Tiếng Việt nâng cao lớp 5 ôn thi vào lớp 6

H

hongnhung.2002

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề Tập làm văn:
Hãy kể 1 câu chuyện mà em đã chứng kiến hoặc tham gia hoặc nghe đọc nói về điều kì diệu của tình yêu thương.

Ví dụ:câu chuyện về em Nguyễn Văn Nam đã dũng cảm cứu 5 em nhỏ thoát chết......

Đề cảm thụ văn học
Câu 1:Trong bài Con cò,nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

Em cảm nhận đc điều đẹp đẽ và sâu sắc ở 2 câu thơ trên?

Câu 2:Trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão có đoạn:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà

Em hãy nêu những cảm xúc về người mẹ trong đoạn thơ trên?

Câu 3:Đọc 2 khổ thơ trong bài Hương nhãn của tác giả Trần Kim Dũng:
Ngày ông trồng nhãn
Cháu còn bé thơ
Vâng lời ông dặn
Cháu tới cháu che.

Nay mùa quả chín
Thơm hương nhãn lồng
Cháu ăn nhãn ngọt
Nhớ ông vun trồng.

Em có nhận xét gì về hình ảnh người cháu qua 2 khổ thơ trên.

Câu 4:
Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa,lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị,trái hồng là nắng của cây.​
(Lê Hồng Thiện)
a.Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên có gì độc đáo?
b.Qua đó,em có suy nghĩ gì về tình cảm tác giả dành cho thiên nhiên?
c.Viết đoạn văn bày tỏ cảm nghĩ của em về cái hay,cái đẹp ở đoạn thơ trên.

Câu 5:Đọc đoạn thơ sau:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
Cha mượn con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi... ...

(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)
a.Hình ảnh ánh nắng đc diễn tả qua câu thơ nào?Cách diễn tả ấy có gì độc đáo?
b.Trong lời nói ngây thơ của người con,em cảm nhận đc điều gì?Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về điều đó.

Câu 6:Trong bài Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ,nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời cùa mẹ, em nằm trên lưng

Ý nghĩa của từ ''mặt trời'' trong 2 câu thơ có gì khác nhau?Từ đó,em có cảm nhận gì về tình cảm mà người mẹ dành cho con nhỏ của mình?

Câu 7:Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Đưa con đi cùng đất nước
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Chòng chành nhịp võng ca dao

(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
Tuổi thơ của con thật kỳ diệu và trong sáng bởi con đc sống trong ăm ắp lời ru ngọt ngào của mẹ.Điều đó đc thể hiện như thế nào trong đoạn thơ trên?

Câu 8:Đọc đoạn thơ dưới đây trong bài Khi mẹ vắng nhà của nhà thơ Trần Đăng Khoa,em có những suy nghĩ gì về câu trả lời của tác giả đối với mẹ?
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
Không,mẹ ơi!Con đã ngoan đâu!
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan,chưa ngoan!
 
Last edited by a moderator:
H

huuthuyenrop2

1.Mở bài:
- Dẫn dắt dẫn tới hai câu thơ và nêu luận điểm một cách khái quát
+ Trong cuộc sống có rất nhiều thứ tình cảm nhưng có lẽ tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất.
+ Tình cảm mẹ con được nói tới nhiều trong ca dao, tục ngữ và xuất hiện cả trong thơ của Chế Lan Viên ( trích dẫn hai câu thơ trên).
2. Thân bài:
a. Giải thích hai câu thơ:
- Mặc dù có lớn khôn có trưởng thành thì ta vẫn là đứa con bé bỏng của mẹ. Cho dù ở hoàn cảnh nào hay phải đi hết cả con đường đời dài đằng đặng ta vẫn luôn được mẹ dõi theo, luôn được mẹ ủng hộ.
b. Cảm nhận từ hai câu thơ:
- Hai câu thơ như một lời tâm sự của người mẹ với con. Ta hiểu được tình cảm mà mẹ dành cho chúng ta. Trong đó có lẫn cả sự hy vọng, tin tưởng và khích lệ mỗi bước đi nhỏ bé trên đường đời.
- Mẹ luôn là người ủng hộ ta, tiếp sức cho mỗi bước chân mệt nhoài và trái tim bé bỏng.
- Cả cuộc đời lòng mẹ luôn hướng về con, về trái tim non nớt của đứa con bé bỏng.
- Tình cảm mẹ dành cho ta bao la vô tận, ko gì có thể cân đong đo đếm đc tình cảm ấy. ( dẫn chứng ở một số câu ca dao, tục ngữ)
- Liên hệ từ thực tế đời sống.
c. Bài học rút ra cho bản thân từ câu thơ và liên hệ bản thân:
- Bạn nhận đc từ mẹ tình cảm thân thương ấy và đáp lại nó như thế nào?
- Là một người con bạn phải làm gì?
- Có thể đưa ra một số trường hợp con cá bất hiếu với cha mẹ nữa ( tớ thấy như vậy sẽ thực tế và xác thực hơn:)
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề:
+ Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, đáng chân trọng.
 
