20 ngày tuổi.
 
K

kunyeupb

Tiêu hóa!

Các anh chị ơi: Tại sao khi ta uống nhiều rượu lại cảm thấy khát và đi tiểu nhiều vậy ạ!
À! Tại sao khi ăn trứng vịt cùng với tỏi lại gây ngộ độc và có thể tử vong thế.
Trả lời hộ e vs tuàn sau e kiểm tra rùi ạ!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom