- 23 Tháng mười một 2019
- 4,605
- 12,668
- 996
- Nam Định
- In the sky
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Lịch sử phát triển của tiếng Việt
- Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, đồng thời là ngôn ngữ chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục…
- Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:
1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.
Tiếng Việt có lịch sử phát triển lâu đời cùng với nền văn minh lúa nước, phát triển thêm một bước dưới thời Văn Lang - Âu Lạc, tiếng Việt đương thời đã có kho từ vựng phong phú và những hình thức diễn đạt uyển chuyển, đáp ứng yêu cầu giao tiếp xã hội.
a). Nguồn gốc tiếng Việt.
Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, nguồn gốc và tiến trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
b). Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
- Trong nhiều thiên niên kỉ, qua sự tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ thuộc các họ ngôn ngữ khác, họ ngôn ngữ Nam Á đã phân chia thành một số dòng, trong đó có dòng Môn - Khmer. Hai ngôn ngữ Môn và Khmer được lấy làm tên gọi cho dòng vì đó là hai ngôn ngữ sớm có chữ viết; những dân tộc nói hai ngôn ngữ này đã xây dựng nên những nền văn hóa khá phát triển.
- Từ dòng Môn - Khmer đã tách ra tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) và cuối cùng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường. Khi đối chiếu tiếng Việt với tiếng Mường, có thể thấy sự tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ.
- Theo các nhà nghiên cứu, tiếng Việt thời xưa chưa có thanh điệu; trong hệ thống âm đầu, ngoài phụ âm đơn còn có phụ âm kép.
- Từ thời dựng nước, trong quá trình giao hòa với nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng, tiếng Việt với cội nguồn Nam Á đã sớm tạo dựng cơ sở vững chắc để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trước sự xâm nhập ồ ạt của ngôn ngữ, văn tự Hán ở những thế kỉ đầu Công nguyên.
2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác trong khu vực. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã diễn ra lâu dài và sâu rộng nhất.
- Thời Bắc thuộc, tiếng Hán theo nhiều ngả đường đã truyền vào Việt Nam. Với chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc, tiếng Việt bị chèn ép nặng nề. Nhưng trong gần một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc cũng là thời gian đấu tranh để bảo tồn và phát triển tiếng nói của dân tộc.
- Tiếng Việt, với nguồn gốc Nam Á, có nhiều đặc trưng khác tiếng Hán, tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc, để tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Chiều hướng chủ đạo của việc vay mượn này là Việt hóa về mặt âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Với hướng Việt hóa âm đọc của chữ Hán, qua nhiều thế kỉ, người Việt đã xác lập được cách đọc chữ Hán riêng biệt, gọi là cách đọc Hán Việt (hoặc âm Hán Việt của chữ Hán). Từ ngữ Hán được vay mượn bằng nhiều cách như rút gọn, đảo lại vị trí các yếu tố, đổi yếu tố (trong các từ ghép), đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa... Nhiều từ Hán được dùng như yếu tố tạo từ để tạo ra nhiều từ ghép chỉ thông dụng trong tiếng Việt.
- Trong thời kì Bắc thuộc, tiếng Việt đã phát triển mạnh mẽ nhờ những cách thức vay mượn theo hướng Việt hóa. Những cách thức Việt hóa làm phong phú cho tiếng Việt cả ở những thời kì sau này và cho đến ngày nay.
3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ.
- Từ thế kỉ XI, cùng với việc xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến độc lập ở nước ta, Nho học được đề cao và giữ vị trí độc tôn. Việc học ngôn ngữ - văn tự Hán được các triều đại Việt Nam chủ động đẩy mạnh. Một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam hình thành và phát triển.
- Nhờ những hoạt động ngôn ngữ - văn hóa được đẩy mạnh, trong đó có việc vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hóa, tiếng Việt ngày càng phong phú, tinh tế, uyển chuyển. Dựa vào việc vay mượn một số yếu tố văn tự Hán, một hệ thống chữ viết được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt, đó là chữ Nôm.
- Với chữ Nôm, tiếng Việt khẳng định những ưu thế trong sáng tác thơ văn, ngày càng trở nên tinh tế, trong sáng, uyển chuyển, phong phú.