H

hiennguyenthu082

Con cò là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời. Chính vì thế mà từ lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam một cách bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cò" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ.
Hai câu thơ cuối thật giản dị mà lại gây nên xúc động với người đọc bởi lời mẹ chân tình, tha thiết:
"Con dù lớn, vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn yêu con."
Phải chăng đây cũng chính là lời tự sự của tất cả những người mẹ có con cái đã trưởng thành, có khung trời và lối đi riêng? Cho dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn là bến bờ, là điểm tựa cho con bởi:" con dù lớn vẫn là con của mẹ". Thế nên "đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con". Có biết bao nhiêu thứ tình cảm trên đời, nhưng có tình nào bao la, sâu sắc và vô tận như tình mẹ dành cho ta.
Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu sắc về tình mẹ con. Ông đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình tượng người mẹ bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trau chuốt.
Tình mẹ, chắc có lẽ trong tâm thức mỗi con người đều cảm nhận được. Thế nhưng, với bài thơ "Con Cò" của Chế Lan Viên, ta như được trãi nghiệm và hiểu thêm một cách sâu sắc về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người.

(Nguồn Zing Blog)
 
K

keohong2000

1)MB
-Trích dẫn bài hát "Để gió cuốn đi" của Trịnh Công Sơn
Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì
Em biết không?
......................................................
-Từ đó liên tưởng đến hình ảnh anh thanh niên Nguyễn Văn Nam hi sinh tính mạng cứu 5 em nhỏ thoát chết khỏi dòng nước sông Lam
2) TB
Kể lại câu chuyện đó
Ngày 30 tháng 4 năm 2013, sau khi ăn bữa cơm trưa mừng mẹ mới mua cho chị chiếc xe máy, khoảng 14 giờ 30 phút, Nam đi bắt tổ chim ở bãi tắm Động Chùa gần nhà thì thấy 5 em nhỏ bị đuối nước . Không chút do dự, Nam cởi phăng áo, lao xuống sông. Trong khoảng 20 phút đầu vật lộn với dòng nước chảy khá mạnh, Nam cứu được 4 em nhỏ, đưa lên bờ là các em Nguyễn Công Linh, Nguyễn Công Lương, Nguyễn Công Mạnh, Trần Quốc Mạnh. Sau khi đưa được 4 em lên bờ nhưng thấy vẫn còn em Nguyễn Hữu Đô đang ở dưới sông, có nguy cơ chìm dần trong dòng nước, lúc này mặc dù đã rất mệt vì đuối sức nhưng Nam vẫn cố bơi ra sông để cứu em Đô. Khi dìu được em Đô lên gần đến bờ cũng là lúc Nam kiệt sức, không cưỡng lại được dòng nước nên đã bị nhấn chìm và tử vong. Đến chiều cùng ngày, thi thể em Nam đã được tìm thấy và đưa về gia đình an tán
(đây chỉ là tóm tắt thôi nhé! Em chịu khó lên mạng tìm hiểu để đc biết rõ hơn)
3)KB
Tình cảm của em
-Khâm phục....
Hình ảnh của Nguyễn Văn Nam là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm, quên mình vì người khác
Liên hệ: Nhắc nhở các bạn học sinh ko nên tự ý tắm sông khi ko có người lớn...
 
Last edited by a moderator:
T

tayhd20022001

Bài làm.

Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: "Hai chiếc giường ướt một - Ba bố con nằm chung".
Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những Khu tập thể công nhân viên chức. Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: "Vẫn thấy trống phía trong - Nằm ấm mà thao thức". Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: "Nghĩ giờ này ở quê - Mẹ cũng không ngủ được".

