Thuyết minh

O

o0trangnhung_cunyeu0o

Từ xa xưa , dân tộc Việt Nam ta đã nổi tiếng với nhiều trò chơi dân gian. Và bây giờ , với thời đại tiếng bộ của khoa học kĩ thuật , người người bị cuốn vào dòng bận rộn của nhịp sống xã hội thì những thú vui này trở nên có ý nghĩa lớn lao, đặc biệt là trò chơi thả diều.

Thả diều là trò chơi dân gian được ông cha ta áp dụng vào đời sống từ nghìn đời nay. Đó là một thú vui tao nhã , một thú tiêu khiển tinh tề đã góp phần hình thành nên một bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Việt chúng ta.
Diều được làm từ những chất liệu khác nhau (như giấy , vải , nilon...) nhưng được ưa chuộng nhất hiện nay là diều làm bằng vải. Với nhiều kích thước và màu sắc đa dạng , cộng thêm những hình ảnh đặc trưng người chơi sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một con diều vừa ý.
Thả diều là trò chơi dựa theo sức nâng của gió , bởi thế để thực hiện được một trào thả diều , trước tiên, ta phải lựa chọn địa điểm. Địa điểm lí tưởng để thả diều đó có thể là một bãi cỏ hoặc đồng ruộng - nơi có đất bằng rộng rãi ; không vướng cây cối ; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt , nơi đó phải có gió nhẹ
Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân , người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như qui trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia.
Cách làm diều đơn giản nhất qua các bước sau:
- vuốt hai nan tre dài khoảng 40-50 cm.

- cắt một miếng giấy hình vuông khoảng 20 x 20 cm hoặc hơn.
- cắt hai dải giấy có đầu nhọn dài khoảng 30-30 cm làm cánh hay tai, đầu to chỉ khoảng 2-3 cm.
- cắt dãi và làm 2 dải giấy dài khoảng 200-300 cm để làm đuôi. Bề ngang khoảng 2-3 cm
- đặt miếng giấy hình vuông lên bàn; dùng một nan tre làm xương sống đúng bằng cạnh xéo của hình vuông; dùng giấy nhỏ dán xương sống đó vào giấy.
- hai bên xương sống có hai đầu vuông, gấp hai bên lại một ít và bôi hồ vào
- dùng nan tre còn lại làm hình cung; bẻ hình cung cho khéo và hai đầu cung đó dán vào hai phần đã gấp ở trên; giữ phần gấp đó cho đến khi khô.
dùng các miếng giấy nhỏ dán lại nan hình cung vào miếng giấy vuông.
- cột cọng dây phía dưới bụng vào xương sống và nối vào sợi dây dài để neo chiếc diều khi bay.- dán hai dải hai tai vào 2 đầu của nan hình cung
- dán hai dải đuôi vào phía đuôi.
Thả diều là một trò chơi bổ ích và lí thú đối với mỗi người chúng ta
CHỊ LÀM NHƯ THẾ NÀY CÒN CÓ J EM BỔ SUNG THÊM NHA
 
O

o0trangnhung_cunyeu0o

Em cũng có thể thuyết minh về trò chơi khác được mà
nhân dân ta có nhiều trò chơi lắm

Không rõ từ bao giờ, trò chơi dân gian được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động và sinh hoạt của người dân Việt Nam. Đó không đơn giản chỉ giúp con người có được phút giây thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả mà còn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa mỗi người.

Nhắc tới trò chơi dân gian, có lẽ trẻ em là đối tượng được nói tới nhiều nhất bởi đối với các em cuộc sống không thể thiếu những trò chơi. Ta vẫn hình dung tới hình ảnh bọn trẻ hay tụm năm tụm ba dưới gốc cây đa, trong sân đình hay ngoài triền đê để chơi trò trốn tìm, chơi bi, trận giả, rồng rắn lên mây... Đôi khi, chỉ với những hòn sỏi, que tre, quả bòng, cỏ bông lau... mà tạo nên những trò chơi thật thú vị và không kém phần hồi hộp
_______________Chơi chuyền_______________
Trong trò chơi của trẻ em, bao giờ cũng đi kèm với những bài đồng dao trong sáng, nhẹ nhàng mà hóm hỉnh, dễ nhớ, dễ thuộc. Trẻ vừa chơi vừa hát theo câu ca, càng làm không khí của trò chơi thêm sôi nổi, náo nhiệt.

