Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ngôn ngữ và chữ viết là sáng tạo đọc đáo của mỗi dân tộc, nó thể hiện sức sống mãnh liệt và bản lĩnh của dân tộc đó. Tiếng Việt là do người Việt ta sáng tạo ra. Tuy được kí âm bằng chữ cái Latinh nhưng thể hiện sâu sắc văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Một trong những đặc điểm nổi bậc nhất đó là Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp. Đặc điểm ấy được cụ thể hóa rõ nét trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của tác giải Đặng Thai Mai.
Ngôn ngữ là một tổng hòa các giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ngôn ngữ được phát triển theo thời gian. người Việt Nam ta ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
So với các ngon ngữ khác trên thế giới, nếu so sánh về mặt chữ viết, Tiếng Việt ta thuộc loại sinh sau đẻ muộn. Chữ Quốc ngữ chính thức được công nhận và sử dụng như một ngôn ngữ chính thống của dân tộc vào giữa thế kỉ 20. Thế nhưng, tiếng nói lại có trước đó hơn 4000 năm. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, Tiếng Việt đã tích lũy được một vốn từ to lớn. bởi thế Tiếng Việt có đầ đủ khả năng để diễn đạt tình cảm tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu càu đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử, đủ sức biểu đạt đời sống sản xuất và đời sống tinh thần đằm thắm, hồn hậu của người Việt.
Tiếng Việt có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú. Tiếng Việt lại có 6 thanh điệu, 2 âm bình và 4 âm trắc. Do đó, Tiếng Việt có thể kể là một trong những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm và nhạc tính bậc nhất thế giới. Người nước ngoài khi nghe người Việt ta nói chuyện họ cảm nhận như người Việt ta đang hát bởi ngon ngữ có tính nhạc cao, lúc trầm, lúc bổng, du dương như lời ca tiếng nhạc.
Giá trị của tiếng nói cố nhiên không dừng ở chuyện chất nhạc. Cái giàu có thực sự của Tiếng Việt đó là ở cấu tạo từ ngữ phong phú và hình thức biểu đạt tài tình của nó. Trước hết là về mặt từ ngữ, Tiếng Việt không thua kém bất kì ngôn ngữ nào về mặt từ ngữ. Trải qua thời gian, số lượng từ ngữ ngày càng tăng lên nhiều.
Ngữ pháp cũng dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Có người cho rằng ngữ pháp Tiếng Việt lỏng lẻo, thiếu ổn định. Đặc điểm đó một phần là do sự biến chuyển không ngừng của ngữ pháp Tiếng Việt, một phần là do lối sống hài hòa, thích ứng cao của người Việt ta.
Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản than mình và năng lực sáng tạo, tiếp nhận của dân tộc, Tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và những dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,… Bởi thế, Tiếng Việt không ngừng tiếp thu về mình những giá trị tinh hoa của thế gới và ngày một trở nên giàu có hơn.
Tiếng Việt ta rất giù bởi do đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng, tình cảm dồi đà của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiện nhiên và đấu tranh chống giạc ngoại xâm; bỡi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước (Phạm văn Đồng)
Có thể nói Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Đẹp ở khả năng biểu đạt và hay ở âm điệu. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Vẻ đẹp ấy có thể thấy qua hệ thống những câu tục ngữ, bài ca dao, câu hò, câu hát đằm thắm mang đậm sắc thái của đời sống người Việt ta mà không nơi nào có được.
Vẻ đẹp của tiếng Việt thể hiện sâu sắc trước hết là ở cách dùng từ đặt câu. Từ ngữ tiếng Việt không những phong phú mà còn đa nghĩa đa chiều, tinh tế và sâu sắc vô cùng. Cách nói của người Việt không những mang tính truyền tin mà còn gợi tình, gợi ý. Ngôn ngữ thực sự là một phương tiện dùng để truyền tải đời sống lao động sản xuất lẫn đời sống tình cảm của con người.
Tiếng Việt ta đẹp như thiên nhiên, đất nước. Tiếng Việt ta đẹp là bởi tâm hồn người Việt ta rất đẹp. Người Việt yêu thiên nhiên, gửi gắm ở thiên nhiên một tình yêu rất lớn. tiếng Việt ta rất đẹp là bởi đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp (Phạm Văn Đồng).
Dựa trên những lí lẽ và dãn chứng hùng hồn đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một chứng cớ rất rõ về sức sống của nó, cũng là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc Việt Nam.
Ngôn ngữ là một tổng hòa các giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ngôn ngữ được phát triển theo thời gian. người Việt Nam ta ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
So với các ngon ngữ khác trên thế giới, nếu so sánh về mặt chữ viết, Tiếng Việt ta thuộc loại sinh sau đẻ muộn. Chữ Quốc ngữ chính thức được công nhận và sử dụng như một ngôn ngữ chính thống của dân tộc vào giữa thế kỉ 20. Thế nhưng, tiếng nói lại có trước đó hơn 4000 năm. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, Tiếng Việt đã tích lũy được một vốn từ to lớn. bởi thế Tiếng Việt có đầ đủ khả năng để diễn đạt tình cảm tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu càu đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử, đủ sức biểu đạt đời sống sản xuất và đời sống tinh thần đằm thắm, hồn hậu của người Việt.
Tiếng Việt có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú. Tiếng Việt lại có 6 thanh điệu, 2 âm bình và 4 âm trắc. Do đó, Tiếng Việt có thể kể là một trong những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm và nhạc tính bậc nhất thế giới. Người nước ngoài khi nghe người Việt ta nói chuyện họ cảm nhận như người Việt ta đang hát bởi ngon ngữ có tính nhạc cao, lúc trầm, lúc bổng, du dương như lời ca tiếng nhạc.
Giá trị của tiếng nói cố nhiên không dừng ở chuyện chất nhạc. Cái giàu có thực sự của Tiếng Việt đó là ở cấu tạo từ ngữ phong phú và hình thức biểu đạt tài tình của nó. Trước hết là về mặt từ ngữ, Tiếng Việt không thua kém bất kì ngôn ngữ nào về mặt từ ngữ. Trải qua thời gian, số lượng từ ngữ ngày càng tăng lên nhiều.
Ngữ pháp cũng dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Có người cho rằng ngữ pháp Tiếng Việt lỏng lẻo, thiếu ổn định. Đặc điểm đó một phần là do sự biến chuyển không ngừng của ngữ pháp Tiếng Việt, một phần là do lối sống hài hòa, thích ứng cao của người Việt ta.
Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản than mình và năng lực sáng tạo, tiếp nhận của dân tộc, Tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và những dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,… Bởi thế, Tiếng Việt không ngừng tiếp thu về mình những giá trị tinh hoa của thế gới và ngày một trở nên giàu có hơn.
Tiếng Việt ta rất giù bởi do đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng, tình cảm dồi đà của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiện nhiên và đấu tranh chống giạc ngoại xâm; bỡi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước (Phạm văn Đồng)
Có thể nói Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Đẹp ở khả năng biểu đạt và hay ở âm điệu. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Vẻ đẹp ấy có thể thấy qua hệ thống những câu tục ngữ, bài ca dao, câu hò, câu hát đằm thắm mang đậm sắc thái của đời sống người Việt ta mà không nơi nào có được.
Vẻ đẹp của tiếng Việt thể hiện sâu sắc trước hết là ở cách dùng từ đặt câu. Từ ngữ tiếng Việt không những phong phú mà còn đa nghĩa đa chiều, tinh tế và sâu sắc vô cùng. Cách nói của người Việt không những mang tính truyền tin mà còn gợi tình, gợi ý. Ngôn ngữ thực sự là một phương tiện dùng để truyền tải đời sống lao động sản xuất lẫn đời sống tình cảm của con người.
Tiếng Việt ta đẹp như thiên nhiên, đất nước. Tiếng Việt ta đẹp là bởi tâm hồn người Việt ta rất đẹp. Người Việt yêu thiên nhiên, gửi gắm ở thiên nhiên một tình yêu rất lớn. tiếng Việt ta rất đẹp là bởi đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp (Phạm Văn Đồng).
Dựa trên những lí lẽ và dãn chứng hùng hồn đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một chứng cớ rất rõ về sức sống của nó, cũng là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc Việt Nam.