"Cơn mưa dài" ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa. Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: "Thương bố con vụng về - Củi mùn thì lại ướt". Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa - thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được. Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất.

Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: "Bố đội nón đi chợ - Mua cá về nấu chua". Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con - Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh "Bố đội nón" thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người.

Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới và vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố. Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: "Thế rồi cơn bão qua - Bầu trời xanh trở lại". Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng "Mẹ về như nắng mới - Sáng ấm cả gian nhà". Là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

Viết về mẹ là một đề tài quen thuộc dễ có sự trùng lặp về cấu tứ. Nhà thơ Đặng Hiển đã dùng lối "đòn bẩy" để nâng hình ảnh người mẹ lên qua bóng dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của anh góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động. (Nguồn...)
 
T

thuyhoa17

3)KB
Tình cảm của em
-Khâm phục....
Hình ảnh của Nguyễn Văn Nam là một tấm gương sáng cho mn noi theo...

"Noi theo" à?
Noi theo anh ấy hy sinh tính mạng của mình, bỏ lại gia đình, bỏ lại tương lai, ước mơ,...tất cả mọi thứ để chết!?
Đúng, đó là một hành động, một nghĩa cử cao đẹp, nhưng đâu phải phiến diện như thế, cứ đẹp là noi theo.
Em có biết khi Nam mất, ba mẹ đã đau xót ntn ko? hơn 17 năm trời nuôi con ăn học, bây giờ nhận lại chỉ là giọt nước mắt và sự thong cảm, kính trọng từ cộng đồng, còn đứa con yêu quý của họ thì sao,...? Tại sao lại ko nhắc nhở đến những bạn bị đuối nước đó nên cẩn thận hơn với tính mạng của mình???
Khâm phục nhưng có phải thực sự là nên "noi theo"?

các em chú ý giùm chị là khi làm một bài văn, đặc biệt là văn NLXH, đừng bao giờ phiến diện theo 1 chiều, vởi cái gì cũng có 2 mặt của nó, bài văn hay thực sự phải tìm được 2 mặt của một vấn đề đó. Không có cái gì hoàn toàn đúng cả!
 
T

thuyhoa17

Gửi hongnhung.2002: Chị thấy tốt nhất là em nên tự gạch ra những ý mà em nghĩ ra ở đây, rồi mấy anh chị nhận xét. Những cách cảm nhận và cách viết văn của học sinh lớp 5 và học sinh cấp 2, cấp 3 nó hoàn toàn khác nhau, mấy anh chị đó viết nguyên bài, chắc chắn em sẽ ko hiểu hết ý; mà gạch ý ra ấy, thì đó ko phải là những ý mà một học sinh tiểu học có thế tự viết được, mà như thế là học vẹt :(.

Chị ví dụ nhé:

Với câu 3 bài "Hương nhãn" ấy:

Câu 3:Đọc 2 khổ thơ trong bài Hương nhãn của tác giả Trần Kim Dũng:
Ngày ông trồng nhãn
Cháu còn bé thơ
Vâng lời ông dặn
Cháu tới cháu che.

Nay mùa quả chín
Thơm hương nhãn lồng
Cháu ăn nhãn ngọt
Nhớ ông vun trồng.

Em có nhận xét gì về hình ảnh người cháu qua 2 khổ thơ trên.

Chị thề với em là chị lên kiếm trên google, và thấy nó hướng dẫn là: Người cháu là một đứa trẻ rất ngoan ngoãn, biết vâng lời. Ngoài ra còn là một đứa bé biết "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", v.v....
Mà từ đầu chị chưa kiếm trên mạng nhá, là chị đã ngồi phân tích từng câu, từng chữ để kiếm ra tất cả những thứ có thể có trong bài thơ đó về đứa cháu rằng nó làm gì, tại sao nó làm như vậy? nó làm như vậy có ý nghĩa gì với bản thân nó và cả xã hội, bài thơ đó có giá trị gì..., mà thực chất là chẳng cần thiết với 1 học sinh lớp 5 như em.

