Tiếng anh _ ko khó chút nào

K

kimcuong09

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:)Nghe nói tiếng Anh với nhiều bạn quả thực còn khó hơn đọc, viết tiếng Anh. Bạn có thể nắm chắc ngữ pháp, từ vựng, văn phong tiếng Anh nhưng khi nói chuyện với một người bản ngữ, bạn vẫn bị ù tai vì không nghe kịp, thật khó hiểu và đương nhiên sẽ khó mà tiếp tục câu chuyện. VietnamLearning sẽ giúp bạn khám phá 7 bí mật để bạn thấy để nghe nói được như một công dân Anh hoàn toàn không khó chút nào!
Bí mật số 1: Trọng âm của từ
Trọng âm từ là chìa khoá vàng đầu tiên để bạn nghe hiểu và nói được tiếng Anh như một người bản ngữ. Nắm được trọng âm từ là cách tốt nhất để bạn hiểu được tiếng Anh nói, nhất là khi nói nhanh như hai người bản ngữ trò chuyện với nhau. Vậy trọng âm từ là gì?
Hãy lấy ví dụ với 3 từ: photograph, photographer và photographic. Liệu nó có giống nhau khi bạn phát âm? Hoàn toàn không bởi mỗi âm tiết trong mỗi từ có độ nhấn âm khác hẳn nhau (được nhấn mạnh hơn những âm tiết còn lại).
PHOtograph
phoTOgrapher
photoGRAPHic

Trọng âm có ở mọi từ có từ hai âm tiết trở lên: TEACHer, JaPAN, CHINa, aBOVE, converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND, etCETera, etCETera, etCETera.
Những âm tiết không được nhấn mạnh là những âm “yếu”, âm “nhỏ” hoặc âm “câm”. Người bản ngữ thường chỉ nghe trọng âm và bỏ qua những âm “yếu”. Nếu bạn học cách sử dụng trọng âm trong khi nói tiếng Anh, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được phát âm tiếng Anh của mình và tự động hiểu những điều nghe được. Hãy tập trung tìm trọng âm bất cứ lúc nào bạn nghe tiếng Anh: trên đài, trong phim, nghe nhạc… Bước đầu hãy nghe trọng âm và phân biệt trọng âm, sau đó bạn sẽ sử dụng được nó.
Bí mật số 2: Trọng âm của câu
Trọng âm câu là chiếc chìa khoá thứ hai giúp bạn giao tiếp tiếng Anh như một người bản ngữ. Với trọng âm câu, nhiều từ trong một câu sẽ được nhấn âm hơn những từ khác. Hãy xem xét câu sau:
We want to go.
Bạn có phát âm mọi từ của câu với âm lượng như nhau không? Tất nhiên là không. Chúng ta sẽ phát âm những từ quan trọng với âm lượng lớn hơn những từ còn lại. Vậy những từ quan trọng trong câu trên là từ nào? Chính là WANT và GO.
We WANT to GO.
We WANT to GO to WORK.
We DON'T WANT to GO to WORK.
We DON'T WANT to GO to WORK at NIGHT.

