Tiếng hát con tàu

H

huong126

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TIẾNG HÁT CON TÀU
__CHẾ LAN VIÊN__
A.Hoàn cảnh sáng tác
1 .Hoàn cảnh chung
-Vào những năm 58 – 60 ng dân miền xuôi nô nức lên TB theo cuộc vận động của Đảng và NN để XD kinh tế
-Nhiều nhà văn cũng đã theo dòng người lên TB (NTuân,NKhải,…) để tìm nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật
2.Hoàn cảnh riêng
-Bấy giờ CLV 0 thể lên được vùng đất kháng chiến vì lí do sức khoẻ nên nhà thơ đã đến với TB = tâm hồn và tình cảm của mình, = khát vọng đươc hoá thân vào con tàu để :
+về với nhân dân TB
+về với kháng chiến gian khổ mà tình nghĩa
+về với những kỉ niệm 0 thể quên với con người,TNhiên TB
+trở về với tâm hồn trong sáng của chính mình
+ về với ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo
B . ý nghĩa nhan đề bài thơ
1.H/ả TB
1. -Gắn với nghĩa thực thì TB là 1 vùng đất , 1 địa danh ,nơi xa xôi, hẻo lánh,núi rừng hoang vu ,hiểm trở
+nơi đã từng diễn ra cuộc kháng chiến oanh liệt chống TD Pháp
+nay(1960) đang hồi sinh trở lại(dạt dào đã chín trái đầu xuân)
-Mang ý nghĩa biểu tượng cho mọi miền xa xôi của TQ .T/cảm của CLV là t/y đối với TB, với mọi miền TQ. Đó là 1 thứ t/c lớn lao,t/c cộng đồng
2.Hình tượng con tàu
Sự thật những năm này chưa có đường tàu và cũng chưa có con tàu nào lên TB .Vì vậy hình tượng con tàu ở nhan đề cũng như ở xuyên suốt bài thơ là h/ả lãng mạn mang ý nghĩa biểu tượng.Con tàu biểu tượng cho những cuộc lên đường,cho khát vọng đi xa vượt ra khỏi những gì chật hẹp,tù túng ,quẩn quanh để đên với cuộc sống rộng lớn của nhân dân, để đến với nơi khơi nguồn cho cảm hứng nghệ thuât và cũng là để về với chính tâm hồn mình
Ở phần đầu bài thơ t/g cũng đã nói rõ điều này:
“Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi ? ”
“Đời nhỏ hẹp” là tình trạng chung của văn nghệ sĩ trước CMT8 .CLV cũng từng viết:
“Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con ”
(Người đi tìm hình của nước)
Giờ này trở về với nhân dân mượn con tàu vượt lên trên cuộc sống hiện tại nhỏ hẹp để vươn đến những tầm cao, tầm xa.
Ý nghĩa biểu tượng của “Tiếng hát con tàu”:
Nếu tâm hốn con người thao thức với TB (là TQ, là nhân dân thì cần phải trở về với nó.Muốn trở về thì “Lòng ta hoá những con tàu ”.CLV đã đặt ra một cái đẳng thức giữa TB ,TQ ,con tàu ngang = về mặt giá trị : TB=TQ=con tàu .Bởi vậy mà nhan đề bài thơ vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa có ý nghĩa bộc lộ cảm xúc. Bài thơ là khúc hát say mê,rạo rực của một tâm hồn thơ đã thoát khỏi cái khung chật hẹp của cái “tôi” nhỏ bé của bản thân để đến cới cuộc sống cần lao rộng lớn của nhân dân.Thực tế thì đây cũng là tiếng hát về lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình
Như vậy “THCT” sẽ là lời mời gọi ,giục giã mà cũng chính là khúc hát lên đường say mê,lôi cuốn ,bay bổng và lãng mạn.Bởi vậy mà cuối bài thơ tác giả viết :
“ Lấy cả những cơn mơ ! Ai bảo con taù không mộng tưởng ?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng”