Với mỗi cấp lớp, sẽ có những cách làm văn khác nhau, ai đảm bảo là người hướng dẫn có thể hiểu đc tâm lý mấy bé lớp 5 ntn mà làm cho phù hợp với lứa tuổi đó. Đó là lý do vì sao mà thầy cố hay hỏi kiểu "bài nhờ anh chị nào làm cho đấy?", bởi nhìn vào bài làm là biết cấp lớp nào làm rồi em ạ.

Vì thế, chị mong là em có thể tự gạch ý cho những đề đó, có thể đầy đủ hoặc ko, đúng hoặc sai, anh chị sẽ sửa cho em; đừng có sợ, em có thấy là chị học ĐH rồi mà làm bài Tiếng Việt lớp 5 còn sai tùm lum tùm la ko :">; nhưng cứ mạnh dạn viết ra, rồi bạn bè, anh chị khác sẽ cùng sửa cho em mà, nhé! :)

Chúc em học tốt! :)
 
Last edited by a moderator:
P

pink_bunny

Câu 6:
Để diễn tả tình cảm của người mẹ dành cho con, Nguyễn Khoa Điềm có viết 2 câu thơ:
Mặt trời ...trên đồi
Mặt trời ... trên lưng
Theo sự cảm nhận, quan sát của tác giả với công việc mà người mẹ dân tộc Tà-ôi đang làm - mẹ tỉa bắp trên núi và địu con trên lưng, có thể nói ông đã thật sự khéo léo khi xen vào những vần thơ ấy nghệ thuật ẩn dụ độc đáo. Hai từ "mặt trời" với 2 nét nghĩa khác nhau song đều cùng nói lên tình cảm vô bờ của mẹ. Từ "mặt trời" thứ nhất - mặt trời của bắp được hiểu ở nghĩa thực. Đó là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ đem lại ánh sáng, sự sống cho vạn vật trên Trái Đất mà cụ thể ở đây nó giúp cho những cây ngô lên đều, bắp to hạt mẩy. Còn từ "mặt trời" thứ 2 - mặt trời của mẹ, ẩn dụ cho vai trò quan trọng của em Cu-tai trong cuộc đời người mẹ. Con chính là niềm tin, là nghị lực để mẹ tiếp tục sống, là ánh sáng soi đường chỉ nối mỗi bước chân mẹ. Nói như vậy để nhận thấy sự lớn lao, niềm mong mỏi mà mẹ gưỉ gắm ở tương lai của con sau này. Xem con như một mặt trời bé bỏng cũng đồng nghĩa với việc người mẹ ấy yêu thương con sâu nặng, tha thiết và dào dạt đến nhường nào.


Câu 1:
Trong bài "Con cò" Chế Lan Viên có viết câu thơ để lại những suy nghĩ sâu sắc về tình mấu tử:
Con dù lớn vấn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vấn theo con
Từ "lớn" không chỉ hiểu ở nét nghĩa thực là lớn về tầm vóc, hình hài mà còn được hiểu theo nét ẩn dụ - lớn về nhận thức, sự trưởng thành hiểu biết của người con khi chạm đến cuộc đời. Cấu trúc câu thơ dù...vẫn vừa có sự đối lập khi nói tới hoàn cảnh khác nhau trong chặng đường đời của con lại vừa là lời khẳng định mạnh mẽ manh tính triết lí về một sự không đổi thay đã thành quy luật chung: con dù có thế nào, là ai đi chăng nữa thì con vẫn là đứa con yêu dấu trong lòng mẹ. Từ đây chắc hẳn mọi người đều rất xúc động trước sự nâng đỡ bền bỉ không biết mệt mỏi mà mẹ dành cho con suốt cuộc đời, kể cả lúc mẹ không còn trên dương gian này.
 
Last edited by a moderator:
K

keohong2000

"Noi theo" à?
Noi theo anh ấy hy sinh tính mạng của mình, bỏ lại gia đình, bỏ lại tương lai, ước mơ,...tất cả mọi thứ để chết!?
Đúng, đó là một hành động, một nghĩa cử cao đẹp, nhưng đâu phải phiến diện như thế, cứ đẹp là noi theo.
Em có biết khi Nam mất, ba mẹ đã đau xót ntn ko? hơn 17 năm trời nuôi con ăn học, bây giờ nhận lại chỉ là giọt nước mắt và sự thong cảm, kính trọng từ cộng đồng, còn đứa con yêu quý của họ thì sao,...? Tại sao lại ko nhắc nhở đến những bạn bị đuối nước đó nên cẩn thận hơn với tính mạng của mình???
Khâm phục nhưng có phải thực sự là nên "noi theo"?

