[ Tiếng việt 8 ] Các kiểu câu

T

traiphungcong

Last edited by a moderator:
B

bluesky_va

Phân biệt các kiểu câu nghi vấn cầu khiến cảm thán trần thuật theo các phương diện: khái niệm hình thức chức năng và phạm vi sử dụng. Mỗi ý cho 1 ví dụ

:rolleyes: để coi nào...:D cứ tưởng tượng mình đang đối thoại với một ai khác
+ Câu Nghi Vấn: cuối câu có dấu chấm hỏi. (và có những từ dùng để hỏi: sao, tại sao, đâu, bao h, bao nhiêu,....)
vd: Bài này làm thế nào bạn nhỉ ?-dùng để hỏi và cần người đối thoại trả lời.
(*) Một số câu hỏi khác vẫn là câu Nghi vấn nhưng ý của nó dùng để biểu lộ cảm xúc (khen, chê,...)vd: Sao mà học giỏi quá vậy?-Câu độc thoại và không thiết người đối thoại trả lời. Câu Nghi vấn dùng để phủ định, khẳng định,vd: Bức tranh này mà đẹp à?:eek:. Câu Nghi vấn dụng đe doạ: Mày dám cãi với anh mày đấy hả?,.....các vd trên là những câu NV thuộc kiểu "độc thoại" (vì không dùng để hỏi nên có thể bỏ dấu ? và nhiều câu thay bằng ! sẽ chuyển thành câu cầu khiến [hoăc cảm thán] mà ý nghĩa của chúng vẫn như nhau) phạm vi sd:

+ Câu cầu khiến: cuối câu có dấu chấm than. (và có những từ cầu khiến hãy, chớ, đừng, đi,...)
vd: Đi về đi!-Ra lệnh, yêu cầu (ý cầu khiến nhấn mạnh)
Tuy nhiên,...pla pla.....vẫn có nhiều câu cầu khiến ý yêu cầu không mạnh,vd: Con về đi....(trường hợp này ý cầu khiến không mạnh, giọng điệu biểu diễn câu này không lớn mà nhẹ nhàng như biểu hiện cảm xúc (buồn chẳng hạn [p/s: coi phim riết nhiễm]nên dùng chấm lửng thay cho chấm than thì hay hơn [nhưng vẫn có ý yêu cầu mình đi nhưng ko có ý ra lệnh hay yêu cầu làm liền:|)
Phạm vi sử dụng 2 loại câu này: khá nhiều (trong sách, trong giao tiếp,...)

+Câu cảm thán (là loại câu ít có "tác dụng phụ" như 2 loại câu trên (mang 1 chức năng
chính rùi còn mang nhiều chức năng phụ [ngôn ngữ Việt Nam phức tạp là chỗ đó])
câu thường có chấm than cuối câu.
mục đích để bộc lộ cảm xúc (thế thôi) vd: Đẹp quá!
phạm vi sử dụng thì thường xuất hiện ở giao tiếp hằng ngày (nhưng không phổ biến bằng 2 kiểu câu trên)vd: thay vì "Đẹp quá!"-kiểu câu Cảm thán thì người ta khoái xài:"Sao đẹp dữ thế?" - Câu NV để lời nói ấn tượng hơn.

+Câu Trần thuật: kiểu câu không có đặc điểm hình thức như các câu trên, câu này mang tính "thời sự" hơn:dùng kể,thông báo(thuyết minh),miêu tả.(cuối câu vẫn dấu chấm đơn giản)Xét về chức năng chính trên ta có vd: Mẹ một nắng hai sương tần tảo làm việc để nuôi con ăn học.- câu kể
nhưng câu vd trên ta có thể hiểu thêm 1 chức năng đó là bộc lộ tình cảm, cảm xúc (lòng yêu thương, kính trọng, biết ơn đối với mẹ), một số câu trần thuật dùng để yêu cầu, vd: Cho nhận xét về kiểu câu ABC.-ta có thể thấy ý cầu khiến ở trong câu này.
Phạm vi sd: tràn lan đại hải...à ko....được sử dụng nhiều nhất...hầu hết trong giao tiếp, trong ngôn ngữ văn chương đều phải sử dụng loại câu này.