Với mỗi câu, bạn sẽ phải học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng. Người bạn ngữ thường chỉ nghe những từ quan trọng mà hiểu được cả câu. Và bạn cần hiểu về trọng âm cầu và học cách sử dụng chính xác để có thể nghe hiểu được ngay cả khi người đối diện đang nói với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Trọng âm câu cực kỳ quan trọng.
Bí mật số 3: Nghe! Nghe! Và nghe
Nhiều bạn nói rằng: “Tôi không nghe đài BBC vì nó nói nhanh quá, không nghe được mấy nên chả hiểu gì”. Nếu thế thì thật đáng tiếc! Chính vì nó quá nhanh với bạn, bạn không hiểu được nội dung nên bạn cần phải nghe. Bạn sẽ không thể tiến bộ được nếu bạn không chịu tập luyện nghe.
Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn có hiểu được ngôn ngữ của mình không? Khi bạn 3 tuần tuổi, 4 tháng tuổi hay 1 năm tuổi, bạn có hiểu được mọi thứ xung quanh không? Chắc chắn là không. Nhưng bạn đã bắt đầu học để hiểu bằng cách nghe. Bạn đã học ngôn ngữ của chính mình bằng cách nghe 24h mỗi ngày. Sau đó bạn bắt đầu học nói, rồi học đọc, và học viết. Nhưng đầu tiên là phải học nghe.
Muốn sử dụng tiếng Anh như một người bản ngữ, bạn hãy học như một đứa trẻ bắt đầu học ngôn ngữ mẹ đẻ.
Bí mật số 4: Đừng nghe!
Bí mật số 3 thì phải nghe thật nhiều, bí mật số 4 lại nói đừng nghe. Thế là sao nhỉ?
Bạn có biết sự khác biệt giữa động từ to Listen và to Hear? To Listen là chủ động. To Hear là bị động. Nhiều khi bạn đã Listen quá chăm chú. Bạn quá cố gắng để nghe. Nhưng nhiều lúc chỉ cần Hear thôi lại tốt hơn. Hãy bật đài, TV, nhưng bạn đừng cố Listen, bạn hãy Hear một cách thư giãn. Khi đó tiềm thức của bạn sẽ nghe hộ bạn. Bạn vẫn đang học một cách vô thức. Còn nếu bạn cố nghe, cố để hiểu, bạn có thể vấp phải nhiều từ mới, nhiều từ không nghe được và trở nên nản lòng. Cách tốt hơn là hãy bật các chương trình tiếng Anh trên đài, TV và bạn không cần làm gì cả. Bộ não sẽ Hear giúp bạn. Tiềm thức sẽ Listen giúp bạn. Và bạn sẽ học được rất nhiều.
Những điều bí mật tưởng rất đơn giản nhưng có lẽ bây giờ bạn mới biết. Hãy lưu ý học theo 4 bí quyết này,
Cái này tui tim đc nhưng quên mất nguồn rùi, thấy hay thì post lên mọi người cung xem:p
Chúc bn học tốt vs phương pháp này@};-
 
K

kimcuong09

các bn ơi tui mún nói chiện vs ng nc ngoài thj cần lưu ý điều j` ? Khi nói mà vấp ko hỉu họ nói jì thì xủ lí sao, liệ ng` ta có khó chịu khj nói dzới mình ko ?
 
K

kimcuong09

để yêu tiếng anh

1. Phải đặt ra cho mình một mục tiêu. Học để làm gì? Học giỏi đến cỡ nào là vừa (dịch, nói chuyện hay dành cho học thuật) ?

2. Cố gắng học đều đặn, ngày nào cũng học dù đó là ngày lễ hay nghỉ hè. Học mỗi ngày một ít, thực tập những điều đã biết và học thêm những điều mới.

3. Khi đạt được một tiến bộ mới cũng nên tưởng thưởng cho mình.

4. Tìm một người đã rất thành công trong việc học ngoại ngữ để học hỏi kinh nghiệm.

5. Đừng e ngại. Phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để học tập tiếng Anh.

6. Cố gắng đọc dù đọc một cuốn sách dành cho trẻ con hay một đoạn trong bài báo.

7. Đừng bao giờ chán nản. Học ngoại ngữ giống như tập đi xe đạp, phải ngã vài lần rồi mới thành công. Cố gắng tạo niềm vui trong học tập.
 
K

kimcuong09

Từ vựng nữa nè

:)
1. Hãy học những từ có liên quan đến nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.

2. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.

3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.

4. Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.

5. Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.

6. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.

7. Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.

8. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.

9. Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.

10. Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới. Nếu biết cách “chế biến” thì bạn sẽ có một “món” từ vựng ngon lành và bổ dưỡng đó.:D
 
H

haduyen9x

hay đó nhỉ.tuy mình học khối c nhưng mình rất thích học tiếng anh không chỉ vì tính thông dụng của

nó mà còn tính thú vị nữa .nghe các bạn kể mình lại càng thích học hơn nữa.tuy dành nhiều thời gian cho môn học thi đại học

nhiều không có thời gian dành cho học tiếng anh nhưng bây giờ mình sẽ học tiếng anh nhiều hơn nữa,coi nó như ngôn ngữ cần

thiết để giao tiếp hằng ngày và phục vụ việc học. cho dù bạn học khối nào cũng đùng bỏ tiếng anh nhé!
 
Top Bottom