các em chú ý giùm chị là khi làm một bài văn, đặc biệt là văn NLXH, đừng bao giờ phiến diện theo 1 chiều, vởi cái gì cũng có 2 mặt của nó, bài văn hay thực sự phải tìm được 2 mặt của một vấn đề đó. Không có cái gì hoàn toàn đúng cả!
Vâng! Chị ạ:). Nhưng em vẫn còn thắc mắc như thế này: anh Nam rất dũng cảm. Nhưng em nghĩ lúc cứu 5 em nhỏ, anh Nam ko nghĩ là sẽ hi sinh tính mạng của mình, bỏ tương lai, bỏ ước mơ đâu! Anh chỉ thấy người gặp nạn thì cứu, nếu gọi người giúp đỡ thì mất nhiều thời gian ->5 em nhỏ sẽ bị chết đuối. Chỉ vì cứu đến em cuối cùng, anh Nam bị kiệt sức nên bị dòng nước cuốn đi...
Cái khó ở đây là gặp người bị nạn mà ko cứu thì lại coi là vô tâm (trường hợp này chỉ đúng với người biết bơi thôi nhé). Cứu thì mình có thể sẽ bị mất tính mạng
 
H

hongnhung.2002

em thấy chị thuyhoa17 nói đúng theo em thì bài Hương nhãn em nghĩ cách của em thì cũng có mấy ý giống trên google mà chị đã tìm đó
 
S

sieutrom1412

6)
- Ở câu Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm giúp cho cây bắp lớn lên, hạt bắp thêm chắc mẩy. Vì vậy có thể nói đó là “mặt trời của bắp”.
- Ở câu Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta liên tưởng đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ.
Em bé được mẹ che chở bằng tình yêu thương. Em bé là niềm hy vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ. Vì vậy có thể nói: em là “mặt trời của mẹ”.
8)
Câu trả lời của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ cho ta thấy: người con chưa thể yên lòng nhận lời khen của mẹ, bởi vì sự cố gắng chăm sóc của con dù to lớn đến đâu cũng không thể sánh bằng công sức khó nhọc của mẹ dành cho con. Một khi mẹ vẫn còn ngày đêm vất vả, khó nhọc: Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Tác giả luôn cảm thấy mình “chưa ngoan” vì chưa đến đáp được công ơn trời biển của mẹ. Qua câu trả lời, qua những suy nghĩ của tác giả, đã cho ta thấy tình cảm yêu thương và lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ kính yêu của mình
2)
- Hình ảnh “Mẹ về như nắng mới. Sáng ấm cả gian nhà” đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên. Đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật được ý nghĩa bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”. Người mẹ trở về nhà khi cơn bão đã qua được so sánh với hình ảnh “nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc: mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống! Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên “sáng ấm” bởi tình yêu thương đẹp đẽ. Vai trò của mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao nhiêu!
.
nhấn nhé.
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Vâng! Chị ạ:). Nhưng em vẫn còn thắc mắc như thế này: anh Nam rất dũng cảm. Nhưng em nghĩ lúc cứu 5 em nhỏ, anh Nam ko nghĩ là sẽ hi sinh tính mạng của mình, bỏ tương lai, bỏ ước mơ đâu! Anh chỉ thấy người gặp nạn thì cứu, nếu gọi người giúp đỡ thì mất nhiều thời gian ->5 em nhỏ sẽ bị chết đuối. Chỉ vì cứu đến em cuối cùng, anh Nam bị kiệt sức nên bị dòng nước cuốn đi...
Cái khó ở đây là gặp người bị nạn mà ko cứu thì lại coi là vô tâm (trường hợp này chỉ đúng với người biết bơi thôi nhé). Cứu thì mình có thể sẽ bị mất tính mạng

Ừ :)
Chị không nói rằng hành động của bạn Nam là không tốt, là ko đáng hoan nghênh. Chấp nhận ý thứ nhất là "Khâm phục..." của em, nhưng cái ý thứ 2 là "noi theo" thì nó chỉ đúng 1 chiều, nên cần bổ sung thêm để thấy 2 mặt của nó trong phần hành động của bản thân.
Ừ, có lẽ chị sai khi quá bám sát vào trường hợp anh Nam, đáng lý ra phải nói là mỗi ngưòi có một suy nghĩ khác nhau, ko nên chỉ nêu ý kiến của bản thân là sẽ làm như thế mà "noi theo" trường hợp anh Nam. có thể với bản thân em, trong trường hợp đó em sẽ nhảy xuống cứu 5 em nhỏ đó, nhưng những bạn khác, họ sẽ ko làm như vậy, họ sẽ nghĩ ra cách khôn ngoan hơn, hoặc đồng ý hoặc ko đồng ý với hành động chưa suy nghĩ chín chắn đó của Nam,...

