T
thuyan9i
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Thế nào là tiếng cười đẳng cấp?
(24h) - Cười mà như không cười, không cười mà lại gây cười, ấy mới là "đẳng cấp thực thụ", đẳng cấp... chui tụt vào trong?
Một nhà văn hào tây phương có nói: "Ðông là Ðông, Tây là Tây. Ðông và Tây không bao giờ gặp nhau".
Nhà văn Phùng Tất Ðắc của Việt Nam cũng đã viết một câu chuyện vô lý về Ðông và Tây. Người phương Tây khi gặp nhau thì bắt tay nhau, người phương Ðông thì tay mình lại bắt tay mình. Tây ăn súp trước, ta ăn canh sau. Ta cắt trái cây hay gọt khoai, quay lưỡi dao ra, Tây quay trở vào... Ôi! Còn một ngàn lẻ một thứ mà Ðông và Tây chẳng có thể bao giờ lại gặp nhau.
Nhưng nói về cái cười thì Ðông và Tây ưa gặp nhau lắm. Cái cười đã đi vào chuyện quốc tế, trừ những truyện cười mà người ta thích dùng lối chơi chữ, kiểu như: chữ "vợt" trên băng rôn "Chào mừng quý vị đến với cuộc thi quần vợt mở rộng" bỗng dưng bị rơi mất chữ "t" do trời mưa, có thể thành một truyện cười ở Việt Nam, nhưng nếu dịch sang tiếng nước ngoài thì phải "cải biên" nhiều lắm.
Nhưng cũng có nhiều chuyện cười mà Ðông - Tây gặp nhau một cách bất ngờ. Cái hóm hỉnh của phương Ðông và cái láu cá của phương Tây, hai cái như hai răng cưa, ăn khớp với nhau lắm.
Sau đây là hai chuyện:
Chuyện ở phương Tây:
Trong một bệnh xá, một phòng có ba người. Ba giường nằm song song với nhau, có ba anh bệnh nhân nằm. Mỗi ngày bác sĩ đi khám bệnh một lần.
Ba ngày trôi qua... Tới ngày thứ tư, bác sĩ vừa đến thì anh nằm giường thứ ba năn nỉ đòi bác sĩ cho ra nằm giường ngoài cùng. Bác sĩ lấy làm lạ, hỏi:
- Nằm giường nào mà không được. Tôi khám bệnh thì ai cũng vậy, đâu có phải là khám giường thứ nhất kỹ hơn giường thứ ba đâu.
Bệnh nhân mếu máo:
- Dạ, thưa bác sĩ, không phải như vậy. Anh nằm giường thứ nhất mắc bệnh lậu, anh nằm giường thứ hai mắc bệnh trĩ. Còn tôi thì đau cổ họng... Mỗi lần bác sĩ khám bệnh anh lậu, nắn bóp anh trĩ rồi mới ra khám tôi. Ghê người lắm. Xin bác sĩ cho tôi được đổi ra giường ngoài cùng để được khám đầu tiên.
Ðó là chuyện bên Tây. Còn chuyện phương Ðông là chuyện Ðông Phương Sóc:
Trong triều đình, hoàng đế và bá quan văn võ đang bàn luận về chuyện tướng số. Tất cả xem cho nhau. Tất nhiên là tướng của hoàng đế phải là tướng trùm thiên hạ. Rồi đến quan thừa tướng... Bao nhiêu những tướng số bần cùng đều chia cho những thằng lính thị vệ...
Ðấy chỉ là tướng về vinh hoa phú quý. Còn về tướng sống lâu, tất cả đều mù mờ... Có những thằng cùng đinh áo rách thì sống đến già khọm. Có những kẻ đứng trên đầu trên cổ thiên hạ thì vừa quá thập tam đã vội chết đi. Ðông Phương Sóc là một viên quan nhỏ, nhưng tài xỏ lá thì không ai bằng. Ông góp ý kiến:
- Tôi được đọc một cuốn sách tướng số, thấy rằng ai có cái xương sống lưng dài, thò ra ngoài và cong cong về phía hậu môn thì người đó sống lâu.
Ui cha! Nghe như vậy, ai cũng vội kiểm soát lại con người. Từ hoàng đế cho tới lính thị vệ, ai cũng đưa tay ra phía sau lưng, cho bàn tay vào trong quần để xem cái xương sống của mình. Cứ cố móc, móc mãi xem nó có thò dài ra, nó có cong cong, khum khum vào không... Triều đình thật là vui. Vua, quan, lính đều làm cái công việc móc này.
Ðợi khi vua quan đã làm xong công việc kiểm soát xương sống lưng, Ðông Phương Sóc lại nói tiếp:
- Trong sách lại còn nói về cái tướng răng. Thường thường thì người ta có ba mươi cái răng. Những người sống lâu thì số răng nhiều hơn. Người nào có ba mươi sáu cái răng thì kể như kẻ đó sông đủ trăm tuổi...
Cả triều đinh lại thò tay vào mồm đếm răng. Ðếm thật kỹ, ở tận sâu trong cùng xem có đếm sót cái răng nào không. Ðếm đi, đếm lại mãi.
Dĩ nhiên, những việc trên, Ðông Phương Sóc không tham dự.
