Sinh 11 Tiêu hóa ở động vật

DimDim@

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng chín 2021
608
676
121
Cần Thơ
Last edited:

Quana26

Cựu TMod Sinh
Thành viên
31 Tháng bảy 2019
467
1
804
101
19
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 1
Em chào chị,
-Miệng:
+Cơ học: thức ăn được cắt nhỏ và làm nhuyễn nhờ hoạt động nhai của răng miệng. Thức ăn sẽ được trộn đều với nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra. Sau đấy sẽ được lưỡi đẩy xuống các cơ quan tiêu hóa khác để thực hiện các bước tiêu hóa tiếp theo.
+Hóa học: tinh bột (đường đa) sẽ được enzim amilaza có trong nước bọt cắt thành đường đôi.
-Thực quản:
+Cơ học: thức ăn sẽ được đẩy xuống dạ dày nhờ sóng nhu động.
+Hóa học: vì ở miệng và thực quản đều là môi trường kiềm nên ở thực quản vẫn tiếp tục quá trình cắt tinh bột thành đường đôi (nếu còn).
-Dạ dày:
+Cơ học: Dạ dày sẽ nghiền, nhào trộn thức ăn với dịch vị, kiểm soát việc đẩy thức ăn xuống tá tràng.
+Hóa học: các axit dịch vị, enzim tiêu hóa như enzim pepsin, lipase sẽ phân giải các chất như protein thành pepton, protozo, tinh bột chín sẽ chuyển thành đường mantozo,.. (xuống dạ dày thì enzim amilaza sẽ bất hoạt do không có môi trường thích hợp, lipit ở dạ dày vẫn chưa được phân giải).
-Ruột non:
+Cơ học: ruột non nhào trộn thức ăn với dịch mật, dịch vị, dịch ruột. Sau khi hoàn tất quá trình tiêu hóa thì các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ nhờ các biểu mô niêm mạc ruột non.
+Hóa học: Các enzim trong dịch tụy sẽ phân giải protein , lipid thành các dạng dễ hấp thụ hơn, axit nucleic và glucid. Vitamin tan trong mỡ (A, D, E) được hấp thụ theo cơ chế hấp thụ mỡ.
-Ruột già:
+Cơ học: đẩy thức ăn ra ngoài qua hậu môn.
+Hóa học: hấp thụ nước và các chất điện giải.
Chúc chị học tốt ạ.
Sắp tới chị sẽ thi THPT QG thì có thể tham khảo kiến thức môn sinh tại: Hướng tới kì thi THPT QG 2022 và có thể tham khảo thêm kiến thức tại: Trọn bộ kiến thức Miễn phí.
Mong rằng chị sẽ đậu NV1 ạ ^^.
 
Top Bottom