:)

Mà với đề này, với mấy em lớp 5 thì chả phức tạp thế này đâu :">. Có thể sẽ chỉ là: hành động đó đúng đắn, tốt và đáng trân trọng, nên học tập 1 cách thông minh hơn, các thứ...

em thấy chị thuyhoa17 nói đúng theo em thì bài Hương nhãn em nghĩ cách của em thì cũng có mấy ý giống trên google mà chị đã tìm đó

Vậy thì em có thể nêu ra là em cần những cái gì và tốt hơn là em nên nêu những cái mình nghĩ trước ^^

Và, lớp 5 các em đã học viết bài văn chưa nhỉ, tức là có mở bài, thân bài, kết bài ấy. Hay là chỉ viết đoạn thôi?
Em nói rõ ra cho các anh chị hướng dẫn tùy vào cấp lớp nha, chứ cứ rộng quá rồi em lại ko hiểu ^^
 
B

be_mum_mim

Lớp 3 bọn em đã phải viết bài văn chứ không nói lớp 5 ạ! :D

Mọi người cũng nên nhớ rằng mod không phải siêu nhơn!
 
H

hongnhung.2002

Tập làm văn

cho em hỏi bài tập làm văn này nha
Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?Dựa vào bài thơ''Sang năm con lên bảy" của Vũ Đình Minh tưởng tượng để nói về điều đó.
Sang năm con lên bảy
Sang năm con lên bảy
Cha đưa con tới trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.

Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa,ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.

Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.

Giúp em nha bài này em cần gấp:)
 
K

keohong2000

1) MB
-Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp nhất trong đời, nhưng ai cũng phải trưởng thành.
-Khi ta lớn sẽ thay đổi rất nhiều. Bài thơ "Sang năm con lên bảy" của Vũ Đình Minh giúp ta thêm hiểu sự thay đổi khi trưởng thành
2)TB
*Sự thay đổi khi lớn lên
Qua thời thơ ấu, khi ta lớn lên, thế giới tuổi thơ thay đổi ngược lại với tất cả những gì mà trẻ em cảm nhận :
Chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về đây, đậu trên cành khế nữa; chuyện ngày xưa, ngày xửa; chỉ là chuyện ngày xưa.
*Khi lớn lên con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc: trong đời thật. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên…
*Điều muốn nhắn nhủ tới các bạn nhỏ
Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay gây dựng lên.
Đối với bản thân các bạn nhỏ, hạnh phúc thật sự là các bạn phải cố gắng học thật giỏi để làm vui lòng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Hạnh phúc còn được thể hiện qua hành động giúp đỡ mọi người xung quanh.
3)KB
-Bài thơ nói lên tình cảm của người cha đối với đứa con bé bỏng của mình và hạnh phúc trong đời thật.
-Liên hệ bản thân:Em năm nay đã hết lớp 5, em đã lớn. Em phải biết giúp đỡ ông bà cha mẹ một số việc nhỏ,.., và học thật giỏi...
 
H

hongnhung.2002

Vậy thì em có thể nêu ra là em cần những cái gì và tốt hơn là em nên nêu những cái mình nghĩ trước ^^

Và, lớp 5 các em đã học viết bài văn chưa nhỉ, tức là có mở bài, thân bài, kết bài ấy. Hay là chỉ viết đoạn thôi?
Em nói rõ ra cho các anh chị hướng dẫn tùy vào cấp lớp nha, chứ cứ rộng quá rồi em lại ko hiểu ^^

Tất nhiên là rồi chị ạ:) bài ôn thi mà:)thanks chị nhìu nha

Văn em đang học 1 bài cũng phải 6,7 trang giấy mà
 
Top Bottom