:rolleyes::rolleyes::rolleyes: nhận diện chúng không khó, nhưng ko phải chỉ thuộc lòng trong SGK mà phải tìm hiểu những kiểu câu mình đã giao tiếp hằng ngày thuộc kiểu câu gì @-)@-)@-) nói chung mình hơi vòng tam quốc nhưng chỉ cần cô đọng lại thì cũng khá dễ hiểu @@''...Chúc học tốt!:-\":-\":-\"
Chú ý : Không lạm dụng icon
Mem không dùng mực đỏ
 
Last edited by a moderator:
L

leeyumi123

giải

+ CÂU TRẦN THUẬT : Dùng để kể , tả, nhận định, giới thiệu một sự vật , sự việc . Cuối câu kể thường ghi dấu chấm.
VD;
- Hôm qua, mình gặp lại cô giáo cũ. ( kể )
- Chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm trông lại rất bắt mắt. ( tả)
- Đây là bác Nam. Bác ấy là một họa sĩ rất tài hoa .( giới thiệu, nhận định)
+ CÂU NGHI VẤN : Dùng để hỏi người khác và tự hỏi mình. Đôi khi, dùng vào mục đích khác ( khen, chê, nhờ, ...). Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
VD;
- Bác ăn cơm chưa? ( hỏi người khác)
- Hình như quyển truyện này mình đã đọc ở đâu rồi ? ( tự hỏi mình)
- Sao bạn giỏi thế ? ( Khen)
- Sao nhà bạn bừa bộn thế? ( chê)
- Bạn có thể nhặt giúp mình cái bút được không? ( nhờ vả)
+ CÂU CẢM THÁN : Dùng để bộc lộ cảm xúc ( vui, buồn, ngạc nhiên, thán phục...). Cuối câu ghi dấu chấm than ( chấm cảm)
- A, mẹ đã về ! ( vui mừng)
- Ông ý đi rồi ! ( buồn)
- Bông hoa này to quá!
- Bạn giỏi thật !
+ CÂU CẦU KHIẾN ( câu cầu khiến): Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vả ... ai đó làm 1 việc gì . Cuối câu có thể ghi dấu chấm than ( nếu đó là 1 mệnh lệnh) hoặc có thể chỉ ghi dấu chấm nếu đó là một lời yêu cầu, nhờ vả nhẹ nhàng)
- Giơ tay lên !
- Các bạn trật tự đi !
- Xem giúp mình mấy giờ rồi nhé.
b. Đây là câu hỏi dùng để bộc lộ cảm xúc ( thất vọng, buồn)
 

Duyen Nguyen

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng năm 2017
595
235
124
Nam Định
Trường THPT Trực Ninh B
giải

+ CÂU TRẦN THUẬT : Dùng để kể , tả, nhận định, giới thiệu một sự vật , sự việc . Cuối câu kể thường ghi dấu chấm.
VD;
- Hôm qua, mình gặp lại cô giáo cũ. ( kể )
- Chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm trông lại rất bắt mắt. ( tả)
- Đây là bác Nam. Bác ấy là một họa sĩ rất tài hoa .( giới thiệu, nhận định)
+ CÂU NGHI VẤN : Dùng để hỏi người khác và tự hỏi mình. Đôi khi, dùng vào mục đích khác ( khen, chê, nhờ, ...). Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
VD;
- Bác ăn cơm chưa? ( hỏi người khác)
- Hình như quyển truyện này mình đã đọc ở đâu rồi ? ( tự hỏi mình)
- Sao bạn giỏi thế ? ( Khen)
- Sao nhà bạn bừa bộn thế? ( chê)
- Bạn có thể nhặt giúp mình cái bút được không? ( nhờ vả)
+ CÂU CẢM THÁN : Dùng để bộc lộ cảm xúc ( vui, buồn, ngạc nhiên, thán phục...). Cuối câu ghi dấu chấm than ( chấm cảm)
- A, mẹ đã về ! ( vui mừng)
- Ông ý đi rồi ! ( buồn)
- Bông hoa này to quá!
- Bạn giỏi thật !
+ CÂU CẦU KHIẾN ( câu cầu khiến): Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vả ... ai đó làm 1 việc gì . Cuối câu có thể ghi dấu chấm than ( nếu đó là 1 mệnh lệnh) hoặc có thể chỉ ghi dấu chấm nếu đó là một lời yêu cầu, nhờ vả nhẹ nhàng)
- Giơ tay lên !
- Các bạn trật tự đi !
- Xem giúp mình mấy giờ rồi nhé.
b. Đây là câu hỏi dùng để bộc lộ cảm xúc ( thất vọng, buồn)
like!!!
 
Top Bottom