H
hiepsymayman
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tiếng thu hay tiếng lòng thi sỹ?
Tặng ATT người đã cổ vũ và truyền cho tôi cảm hứng để viết bài bình này
Có một lần lâu rồi, tôi đi chơi với một cô gái vào một đêm mùa thu. Đêm ấy trăng sáng vằng vặc, gió thu hiu hắt cái lạnh se se cùng với hương hoa sữa thoang thoảng khiến hồn tôi chơi vơi. Tôi ngồi bên cô gái mà chẳng biết nói gì (Tôi vốn dát gái mà) Đột nhiên bài “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư âm vang trong hồn. Tôi bèn chỉ vào vầng trăng thu và thì thầm vào tai cô gái.
Em có nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Cô gái cười:
-Anh sai rồi. Câu ấy phải là: “Em “Không “ nghe mùa thu”
Tôi giật mình. Tôi biết bài thơ đã từ rất lâu rồi nhưng sao tôi cứ luôn luôn nghĩ là “Em có nghe mùa thu”? Hóa ra tôi chẳng hiểu gì về Lưu Trọng Lư cả. “Em có nghe” nghĩa là một câu hỏi của nhà thơ với một cô gái như tối nay đây. Còn “Em không nghe ”Nó cũng là một câu hỏi nhưng lại là một câu hỏi của nhà thơ với chính lòng mình. Tôi nhớ đến một câu thơ cổ:
Kị lưu quá tiểu kiều
Độc thán mai hoa xấu
(Cưỡi lừa qua chiếc cầu nhỏ
Tự mình than thở với mình sao hoa mai sơ xác thế)
Tôi có đọc bài bình “Tiếng thu” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ông viết:
Bài thơ vẻn vẹn có 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ý trong bài thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ý nào ăn nhập với ý nào. Nếu cứ theo cách hiểu máy móc của những nhà phê bình quen thói bắt bẻ, cứ đè thơ ra mà tìm tư tưởng, tìm ý nghĩa thì đây là bài thơ "Đầu Ngô mình Sở".
Hóa ra không chỉ riêng tôi, Trần Đăng Khoa cũng không hiểu ( Mà thực ra cũng chẳng mấy ai hiểu) Lưu Trọng Lư
Ba từ “Không nghe” làm bài thơ thống nhất một cách kì lạ. Chẳng có gì khấp khểnh đầu ngô mình sở ở đây.
Mùa thu có tiếng nói riêng của nó nhưng mấy ai đã có thể nghe đuợc “Tiếng thu”
“Tiếng thu” nằm trong ánh trăng mờ. Tiếng thu nằm trong cái rạo rực của nỗi nhớ do cái hiu hắt của gió thu, của trăng thu của cái lạnh thu mang đến.
“Em không nghe rạo rực
Hình anh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ”
Người ta chỉ có thể nhìn thấy sự rạo rực trong người khác. Còn nếu như “ Nghe thấy”thì chỉ nghe thấy sự rạo rực của chính mình. Duy chỉ có nhà thơ nghe thấy được cái rạo rực ấy.
Một nỗi buồn mang mác, thanh sạch, nhẹ dâng lên trong nỗi cô đơn. Ông cô đơn vì nếu bên ông có một người con gái thì ông đã viết “Em có nghe mùa Thu” .
Từ xưa đến nay thơ Thu luôn buồn. Từ cụ Tam Nguyên Yên Đổ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” Đến bà Hồ Xuân Hương, người mà ai cũng nghĩ bà chỉ biết đến cợt đùa “Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ”. Và bao giờ nỗi buồn Thu cũng là một nỗi buồn vô cớ, vẩn vơ, nhẹ nhàng mà thanh khiết.
Cảnh Thu, thơ xưa, thơ nay mỗi người một vẻ ai cũng ai cũng vẽ nên được đến cái mức độ “Thần” nhưng nghe được cái “Hồn thu”, cái “Tiếng thu” Thì Lưu Trọng Lư là duy nhất.
“TiếngThu” Nằm trong những cái vô thanh và nằm cả trong những cái “Hữu thanh”. Nhưng cái “Hữu thanh” lại là cái cuối cùng nhà thơ cảm nhận được.
“Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc
Nhưng ngay cả trong cái “Hữu thanh” này Lưu trọng Lư vẫn nhìn thấy được những thứ mà không một ai nhìn thấy
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng Khô
Lá đã khô thì tất cả đều chỉ có một mầu duy nhất , màu nâu. Duy chỉ có Lưu Trọng Lư là nhìn thấy mầu vàng. Màu vàng của lá thu khô là màu vàng Thu trong tâm tưởng nhà thơ chứ đâu phải là màu của cuộc đời và con nai vàng kia chính là nhà thơ đang ngơ ngác lắng nghe “Tiếng Thu” đang vọng ra từ chính hồn mình.
“Tiếng Thu” Huyền diệu thế sao không một ai lắng nghe? Cả bài thơ cô lại thành một lời than thở.
Nhà thơ bắt gặp Thu ngoài cuộc để rồi cái “Sóng biếc theo làn hơi gợn tý”, từ cuộc đời tràn vào trong thơ và rồi từ thơ, những cái mà ai cũng gặp trong đời nhưng không ai để ý ấy kết tinh lại trong tâm tưởng của người đọc.
Lưu Trọng Lư thì ngược lại. Ông bắt gặp Thu trong tâm tưởng của mình. “Trăng mờ” thì trong đời thường ở đâu ta cũng có thể bắt gặp, Nhưng “Trăng mờ thổn thức” thì chỉ có thể bắt gặp nó trong hồn của thi nhân. Tìm đâu ra “ Kẻ chinh phu” trong những năm ba mươi, ba mươi lăm của thế kỉ trước? nên cái “Người cô phụ” mà ông nói đến trong bài thơ chỉ tồn tại trong tâm tưởng của ông thôi. Hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác” đứng giữa màu vàng của lá thu khô mở ra cho người đọc một không gian đầy hư ảo và huyễn hoặc. Mùa Thu của Lưu Trọng Lư đi ra từ trong tâm tưởng nên nó đẹp, huyền ảo nhưng lại đầy những cái vô lý. Và lạ thế! Không một ai nghĩ đến cái vô lý ấy cả mà ngược lại, cái không gian hư ảo ấy từ trong thơ ông lại tràn vào trong ta làm cho ta cứ ngỡ rằng “Mùa thu là như thế đấy”.
Hà nội 16-10-2013
Tặng ATT người đã cổ vũ và truyền cho tôi cảm hứng để viết bài bình này
Có một lần lâu rồi, tôi đi chơi với một cô gái vào một đêm mùa thu. Đêm ấy trăng sáng vằng vặc, gió thu hiu hắt cái lạnh se se cùng với hương hoa sữa thoang thoảng khiến hồn tôi chơi vơi. Tôi ngồi bên cô gái mà chẳng biết nói gì (Tôi vốn dát gái mà) Đột nhiên bài “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư âm vang trong hồn. Tôi bèn chỉ vào vầng trăng thu và thì thầm vào tai cô gái.
Em có nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Cô gái cười:
-Anh sai rồi. Câu ấy phải là: “Em “Không “ nghe mùa thu”
Tôi giật mình. Tôi biết bài thơ đã từ rất lâu rồi nhưng sao tôi cứ luôn luôn nghĩ là “Em có nghe mùa thu”? Hóa ra tôi chẳng hiểu gì về Lưu Trọng Lư cả. “Em có nghe” nghĩa là một câu hỏi của nhà thơ với một cô gái như tối nay đây. Còn “Em không nghe ”Nó cũng là một câu hỏi nhưng lại là một câu hỏi của nhà thơ với chính lòng mình. Tôi nhớ đến một câu thơ cổ:
Kị lưu quá tiểu kiều
Độc thán mai hoa xấu
(Cưỡi lừa qua chiếc cầu nhỏ
Tự mình than thở với mình sao hoa mai sơ xác thế)
Tôi có đọc bài bình “Tiếng thu” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ông viết:
Bài thơ vẻn vẹn có 9 câu, chia làm ba đoạn, mỗi đoạn lại so le, các ý trong bài thơ rời rạc, khấp khểnh, chẳng ý nào ăn nhập với ý nào. Nếu cứ theo cách hiểu máy móc của những nhà phê bình quen thói bắt bẻ, cứ đè thơ ra mà tìm tư tưởng, tìm ý nghĩa thì đây là bài thơ "Đầu Ngô mình Sở".