(24h) - Cười mà như không cười, không cười mà lại gây cười, ấy mới là "đẳng cấp thực thụ", đẳng cấp... chui tụt vào trong?
Một nhà văn hào tây phương có nói: "Ðông là Ðông, Tây là Tây. Ðông và Tây không bao giờ gặp nhau".
Nhà văn Phùng Tất Ðắc của Việt Nam cũng đã viết một câu chuyện vô lý về Ðông và Tây. Người phương Tây khi gặp nhau thì bắt tay nhau, người phương Ðông thì tay mình lại bắt tay mình. Tây ăn súp trước, ta ăn canh sau. Ta cắt trái cây hay gọt khoai, quay lưỡi dao ra, Tây quay trở vào... Ôi! Còn một ngàn lẻ một thứ mà Ðông và Tây chẳng có thể bao giờ lại gặp nhau.
Nhưng nói về cái cười thì Ðông và Tây ưa gặp nhau lắm. Cái cười đã đi vào chuyện quốc tế, trừ những truyện cười mà người ta thích dùng lối chơi chữ, kiểu như: chữ "vợt" trên băng rôn "Chào mừng quý vị đến với cuộc thi quần vợt mở rộng" bỗng dưng bị rơi mất chữ "t" do trời mưa, có thể thành một truyện cười ở Việt Nam, nhưng nếu dịch sang tiếng nước ngoài thì phải "cải biên" nhiều lắm.
Nhưng cũng có nhiều chuyện cười mà Ðông - Tây gặp nhau một cách bất ngờ. Cái hóm hỉnh của phương Ðông và cái láu cá của phương Tây, hai cái như hai răng cưa, ăn khớp với nhau lắm.
Sau đây là hai chuyện:
Chuyện ở phương Tây:
Trong một bệnh xá, một phòng có ba người. Ba giường nằm song song với nhau, có ba anh bệnh nhân nằm. Mỗi ngày bác sĩ đi khám bệnh một lần.
Ba ngày trôi qua... Tới ngày thứ tư, bác sĩ vừa đến thì anh nằm giường thứ ba năn nỉ đòi bác sĩ cho ra nằm giường ngoài cùng. Bác sĩ lấy làm lạ, hỏi:
- Nằm giường nào mà không được. Tôi khám bệnh thì ai cũng vậy, đâu có phải là khám giường thứ nhất kỹ hơn giường thứ ba đâu.
Bệnh nhân mếu máo:
- Dạ, thưa bác sĩ, không phải như vậy. Anh nằm giường thứ nhất mắc bệnh lậu, anh nằm giường thứ hai mắc bệnh trĩ. Còn tôi thì đau cổ họng... Mỗi lần bác sĩ khám bệnh anh lậu, nắn bóp anh trĩ rồi mới ra khám tôi. Ghê người lắm. Xin bác sĩ cho tôi được đổi ra giường ngoài cùng để được khám đầu tiên.
Ðó là chuyện bên Tây. Còn chuyện phương Ðông là chuyện Ðông Phương Sóc:
Trong triều đình, hoàng đế và bá quan văn võ đang bàn luận về chuyện tướng số. Tất cả xem cho nhau. Tất nhiên là tướng của hoàng đế phải là tướng trùm thiên hạ. Rồi đến quan thừa tướng... Bao nhiêu những tướng số bần cùng đều chia cho những thằng lính thị vệ...
Ðấy chỉ là tướng về vinh hoa phú quý. Còn về tướng sống lâu, tất cả đều mù mờ... Có những thằng cùng đinh áo rách thì sống đến già khọm. Có những kẻ đứng trên đầu trên cổ thiên hạ thì vừa quá thập tam đã vội chết đi. Ðông Phương Sóc là một viên quan nhỏ, nhưng tài xỏ lá thì không ai bằng. Ông góp ý kiến:
- Tôi được đọc một cuốn sách tướng số, thấy rằng ai có cái xương sống lưng dài, thò ra ngoài và cong cong về phía hậu môn thì người đó sống lâu.
Ui cha! Nghe như vậy, ai cũng vội kiểm soát lại con người. Từ hoàng đế cho tới lính thị vệ, ai cũng đưa tay ra phía sau lưng, cho bàn tay vào trong quần để xem cái xương sống của mình. Cứ cố móc, móc mãi xem nó có thò dài ra, nó có cong cong, khum khum vào không... Triều đình thật là vui. Vua, quan, lính đều làm cái công việc móc này.
Ðợi khi vua quan đã làm xong công việc kiểm soát xương sống lưng, Ðông Phương Sóc lại nói tiếp:
- Trong sách lại còn nói về cái tướng răng. Thường thường thì người ta có ba mươi cái răng. Những người sống lâu thì số răng nhiều hơn. Người nào có ba mươi sáu cái răng thì kể như kẻ đó sông đủ trăm tuổi...
Cả triều đinh lại thò tay vào mồm đếm răng. Ðếm thật kỹ, ở tận sâu trong cùng xem có đếm sót cái răng nào không. Ðếm đi, đếm lại mãi.
Dĩ nhiên, những việc trên, Ðông Phương Sóc không tham dự.