Toán 12 Tích phân hàm chẵn lẻ

Tiến Phùng

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
27 Tháng mười 2018
3,742
3,705
561
Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Nhắc lại: Cho hàm f(x), nếu trên tâp xác định D của f(x), ta lấy x thuộc D thì -x cũng thuộc D:
- f(x) là hàm chẵn nếu f(x)=f(-x)
-f(x) là hàm lẻ nếu f(x)=-f(-x)

Do tính chất hàm chẵn lẻ, ta có:

- Nếu f(x) là hàm chẵn, thì: [tex]\int_{-a}^{a}f(x)dx=\int_{-a}^{a}f(-x)dx=2\int_{0}^{a}f(x)dx[/tex]
- Nếu f(x) là hàm lẻ, thì: [tex]\int_{-a}^{a}f(x)dx=0[/tex]

Một số ví dụ về bài toán tích phân hàm ẩn chẵn lẻ:
1.
Cho f(x) thỏa mãn f(x) và f(-x) liên tục trên R, đồng thời: [tex]2f(x)+3f(-x)=\frac{5}{x^2+1}[/tex]. Tính gía trị của [tex]I=\int_{-2}^{2}f(x)dx[/tex].

Giải: Ở đề bài không hề cho f(x) là hàm chẵn, nhưng ở đây vẫn xếp vào dạng chẵn lẻ, bởi vì ở tích phân có tính chất: [tex]\int_{-a}^{a}f(x)dx=\int_{-a}^{a}f(-x)dx[/tex] ( dù không cần f(x) chẵn, vẫn có tính chất đó).

Chứng minh: đặt [TEX]x=-t=>dx=-dt[/TEX], đổi cận, ta được:
[tex]\int_{-a}^{a}f(x)dx=-\int_{a}^{-a}f(-t)dt=\int_{-a}^{a}f(-t)dt=\int_{-a}^{a}f(-x)dx[/tex]

Giờ áp dụng điều này, cùng với giả thiết:
ta có: [tex]5I=\int_{-2}^{2}5f(x)dx=\int_{-2}^{2}2f(x)+3f(-x)d=\int_{-2}^{2}\frac{5}{x^2+1}dx[/tex]

=>[tex]I=\int_{-2}^{2}\frac{1}{x^2+1}dx=arctanx|_{-2}^2=2arctan2[/tex]

2. Cho f(x) là hàm số lẻ và liên tục trên R. Biết [tex]\int_{0}^{2}f(-x)dx=2;\int_{1}^{2}f(-2x)dx=4.[/tex]. Tính:
[tex]I=\int_{0}^{4}f(x)dx[/tex]

Giải: Trước tiên ta thấy cận dữ kiện khác với cận của I. Thứ 2 là có 1 dữ kiện là f(-x), 1 là f(-2x), như vậy chưa bàn đến cận, ta phải chuyển nó hết về f(x) cái đã.
- Với [TEX]I_1=\int_{0}^{2}f(-x)dx=2[/TEX], đặt -x=t=>-dx=dt, đổi cận, thu được:
[tex]I_1=\int_{0}^{2}f(-x)dx=-\int_{0}^{-2}f(t)dt=\int_{-2}^{0}f(t)dt=\int_{-2}^{0}f(x)dx=2[/tex]

- Với [TEX]I_2=\int_{1}^{2}f(-2x)dx=4[/TEX], làm tương tự như với [TEX]I_1[/TEX], đặt -2x=t, ta sẽ thu được kết quả: [tex]I_2=\int_{-4}^{-2}\frac{f(x)}{2}dx=4=>\int_{-4}^{-2}f(x)dx=8[/tex]

Như vậy, sau khi đổi cận, ta thấy cận đã liên tiếp từ -4 đến 0. Ngược dấu với 2 cận của I. Ta lại đổi biến:
Đặt x=-t, biến đổi tương tự, ta có [tex]I=\int_{0}^{4}f(x)dx=\int_{-4}^{0}f(-x)dx[/tex]

Theo đề cho f(x) là hàm lẻ =>f(x)=-f(-x)=>[TEX]I=-\int_{-4}^{0}f(x)dx[/TEX]

Vậy I=[tex]-(\int_{-4}^{-2}f(x)dx+\int_{-2}^{0}f(x)dx)=-10[/tex]

3. Cho f(x) là hàm số chẵn trên R, và k>0. Tính [tex]I=\int_{-a}^{a}\frac{f(x)}{1+e^{kx}}dx[/tex]

Giải: Đây là 1 câu thường gặp trong các đề thi thử, và có nhiều biến thể, nhưng chung quy đều có f(x) trên tử, và [TEX]1+a^{kx}[/TEX] dưới mẫu. Ta luôn xử lí như sau:
Đặt x=-t=>dx=-dt, đổi cận, thu được tích phân:
[tex]I=\int_{-a}^{a}\frac{f(-x)dx}{1+e^{-kx}}=\int_{-a}^{a}\frac{f(-x)e^{kx}}{1+e^{kx}}dx[/tex]

Do f(x) là hàm chẵn nên ta có: [tex]I=\int_{-a}^{a}\frac{f(-x)e^{kx}}{1+e^{kx}}dx=\int_{-a}^{a}\frac{f(x)e^{kx}} {1+e^{kx}}dx[/tex]

Lúc này, lấy I+I, ta có:
[tex]2I=\int_{-a}^{a}\frac{f(x)e^{kx}}{1+e^{kx}}dx+\int_{-a}^{a}\frac{f(x)}{1+e^{kx}}dx=\int_{-a}^{a}\frac{f(x)(e^{kx}+1)}{e^{kx}+1}dx=\int_{-a}^{a}f(x)dx=2\int_{0}^{a}f(x)dx[/tex]

=> [TEX]I=\int_{0}^{a}f(x)dx[/TEX]

4. Tính tích phân: [tex]I=\int_{\frac{-\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}\frac{sinx}{\sqrt{x^2+1}-x}dx[/tex]

Giải: ở bài này nếu dùng từng phần thì rõ ràng quá phức tạp, hoặc không ra, ta thấy mẫu khi liên hợp sẽ đẹp, nên ta thử liên hợp được:
[tex]I=\int_{\frac{-\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}\frac{sinx(\sqrt{x^2+1}+x)}{x^2+1-x^2}dx=\int_{\frac{-\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}sinx\sqrt{x^2+1}dx+\int_{\frac{-\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}xsinxdx[/tex]

Lúc này ta nhận thấy: [tex]f(x)=sinx\sqrt{x^2+1}[/tex] là hàm lẻ, vì nó liên tục trên R, và :[tex]f(-x)=-sinx\sqrt{x^2+1}=-f(x)[/tex]. Do đó, theo tính chất hàm lẻ, [TEX]\int_{\frac{-\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}sinx\sqrt{x^2+1}dx=0[/TEX]

Vậy tích phân cần tính chỉ là tích phân: [tex]\int_{\frac{-\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}xsinxdx[/tex]. Ta có thể dễ dàng tính được nó bằng tích phân từng phần.
 
Top Bottom