4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
- Dưới thời Pháp thuộc, mặc dù chữ Hán mất địa vị chính thống nhưng tiếng Việt vẫn tiếp tục bị chèn ép. Ngôn ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục lúc này là tiếng Pháp.
- Cùng với sự thông dụng của chữ quốc ngữ và việc tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ - văn hóa phương Tây (chủ yếu là Pháp), văn xuôi tiếng Việt hiện đại đã hình thành và phát triển. Báo chí, sách vở tiếng Việt (chữ quốc ngữ) ra đời, nhiều thể loại mới như văn xuôi nghị luận chính trị - xã hội, văn xuôi phổ biến khoa học - kĩ thuật, tiểu thuyết, kịch đã xuất hiện và chiếm lĩnh những vị trí của văn xuôi chữ Hán và thơ phú cổ điển. Nhiều từ ngữ, thuật ngữ mới được sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt hoặc từ gốc Pháp… Thơ mới xuất hiện với hình thức ngôn từ không bị ràng buộc về số chữ, số câu, về bằng trắc, niêm luật, đối ngẫu... Những hoạt động sôi nổi của văn chương, báo chí làm cho tiếng Việt thêm phong phú, uyển chuyển.
- Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, đặc biệt sau khi bản Đề cương văn hóa Việt Nam được công bố năm 1943, tiếng Việt càng tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển.
5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.
- Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (năm 1954), công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và chuẩn hóa tiếng Việt được tiến hành mạnh mẽ.
- Hầu hết các ngành khoa học - kĩ thuật hiện đại đều biên soạn những tập sách thuật ngữ chuyên dùng, chủ yếu dựa trên ba cách thức sau:
+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây (chủ yếu là qua tiếng Pháp).
+ Vay mượn thuật ngữ khoa học - kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc (đọc theo âm Hán Việt).
+ Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng).
- Những thuật ngữ khoa học đang thông dụng trong tiếng Việt đều đạt được tính chuẩn xác, tính hệ thống, giản tiện, phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam.
- Với bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945, tiếng Việt đã có vị trí xứng đáng trong một đất nước độc lập, tự do. Chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng, thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại. Tiếng Việt được dùng ở mọi bậc học, được coi như ngôn ngữ quốc gia.
Nguồn suretest
- Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, đồng thời là ngôn ngữ chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục…
- Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:
1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.
Tiếng Việt có lịch sử phát triển lâu đời cùng với nền văn minh lúa nước, phát triển thêm một bước dưới thời Văn Lang - Âu Lạc, tiếng Việt đương thời đã có kho từ vựng phong phú và những hình thức diễn đạt uyển chuyển, đáp ứng yêu cầu giao tiếp xã hội.
a). Nguồn gốc tiếng Việt.
Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, nguồn gốc và tiến trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
b). Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.
- Trong nhiều thiên niên kỉ, qua sự tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ thuộc các họ ngôn ngữ khác, họ ngôn ngữ Nam Á đã phân chia thành một số dòng, trong đó có dòng Môn - Khmer. Hai ngôn ngữ Môn và Khmer được lấy làm tên gọi cho dòng vì đó là hai ngôn ngữ sớm có chữ viết; những dân tộc nói hai ngôn ngữ này đã xây dựng nên những nền văn hóa khá phát triển.
- Từ dòng Môn - Khmer đã tách ra tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) và cuối cùng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường. Khi đối chiếu tiếng Việt với tiếng Mường, có thể thấy sự tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ.
- Theo các nhà nghiên cứu, tiếng Việt thời xưa chưa có thanh điệu; trong hệ thống âm đầu, ngoài phụ âm đơn còn có phụ âm kép.
- Từ thời dựng nước, trong quá trình giao hòa với nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng, tiếng Việt với cội nguồn Nam Á đã sớm tạo dựng cơ sở vững chắc để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trước sự xâm nhập ồ ạt của ngôn ngữ, văn tự Hán ở những thế kỉ đầu Công nguyên.
2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác trong khu vực. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã diễn ra lâu dài và sâu rộng nhất.
- Thời Bắc thuộc, tiếng Hán theo nhiều ngả đường đã truyền vào Việt Nam. Với chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc, tiếng Việt bị chèn ép nặng nề. Nhưng trong gần một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc cũng là thời gian đấu tranh để bảo tồn và phát triển tiếng nói của dân tộc.