Hóa ra không chỉ riêng tôi, Trần Đăng Khoa cũng không hiểu ( Mà thực ra cũng chẳng mấy ai hiểu) Lưu Trọng Lư
Ba từ “Không nghe” làm bài thơ thống nhất một cách kì lạ. Chẳng có gì khấp khểnh đầu ngô mình sở ở đây.
Mùa thu có tiếng nói riêng của nó nhưng mấy ai đã có thể nghe đuợc “Tiếng thu”
“Tiếng thu” nằm trong ánh trăng mờ. Tiếng thu nằm trong cái rạo rực của nỗi nhớ do cái hiu hắt của gió thu, của trăng thu của cái lạnh thu mang đến.
“Em không nghe rạo rực
Hình anh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ”
Người ta chỉ có thể nhìn thấy sự rạo rực trong người khác. Còn nếu như “ Nghe thấy”thì chỉ nghe thấy sự rạo rực của chính mình. Duy chỉ có nhà thơ nghe thấy được cái rạo rực ấy.
Một nỗi buồn mang mác, thanh sạch, nhẹ dâng lên trong nỗi cô đơn. Ông cô đơn vì nếu bên ông có một người con gái thì ông đã viết “Em có nghe mùa Thu” .
Từ xưa đến nay thơ Thu luôn buồn. Từ cụ Tam Nguyên Yên Đổ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” Đến bà Hồ Xuân Hương, người mà ai cũng nghĩ bà chỉ biết đến cợt đùa “Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ”. Và bao giờ nỗi buồn Thu cũng là một nỗi buồn vô cớ, vẩn vơ, nhẹ nhàng mà thanh khiết.
Cảnh Thu, thơ xưa, thơ nay mỗi người một vẻ ai cũng ai cũng vẽ nên được đến cái mức độ “Thần” nhưng nghe được cái “Hồn thu”, cái “Tiếng thu” Thì Lưu Trọng Lư là duy nhất.
“TiếngThu” Nằm trong những cái vô thanh và nằm cả trong những cái “Hữu thanh”. Nhưng cái “Hữu thanh” lại là cái cuối cùng nhà thơ cảm nhận được.
“Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc
Nhưng ngay cả trong cái “Hữu thanh” này Lưu trọng Lư vẫn nhìn thấy được những thứ mà không một ai nhìn thấy
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng Khô
Lá đã khô thì tất cả đều chỉ có một mầu duy nhất , màu nâu. Duy chỉ có Lưu Trọng Lư là nhìn thấy mầu vàng. Màu vàng của lá thu khô là màu vàng Thu trong tâm tưởng nhà thơ chứ đâu phải là màu của cuộc đời và con nai vàng kia chính là nhà thơ đang ngơ ngác lắng nghe “Tiếng Thu” đang vọng ra từ chính hồn mình.
“Tiếng Thu” Huyền diệu thế sao không một ai lắng nghe? Cả bài thơ cô lại thành một lời than thở.
Nhà thơ bắt gặp Thu ngoài cuộc để rồi cái “Sóng biếc theo làn hơi gợn tý”, từ cuộc đời tràn vào trong thơ và rồi từ thơ, những cái mà ai cũng gặp trong đời nhưng không ai để ý ấy kết tinh lại trong tâm tưởng của người đọc.
Lưu Trọng Lư thì ngược lại. Ông bắt gặp Thu trong tâm tưởng của mình. “Trăng mờ” thì trong đời thường ở đâu ta cũng có thể bắt gặp, Nhưng “Trăng mờ thổn thức” thì chỉ có thể bắt gặp nó trong hồn của thi nhân. Tìm đâu ra “ Kẻ chinh phu” trong những năm ba mươi, ba mươi lăm của thế kỉ trước? nên cái “Người cô phụ” mà ông nói đến trong bài thơ chỉ tồn tại trong tâm tưởng của ông thôi. Hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác” đứng giữa màu vàng của lá thu khô mở ra cho người đọc một không gian đầy hư ảo và huyễn hoặc. Mùa Thu của Lưu Trọng Lư đi ra từ trong tâm tưởng nên nó đẹp, huyền ảo nhưng lại đầy những cái vô lý. Và lạ thế! Không một ai nghĩ đến cái vô lý ấy cả mà ngược lại, cái không gian hư ảo ấy từ trong thơ ông lại tràn vào trong ta làm cho ta cứ ngỡ rằng “Mùa thu là như thế đấy”.
Hà nội 16-10-2013