C.PHÂN TÍCH KHỔ THƠ ĐỀ TỪ
“TB ư ? ………………
………..chứ còn đâu?”
1 .Hình thức hỏi và tự trả lời
Bốn câu thơ như 1 cuộc đối thoại ,một lời hỏi đáp mà người hỏi va người đáp đều chính là nhà thơ.Có lẽ tác giả mượn bốn dòng thơ này để giải toả nỗi băn khoăn của lòng mình :
“TB ư?.................còn đâu ?”
Hai tiếng TB vừa như ngỡ ngàng vừa như quen thuộc .TB ở đây 0 chỉ là TB mà còn biểu tượng cho những miền xa xôi của TQ,nơi đã ghi sâu những kỉ niệm kháng chiến ,nơi đang vẫy gọi ,nơi tình dân đang chờ những cánh tay và tấm long chung sức xây dựng . Là những nơi thấm đượm ân nghĩa và thật nhiêf kỉ niệm cao đẹp trong cuộc sống lao động và chiến đấu .
Khái quát sâu rộng hơn khi nhà thơ viết:
“Lòng ta đã hoá những con tàu”
Hay “ Tâm hồn ta là TB chứ còn đâu?”
Lời thơ còn có nghĩa nói lên nhiều niềm suy tư về đời sống và khái quát thành chân lí nghệ thuật :
+ Đất nước đã hồi sinh sau kháng chiến nơi nơi cất lên khúc hát XD : “Bốn bề lên tiếng hát ” .Cuộc sống lớn ấy là ngọn nguồn sang tạo nghệ thuật, thơ ca .
+Nhưng nghệ thuật và thơ ca không bao giờ tự đến:
“Chẳng có thơ đâu giữa long đóng khép ”
Nghệ thuật chỉ có thể nảy sinh khi nghệ sĩ mở rộng long mình để đón nhận và hoà nhập vào cuộc đời rộng lớn của đât nước, nhân dân.
+ Khi lòng nhà thơ đã hoá những con tàu và tiếng hát hoà chung với khúc hát bốn bề TQ ấy chỉ cần soi vào long mình ,nhà thơ cũng thấy cả TQ và nhân dân
Tâm hồn ta là “TB chứ còn đâu?”
Đồng nhất lòng mình với TQ , với đất nước phải chăng là cách để CLV bộc lộ dòng cảm xúc của mình?Trong một bài thơ khác , ông cũng từng viết :
“Tâm hồn tôi khi TQ soi vào
Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ
Con ngọc trai đêm hè đáy bể
Uống thuỷ triều bỗng sáng hạt châu”
(Chim lượn trăm vòng)
Như vâỵ,cùng với ý nghĩa biểu tượng của “con tàu” ,những lời hỏi đáp về TB,hỏi và tự đáp, đáp bằng câu hỏi,nhà thơ như muốn tư nhắc nhở,tự giải toả, tự củng cố niềm tin cho chính bản thân mình.
2. Bốn câu đề từ có hai lần đồng nhất :Lần đầu nhà thơ đồng nhất “lòng ta ” với những “con tàu” ,lần thứ hai lại đồng nhất “tâm hồn ta ”với “TB”. Điều này có gì mâu thuẫn chăng?
+Khi đồng nhất tâm hồn với con tàu,sự đồng nhất ấy nhằm nhấn mạnh khát vọng to lớn,khả năng chiếm lĩnh hiện thực và sự mở rộng hồn thơ .Còn khi đồng nhất tâm hồn với TB ,là một cách hình tượng hoá kết quả sự trau luyện tâm hồn ,kết quả của quá trình hoà nhập vào nhân dân .
+Như vậy,con tàu là hiện thân của phương tiện ,của con đường vươn tới chân lí đời sống ,còn TB là hiện thân cho mục đích đã đạt được,cho tầm cao đã vươn tới.Hai hình ảnh có tác dụng khơi sâu niềm suy tưởng của nhà thơ , đẩy niềm suy tưởng ấy đến tận cùng.
Bởi vậy cái điều tưởng chừng như nghịch lí khi tâm hồn đã hoá những con tàu lại cũng có thể là TB ấy lại nói lên một quy luật của tâm lí của đời sống tâm hồn con người, đó là cái sự thật của nội tâm dưới cái vẻ ngoài dường như vô lí kia .






