Tiếng Việt 5

K

keohong2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Tìm các bộ phận chính trong các câu sau:
a) Vì Trần Thủ Độ có công lập nên nhà Trần nên ai ai cũng nể trọng ông.
b) Tuy Trần Thủ Độ là chú của vua và đứng đầu trăm quan nhưng ông không cho phép mình vượt qua phép nước.
c) Nếu Trần Thủ Độ chỉ nghĩ đến tình riêng, bỏ qua phép nước thì ông đã cho người kia giữ chức câu đương.
Trong các câu ghép trên, câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản?
Bài 2: Trong bài "Đất nước" nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Em hiểu những câu thơ trên như thế nào? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta điều gì?
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

Bài 1: Tìm các bộ phận chính trong các câu sau:
a) Vì Trần Thủ Độ có công lập nên nhà Trần nên ai ai cũng nể trọng ông.
~>Quan hệ từ:Vì..Nên
Câu 1: chủ ngữ:Trần Thủ Độ ;vị ngữ: có công lập nên nhà Trần
Câu 2:CN: ai ai ;VN: nể trọng ông
b) Tuy Trần Thủ Độ là chú của vua và đứng đầu trăm quan nhưng ông không cho phép mình vượt qua phép nước.
~Quan hệ từ:Tuy ... Nhưng (Quan hệ tương phản)
Câu 1:CN: Trần Thủ Độ ; VN:là chú của vua và đứng đầu trăm quan
Câu 2: CN: ông; VN: không cho phép mình vượt qua phép nước
c) Nếu Trần Thủ Độ chỉ nghĩ đến tình riêng, bỏ qua phép nước thì ông đã cho người kia giữ chức câu đương.
~Quan hệ từ: Nếu ..thì (Quan hệ giả thiết kết luận)
Câu 1:CN: Trần Thủ Độ - VN: chỉ nghĩ đến tình riêng, bỏ qua phép nước
Câu 2:CN: ông -VN: đã cho người kia giữ chức câu đương.

Bài 2: Trong bài "Đất nước" nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Em hiểu những câu thơ trên như thế nào? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta điều gì?
~ Tinh thần bất khuất của nhân dân ta : không chị khuất phục trước kẻ thù . Những chiến công anh hùng của người xưa vẫn nhắc nhở con cháu về truyền thống của đất nước để con cháu vững tin bảo vệ tổ quốc
 
N

nguvan.thcs

Bài 1: Tìm các bộ phận chính trong các câu sau:
a) Vì Trần Thủ Độ có công lập nên nhà Trần nên ai ai cũng nể trọng ông.
Câu ghép có cặp quan hệ từ VÌ....NÊN
Vế 1: Trần Thủ Độ có công lập nên nhà Trần~ chủ ngữ 1 là Trần Thủ Độ; Vị ngữ 1 là có công lập nên nhà Trần

Vế 2: ai ai cũng nể trọng~ chủ ngữ 2 là ai ai; vị ngữ 2 là nể trọng ông

b) Tuy Trần Thủ Độ là chú của vua và đứng đầu trăm quan nhưng ông không cho phép mình vượt qua phép nước.
Câu ghép có cặp quan hệ từ TUY....NHƯNG
Vế 1: Trần Thủ Độ là chú của vua và đứng đầu trăm quan~ chủ ngữ là Trần Thủ Độ; vị ngữ 1 : là chú của vua và đứng đầu trăm quan

Vế 2: Ông không cho phép mình vượt qua phép nước~ chủ ngữ 2: ông; vị ngữ 2: không cho phép mình vượt qua phép nước

c) Nếu Trần Thủ Độ chỉ nghĩ đến tình riêng, bỏ qua phép nước thì ông đã cho người kia giữ chức câu đương.
Câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ Nếu...thì
Vế 1: Trần Thủ Độ chỉ nghĩ đến tình riêng, bỏ qua phép nước; chủ ngữ 1: Trần Thủ Độ; vị ngữ 1: chỉ nghĩ đến tình riêng, bỏ qua phép nước

Vế 2: ông đã cho người kia giữ chức câu đương; chủ ngữ 2: ông; vị ngữ 2: đã cho người kia giữ chức câu đương


Trong các câu ghép trên, câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản?
Câu b: Tuy Trần Thủ Độ là chú của vua và đứng đầu trăm quan nhưng ông không cho phép mình vượt qua phép nước.


Bài 2: Trong bài "Đất nước" nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Em hiểu những câu thơ trên như thế nào? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta điều gì?

Câu thơ khẳng định sức sống vững bền của dân tộc. Dân tộc ta trải qua biết bao sóng gió thăng trầm với biết bao cuộc xâm lăng của ngoại bang nhưng vẫn kiên cường, bất khuất, anh dũng.

Hai câu thơ cuối muốn nhắc nhở chúng ta về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông. Lời người xưa như muốn thầm nhắc nhủ con cháu đời sau phải tiếp bước truyền thống đấu tranh của cha anh, kiên cường chống giặc ngoại xâm.
 
Top Bottom