Đó là những câu ca trong trò Nu na nu nống, đám trẻ ngồi dàn thành hàng ngang hai chân duỗi ra phía trước. Một em lấy tay đập vào từng bàn chân theo nhịp từng từ của bài hát: Nu na nu nống/ Cái trống nằm trong/ Con ong nằm ngoài/ Củ khoai chấm mật/ Phật ngồi phật khóc/ Con cóc nhảy ra/ Con gà ú ụ/ Bà mụ thổi xôi/ Nhà tôi nấu chè/ Tè he chân rụt. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì em đó phải rụt nhanh, nếu không thì thua cuộc và phải chịu phạt như nhảy lò cò hay trồng cây chuối..
._______________Ô ăn quan_______________
Hay như trong trò Rồng rắn lên mây, bọn trẻ xếp hàng một, tay đứa sau nắm vạt áo đứa trước rồi tất cả lượn đi lượn lại như con rắn và bắt đầu hát: Rồng rắn lên mây/Có cây xúc xắc/Có nhà khiển binh/Hỏi thăm thầy thuốc/Có nhà hay không?

Còn trò Mèo đuổi chuột thì một em đóng làm mèo, một em đóng làm chuột còn tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay giơ cao quá đầu và hát: Mời bạn ra đây/Tay nắm chặt tay/ Đứng thành vòng rộng/ Chuột luồn lỗ hổng/ Mèo chạy đằng sau/ Thế rồi chú chuột/ Lại đóng vai mèo/ Co cẳng chạy theo/ Bác mèo hoá chuột.

Cứ thế, trò chơi càng trở nên cuốn hút và làm mọi người say mê bởi tính cộng đồng, yêu cầu xử lý nhanh nhạy, thông minh, vui nhộn.
_______________Rồng rắn lên mây_______________
Trò chơi dân gian không chỉ có những trò chơi phải vận động nhiều như: nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, nhảy ngựa... mà còn có rất nhiều trò đòi hỏi sự khéo léo như: đánh chuyền, đá cầu, bắn bi, thả diều..., sự dẻo dai như trong trò lộn cầu vồng, nhảy song phi... hay rèn luyện khả năng phán đoán, tính toán chính xác qua trò ô ăn quan, cơm canh rau muống... Có thể nói, mỗi trò chơi dân gian lại mang một sắc thái riêng, phù hợp với từng sở thích, tính cách khác nhau của mỗi người. Do vậy, trẻ em chơi suốt ngày cũng không thấy cháN
Với trẻ em, ngày Tết Trung thu cũng là một dịp để được tham gia vào những trò chơi dân gian. Vào đêm rằm Trung thu thì không gì sánh bằng trò chơi dùng lửa hoặc ánh sáng như rước đèn ông sao, đèn ***g, đèn cá chép... đẹp lộng lẫy và vô cùng huyền ảo. Đặc biệt nhất vẫn là đèn kéo quân, xoay tít mù với những hình người và vật lung linh. Còn vào ngày Tết Nguyên đán, trẻ em cũng được tham gia cùng người lớn các trò chơi dân gian khác như: nổ pháo đất, chọi gà,...

Có thể nói, trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện một nền văn hoá độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, sự khéo léo, rèn luyện sức khoẻ mà còn là bài học giúp trẻ hiểu và thêm yêu nền văn hóa dân tộc cũng như bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước
 
C

cuncon_baby

Em cảm ơn chị nhìu lém. với cái này có thể thuyết minh nhie7ù thể loại trong cùg 1 bai viết hok nhỉ
 
Top Bottom