 
0

0393890738

Trong sổ tay của Chế Lan Viên, có viết “Bài thơ thu, anh làm một nửa mà thôI còn một nửa cho mùa thu làm lấy”. “Một nửa anh làm” tức là cái dấu ấn sáng tạo của riêng anh, “một nửa mùa thu tự làm lấy” tức là hiện thực tươi rói của cuộc đời tràn vào thơ anh. Bài thơ Tiếng hát con tàu của tác giả thể hiện khá rõ nét quan điểm nghệ thuật đó. Đặc biệt là khổ thơ làm đề từ:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?
Mặc dù bài thơ có liên quan đến sự kiện kinh tế xã hội. Cuộc vận động nhân dân miền xuôI lên xâu dựng kinh tế miền núi. Sự kiện ấy là điểm xuất phát gợi cảm hứng cho biết bao nhà thơ, nhà văn. Nó gợi về trong tâm hồn nhà thơ những tình cảm thắm thiết và những kỉ niệm sâu nặng với nhân dân, đất nước và lời kêu gọi lên miền Tây trở thành lời giục giã, mời gọi những tâm hồn thơ đến với đời sống cần lao và rộng lớn của nhân dân. Từ một vấn đề kinh tế – xã hội bài thơ mở ra những suy tưởng sâu rộng về cuộc sống và nghệ thuật.
Tiếp xúc với bài thơ trước hết ta tiếp xúc với tựa đề của nó “Tiếng hát con tàu”, một nhan đề mang ý nghĩa biểu tượng. Sự thật thì chưa hề có con tàu và đường tàu nào lên Tây Bắc. Con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng ra đI đến những miền xa xôi, đến với nhân dân đất nước và cũng là đến với những ước mơ , những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật, đến với cuộc đời rộng lớn..
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi:
Ngoài cửa ô! Tàu đói những vành trăng
Nói đến con tàu là nói đến sự ra đi, nói đến quá trình vượt qua những không gian bao la để đến với hạnh phúc và ước nguyện. Phải chăng con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng cởi trói tâm hồn mình ra hướng gió trong trời đất bao la hoà mình vào cuộc sống tìm đến bể lớn cần lao của nhân dân hát mãi khúc hát lên đường của tác giả. Đến với nhân dân là đến với những niềm vui vô tận của cuộc đời: niềm vui được xây dựng, được góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc sống chung của mọi người nơi những miền xa xôi của Tổ quốc. Tây Bắc không riêng gì Tây Bắc mà nó còn là tổ quốc bao la, là đất mẹ đang ngày đêm cần những đứa con đến để xây dựng. Chính nơi xa nôi mênh mông ấy là đời sống cần lao và chiến đâu đầy gian khổ nhưng cũng đầy tình nghĩa đồng bào.
Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi sao chửa ra đi
Chằng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
Thơ cũng như nghệ thuật nói chung bắt nguồn từ hiện thực. KHông có hiện thực đẹp đẽ của cuộc đời thì không có thi ca. Vì vậy thơ phảI hướng tớ hiện thực của cụoc đời. Và cuộc đời mà thơ hướng tới phảI là cuộc đời mạnh mẽ và rộng lớn. Không có sức mạnh vô hình nào có thể ngăn cách thơ và hiện thực bởi lẽ thơ là phương thức trữ tình, là tiếng hát của con tim. Nó xác lập mổiung cảm giữa con người và cuộc sống, tạo ra những âm hưởng ngọt ngào vào lòng người đọc. Chính vì vậy “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát trăn trửo say sưa tràn đầy phấn khởi của một tâm hồn khoẻ khoắn, khoáng đạt bộc lộ khát vọng của chính mình. Tâm hồn ấy có lúc “muốn là vì sao le lói ở trời xa” đã “ đóng kính phòng văn hì hục viết” để “nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày “ giờ đây đang phá cái lồng chật chội của cá nhân để dang cánh bay thẳng vào bâu trời “nhân đân” đi từ “thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” chính cái phút bừng sáng ấy lại biến hồn thơ Chế Lan viên thành con tàu. Và người đọc bị cuốn hút ngay vào sự khẩn trương giục giã như chính nhịp điệu của con tàu đi. Nghệ thuật quán xuyến tâm lí của Chế Lan Viên là chỗ đó.