- Tiếng Việt, với nguồn gốc Nam Á, có nhiều đặc trưng khác tiếng Hán, tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc, để tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tiếng Việt đã vay mượn rất nhiều từ ngữ Hán. Chiều hướng chủ đạo của việc vay mượn này là Việt hóa về mặt âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Với hướng Việt hóa âm đọc của chữ Hán, qua nhiều thế kỉ, người Việt đã xác lập được cách đọc chữ Hán riêng biệt, gọi là cách đọc Hán Việt (hoặc âm Hán Việt của chữ Hán). Từ ngữ Hán được vay mượn bằng nhiều cách như rút gọn, đảo lại vị trí các yếu tố, đổi yếu tố (trong các từ ghép), đổi nghĩa hoặc thu hẹp, mở rộng nghĩa... Nhiều từ Hán được dùng như yếu tố tạo từ để tạo ra nhiều từ ghép chỉ thông dụng trong tiếng Việt.
- Trong thời kì Bắc thuộc, tiếng Việt đã phát triển mạnh mẽ nhờ những cách thức vay mượn theo hướng Việt hóa. Những cách thức Việt hóa làm phong phú cho tiếng Việt cả ở những thời kì sau này và cho đến ngày nay.
3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ.
- Từ thế kỉ XI, cùng với việc xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến độc lập ở nước ta, Nho học được đề cao và giữ vị trí độc tôn. Việc học ngôn ngữ - văn tự Hán được các triều đại Việt Nam chủ động đẩy mạnh. Một nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam hình thành và phát triển.
- Nhờ những hoạt động ngôn ngữ - văn hóa được đẩy mạnh, trong đó có việc vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hóa, tiếng Việt ngày càng phong phú, tinh tế, uyển chuyển. Dựa vào việc vay mượn một số yếu tố văn tự Hán, một hệ thống chữ viết được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt, đó là chữ Nôm.
- Với chữ Nôm, tiếng Việt khẳng định những ưu thế trong sáng tác thơ văn, ngày càng trở nên tinh tế, trong sáng, uyển chuyển, phong phú.
4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
- Dưới thời Pháp thuộc, mặc dù chữ Hán mất địa vị chính thống nhưng tiếng Việt vẫn tiếp tục bị chèn ép. Ngôn ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục lúc này là tiếng Pháp.
- Cùng với sự thông dụng của chữ quốc ngữ và việc tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ - văn hóa phương Tây (chủ yếu là Pháp), văn xuôi tiếng Việt hiện đại đã hình thành và phát triển. Báo chí, sách vở tiếng Việt (chữ quốc ngữ) ra đời, nhiều thể loại mới như văn xuôi nghị luận chính trị - xã hội, văn xuôi phổ biến khoa học - kĩ thuật, tiểu thuyết, kịch đã xuất hiện và chiếm lĩnh những vị trí của văn xuôi chữ Hán và thơ phú cổ điển. Nhiều từ ngữ, thuật ngữ mới được sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt hoặc từ gốc Pháp… Thơ mới xuất hiện với hình thức ngôn từ không bị ràng buộc về số chữ, số câu, về bằng trắc, niêm luật, đối ngẫu... Những hoạt động sôi nổi của văn chương, báo chí làm cho tiếng Việt thêm phong phú, uyển chuyển.
- Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, đặc biệt sau khi bản Đề cương văn hóa Việt Nam được công bố năm 1943, tiếng Việt càng tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển.
5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.
- Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (năm 1954), công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học và chuẩn hóa tiếng Việt được tiến hành mạnh mẽ.
- Hầu hết các ngành khoa học - kĩ thuật hiện đại đều biên soạn những tập sách thuật ngữ chuyên dùng, chủ yếu dựa trên ba cách thức sau:
+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây (chủ yếu là qua tiếng Pháp).
+ Vay mượn thuật ngữ khoa học - kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc (đọc theo âm Hán Việt).
+ Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng).
- Những thuật ngữ khoa học đang thông dụng trong tiếng Việt đều đạt được tính chuẩn xác, tính hệ thống, giản tiện, phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam.
- Với bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945, tiếng Việt đã có vị trí xứng đáng trong một đất nước độc lập, tự do. Chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng, thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại. Tiếng Việt được dùng ở mọi bậc học, được coi như ngôn ngữ quốc gia.
Nguồn suretest