Tư tưởng của bài thơ còn được biểu hiện thêm trong bốn câu đề từ:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
“Đề từ” là tấm biển chỉ đường hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả, vào tư tưởng của gác phẩm. Hình thức sáng tạo có đề từ như thế này không phải riêng Chế Lan Viên có mà đã có rất nhiều người chú ý. Tố Hun đã lấy câu thơ trong Mẹ Tơm làm đề từ cho cả tập thơ Gió Lộng
“Gió lộng đường khơi rộng đất trời” hay Huy Cận đã đề từ bài Tràng giang của mình bằng câu: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Khơi nguồn cảm hứng cho tác giả trong quá trình sáng tạo. Cảm hứng đó được phát triển trong toàn bộ bài thơ.
ở đây, với Chế Lan Viên đề từ này cũng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả nhưng nó có những cái hay riêng của nó
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
Bài thơ là lời mời gọi lên Tây Bắc xâu dựng kinh tế – xã hội như một khúc hát lên đượng lở đây, Chế Lan Viên không giới hạn bài thơ của mình ở mục đinchs vận động tuyên truyền cho một chủ trương chính sách cụ thể, bài thơ còn mang ý nghĩa khái quát sâu rộng về đời sống và chân lí nghệ thuật. Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, hoà bình được lập lại, nơi nơi đang cất lên tiếng hát xây dựng theo tiếng gọi của Đảng của Bác Hồ. Các thế hịe nhà văn đã xem văn hoá nghệ thuật là một mặt trận và lấy cuộ sống hiện thực để làm đề tài sáng tác. Hoà mình vào dòng thác ấy: nhiều nhà thơ nhà văn đã xung phong đi đầu…và trong đó có Chế Lan Viên. Nếu như trước kia Nam Cao cho rằng : “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối…nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than” tức là ông muốn đặt vấn đề cuộc sống lên trên văn chương. ở đây, Chế Lan Viên cũng nói “ Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép” tức là anh phải mở rộng lòng mình đón nhận hiện thực cuộc sống. Nghệ thuật đâu phải tự nó đến mà có thể nảy sinh khi người nghệ sĩ mở lòng ra đón nhận và hoà nhập vào cuộ đời rộng .Chế Lan Viên cũng chỉ rõ : nếu lòng anh đã hoá những con tàu và tiếng hát con tàu đã hoà nhập cùng khúc hát của bốn bề tổ quốc thì chính là lúc ngừoi nghệ sĩ có thể soi mình vào đấy mà thấy đựơc cả đất nước nhân dân
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.
Trong Chim lượn trăm vòng Chế Lan Viên đã diễn tả hình tượng này
Tâm hồn tôi khi Tổ quốc soi vào
Thấy ngàn núi trăm sông diễm lệ.
Nghĩ là Chế Lan Viên đã “ cho hồn” mình hoà vào cuộc sống vươn tới cuộc sống hay nói đúng hơn nhà thơ đã ý thức được về vai trò quyết định của đời sống với văn chương cũng như không hề coi nhẹ vai trò của chủ thể nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuạt. Tóm lại phảI để cho “cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng” và nhà văn là bến bờ đón nhận những lớp sóng ấy
Câu thơ:
-Lòng ta đã hoá những con tàu
-Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
Nghe kì lạ nhưng thực ra chúng thống nhất một cách biện chứng với nhau. Bởi lữ có sự thống nhất giữa ngoại cảnh và nội tâm “hướng nội” và “hướng ngoại”.
Như vậy qua Tiếng hát con tàu và đặc biệt là khổ thơ đề từ tác giả đã thể hiện khá rõ nét những quan niệm của mình về đời sống cũng như chân lí nghệ thuât. Cũng như “đời đã ngân lên tiếng thơ, phù sa đời đã làm tươi tốt cho thơ” và “chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”.
 
Top Bottom